Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 110)

5. Bố cục của luận văn

4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Thứ nhất, phát hành một sổ tay quản lý đầu tư công

Hầu hết các nước đều có sổ tay hướng dẫn quản lý đầu tư công (kể cả Lào, Cam pu chia cũng có) để giúp cán bộ quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB có một hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, dễ ứng dụng, tránh tình trạng áp dụng sai do không nắm rõ quy trình cũng như điều kiện áp dụng trong quản lý, tạo lý do các sai phạm gây thất thoát, lãng phí vốn ngân sách trong đầu tư XDCB. Hướng dẫn quản lý chi tiết và trình tự theo từng giai đoạn của dự án đầu tư XDCB. Đặc biệt trong sổ tay này cũng nên đưa ra chuẩn, các tiêu chí để các địa phương, các ngành, các đơn vị tự đánh giá đầu tư công từ đó rút ra kinh nghiệm cho quản lý cũng như có cơ sở cho việc hoàn thiện các văn bản pháp lý, các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả chi NSNN trong đầu tư XDCB.

Cụ thể, khi hướng dẫn trình bày dự án thì dự án cần phải có đầy đủ các nội dung:

- Tên chương trình (dự án) - Mục tiêu của dự án

- Các công việc cần thực hiện

- Chỉ dẫn thực hiện (đầu vào, đầu ra, kết quả của các dự án) + Tổng quan thực hiện các năm trước, mục tiêu cho năm hiện tại + Mục tiêu cho năm tiếp theo

+ Mục tiêu cho năm thứ 3,4… nếu dự án được thực hiện trong dài hạn - Dự tính chi phí (dòng tiền)

+ Dữ liệu của các năm trước + Ngân sách cho năm hiện tại

+ Ngân sách cho các năm sau cho đến khi kết thúc dự án

- Những biến cố và rủi ro có thể xảy ra: những đánh giá cơ bản nhất về rủi ro, những nhân tố bên ngoài có thể tác động đến sự thành công của dự án.

Các chỉ tiêu hướng dẫn đánh giá dự án cũng cần rõ ràng và cụ thể khi phân tích lợi ích, chi phí của các dự án. Khi các thông tin cho đánh giá là sẵn có, các tiêu chí để lựa chọn dự án đầu tư XDCb là rõ ràng và minh bạch thì sẽ tránh được tình trạng xin dự án, dự án kém hiệu quả mà vẫn được chọn lựa để thực hiện gây lãng phí vốn NSNN.

Thứ hai, tăng cường ổn định kinh tế ví mô, thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc ổn định kinh tế vĩ mô như: kiểm soát lạm phát, ổn định lãi suất sẽ giúp cho các địa phương có thể dự báo chắc chắn nguồn thu ngân sách của mình, tránh tình trạng bị động do nguồn thu không đạt được dự toán, dự toán chi đầu tư XDCB bị điều chỉnh do giá cả tăng, các công trình không có vốn để tiếp tục thi công dẫn đến chất lượng công trình giảm, nợ đọng đầu tư XDCb tăng do thu NSNN giảm… Vì vậy, việc ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ là rất quan trọng, góp phần hạn chế được các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng

đến chất lượng công trình đầu tư XDCB. Bên cạnh đó, các giải pháp của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cũng sẽ giúp thành phố tăng nguồn thu, chủ động hơn trong quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB.

Thứ ba, Nhà nước và nhân dân cùng làm

Vận động người dân cùng tham gia đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng sẽ giúp giảm gánh nặng cho NSNN. Đồng thời, Chính phủ cũng cần vận động người dân tham gia cả trong khâu giám sát các dự án đầu tư XDCB, vận động cán bộ quản lý chi đầu tư XDCB thực hành tiết kiệm, không lãng phí, tham nhũng trong đầu tư XDCB vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của đất nước, của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 110)