Bài học kinh nghiệm đối với công quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 43)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với công quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB

trên địa bàn huyện Phú Bình

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của 2 huyện Đông Anh và Núi Thành, có thể rút ra các bài học sau cho huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên để nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách đối với đầu tư XDCB:

Một là, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, phê duyệt và quản lý cấp phát vốn, quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư XDCB từ NSNN.

Hai là, để nâng cao chất lượng quản lý trong quản lý đầu tư XDCB từ NSNN, bộ máy thực thi công tác quản lý cần được thường xuyên kiện toàn, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực này. Có cơ chế, hình thức thưởng phạt và xử lý nghiêm minh những vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây lãng phí, thất thoát nguồn lực tài chính cua Nhà nước.

Ba là, nâng cao chất lượng quản lý đối với công tác thanh toán, quyết toán với vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo hướng: chính xác, đúng chế độ, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, loại trừ các sai phạm gây thất thoát, lãng phí hay tham ô, tham nhũng. Quản lý đầu tư XDCB từ NSNN theo hướng nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán và thanh tra các khâu có liên quan đến việc đầu tư XDCB từ NSNN.

Bốn là, tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý Nhà nước về đầu tư từ NSNN. Kinh nghiệm từ 2 tỉnh cho thấy, các cơ quan chức năng đã làm rất tốt việc rà soát, phân loại đối với những dự án, công trình đang được đầu tư từ vốn NSNN, nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tư chưa được bố trí vốn; đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án, như: chuyển đổi sang các hình thức đầu

tư khác, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn, thì phải có biện pháp bảo toàn giá trị công trình dở dang.

Năm là, giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức đấu thầu và thi công.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên như thế nào?

- Yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên?

- Những giải pháp chủ yếu nào nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp:

Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên được công bố chính thức ở các cấp, các ngành:

- Các văn bản pháp lý liên quan; các Thông tư, Quyết định; Quy trình quản lý chi ngân sách trong lĩnh vực đầu tư XDCB;

- Các tài liệu, công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề liên quan xuất phát từ thực trạng chung của cả nước.

- Các giáo trình, sách báo chuyên ngành liên quan đến quản lý chi ngân sách trong lĩnh vực đầu tư XDCB

- Các báo cáo, thống kê, tài liệu thuộc văn phòng UBND huyện Phú Bình, Chi cục thống kê, phòng Kinh tế - hạ tầng, ban quản lý dự án, trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên, thư viện Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, các trang điện tử như: Chính phủ, Tài liệu Việt Nam...

- Thu thập thông tin sơ cấp:

địa phương, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, các chủ dự án, về hiệu quả quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đánh giá các yếu tố tác động đến công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn.

Phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi được thiết kế để đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Đối tượng điều tra khảo sát: Tính đến ngày 31/12/2018, theo báo cáo của ban quản lý dự án huyện Phú Bình, toàn huyện hiện nay có 24 cán bộ CBVC đang làm việc tại ban quản lý dự án huyện Phú Bình, 8 CBVC làm nhiệm vụ kiểm soát chi tại KBNN huyện Phú Bình, và 32 chủ dự án của các dự án đầu tư XDCB tại huyện Phú Bình, 8 cán bộ phòng tài chính kế hoạch huyện trong 3 năm 2016-2018. Tác giả tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp trên toàn bộ 72 đối tượng này.

Nội dung phiếu điều tra

Thông tin chung: Họ và tên, giới tính, tuổi, đơn vị công tác, chức vụ, số năm công tác.

- Mức độ hiệu quả của từng nội dung trong công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, bao gồm: công tác lập và thông báo kế hoạch vốn đầu tư XDCB của NSNN, công tác cấp phát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN, công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB.

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên:.

- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

1 1,0 đến 1,8 Hoàn toàn không đồng ý/ Hoàn toàn không ảnh hưởng 2 1,81 đến 2,6 Không đồng ý/ Ảnh hưởng ít

3 2,61 đến 3,4 Không có ý kiến/ Ảnh hưởng 4 3,41 đến 4,2 Đồng ý/ Ảnh hưởng mạnh

5 4,21 đến 5,0 Hoàn toàn đồng ý/ Ảnh hưởng rất mạnh

(Nguồn: Rennis Likert, 1932)

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Trong luận văn này, sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ... Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng để phân tích thông tin. Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó tìm ra được bản chất của vấn đề nghiên cứu.

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa những nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có nhận xét về vấn đề đang nghiên cứu.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại đơn vị nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu. Từ đó, làm căn cứ để phát hiện xu

hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu.

Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích về hiệu quả quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình chi đầu tư XDCB từ NSNN huyện Phú Bình Phú Bình

* Tỷ lệ vốn đầu tư XDCB bằng vốn NSNN Công thức:

Tỷ lệ vốn đầu tư XDCB bằng vốn NSNN =

Chi NSNN cho đầu tư XDCB Tổng vốn đầu tư XDCB

Ý nghĩa: tỷ lệ này cho biết mức độ phụ thuộc của hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN, hay cho biết mức độ đóng góp của vốn NSNN cho hoạt động đầu tư XDCB. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn NSNN của hoạt động đầu tư cơ bản càng lớn.

*Số thực hiện dự toán chi NSNN cho đầu tư XDCB: Công thức:

Số thực hiện dự toán chi NSNN cho đầu tư XDCB =

Chi NSNN cho đầu tư XDCB Dự toán chi NSNN cho đầu tư XDCB Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết sự chênh lệch giữa thực tế chi NSNN cho đầu tư XDCB và dự toán NSNN hàng năm cho lĩnh vực này.

*Tỷ trọng chi NSNN cho đầu tư XDCB theo nguồn hình thành vốn: Tỷ trọng chi NSNN địa

phương (trung ương) cho đầu tư XDCB trên tổng

nguồn vốn

=

Chi NSNN địa phương (trung ương) cho đầu tư XDCB

Tổng chi NSNN cho đầu tư XDCB

địa phương phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ từ trung ương hay tự ngân sách địa phương có thể tự đáp ứng.

*Tỷ trọng chi NSNN cho đầu tư XDCB phân theo lĩnh vực: Tỷ trọng chi

NSNN cho đầu tư XDCB theo cho lĩnh vực

=

Chi NSNN cho đầu tư XDCB theo lĩnh vực Tổng chi NSNN cho đầu tư XDCB

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết lĩnh vực nào được địa phương ưu tiên dành nguồn ngân sách để đầu tư.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN huyện Phú Bình huyện Phú Bình

- Tổng số dự án đầu tư XDCB; - Tổng số tiền nợ đọng XDCB;

- Tổng số vốn bố trí thanh toán những năm tiếp theo - Tổng số tiền thanh toán

- Tổng số dự án chậm tiến độ

- Tổng số dự án bị điều chỉnh giảm giá trị sau quyết toán - Số dự án chậm nộp báo cáo thẩm tra phê duyệt quyết toán.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NSNN TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

* Vị trí địa lý

Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thị xã Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36 km2.

Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía tây. Phía đông và nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Tọa độ địa lý của huyện: 21o23 33’ – 21o35 22’ vĩ Bắc; 105o51 – 106o02 kinh độ Đông.

Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của Phú Bình, đặc biệt trong việc tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp.

Huyện Phú Bình có 21 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 20 xã, trong đó có 7 xã miền núi, với 31xóm (số liệu năm 2007). Các xã của huyện gồm Bàn Đạt, Bảo Lý, Dương Thành, Đào Xá, Điềm Thụy, Đồng Liên, Hà Châu, Kha Sơn, Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Thanh Ninh,Thượng Đình, Úc Kỳ và Xuân Phương.

Trên địa bàn Huyện Phú Bình có Quốc lộ 37 chạy qua với khoảng 17,3km, nối liền huyện với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang). Ngoài ra còn có khoảng 35,1 km tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện (5 km ĐT261; 9,9 km ĐT266; 5,5 km ĐT261C; 14,7 km

ĐT269B). Hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ nêu trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông của huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Hiện nay dự án đường giao thông nối từ Quốc lộ 3 đi Điềm Thuỵ đã được UBND tỉnh cho điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch mạng lưới giao thông của tỉnh. Sở Giao thông vận tải đang tiến hành lập dự án đầu tư với qui mô đường cấp cao đô thị lộ giới 42m. Đây là tuyến đường nối liền KCN Sông Công, KCN phía Bắc huyện Phổ Yên với các KCN của huyện Phú Bình. Do vậy, khi hoàn thành nó sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho vận tải, lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như liên kết kinh tế với địa phương bạn và các tỉnh khác.

Ngoài ra, một dự án xây dựng đường dài 10,3 km, rộng 120 m, nối đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên với Phú Bình, đi qua Tổ hợp dự án khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình đang được phê duyệt và xúc tiến đầu tư. Khi tuyến đường này hoàn thành hứa hẹn sẽ tạo ra sự đột phá cho sự phát triển kinh tế của huyện. Với vị trí địa lý của mình nằm cách không xa thủ đô Hà Nội và sân bay Nội Bài, sự phát triển những tuyến giao thông huyết mạch như trên còn giúp Phú Bình đón đầu xu hướng dãn và di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi Hà Nội, tạo điều kiện cho Phú Bình đón nhận đầu tư trong nước và nước ngoài để trở thành một trung tâm công nghiệp dịch vụ của tỉnh cũng như của vùng.

* Khí hậu, thủy văn

Khí hậu của Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ. Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng tư năm sau. Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí hậu ẩm ướt. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô. Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện giao động khoảng 23,1 – 24,40C. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 – 28,90C) và tháng lạnh nhất

(tháng 1 – 15,20C) là 13,70C. Tổng giờ nắng trong năm giao động từ 1.206 – 1.570 giờ. Lượng bức xạ 155Kcal/cm2.

Có thể nói điều kiện khí hậu – thủy văn của Phú Bình khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa bàn trung du.

* Nguồn nước

Nguồn nước cung cấp cho Phú Bình khá phong phú, chủ yếu của sông Cầu và các suối, hồ đập. Sông Cầu là một sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình. Lưu lượng nước mùa mưa là 3.500m3/s, mùa khô là 7,5m3/s. Địa phận Phú Bình có 29 km sông Cầu chảy qua, chênh cao 0,4 m/km, lưu lượng trung bình về mùa mưa 580-610 m3/s, về mùa khô 6,3-6,5 m3/s. Sông cầu là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho Phú Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sông Cầu còn là đường giao thông thủy quan trọng. Nhưng những năm gần đây do tình trạng khai thác cát sỏi không được qui hoạch và quản lý tốt nên nhiều đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)