10. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Thực trạng hoạt động dạy
2.3.1.1. Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên
Về số lượng đội ngũ
Trường THPT Mường Nhà là trường miền núi của một tỉnh có nền kinh tế khó khăn, khơng đồng đều giữa các vùng miền nên đội ngũ GV của trường đa số trẻ, khơng ổn định. Hiện nay nhà trường có 43 cán bộ, GV trong đó có 34 GV đang trực tiếp giảng dạy. 94.1% số GV đạt chuẩn, chưa có GV trên chuẩn. Tỷ lệ GV trên lớp là 2,4 Tỉ lệ nữ GV 58,8%. Tuổi đời bình quân 32 tuổi. Tuổi nghề bình quân là 8,5 tuổi. Tuổi đời cao nhất là 52 tuổi, thấp nhất là 25 tuổi. Tuổi nghề cao nhất là 30 năm, tuổi nghề thấp nhất là 3 năm.
Bảng 2.1: Đội ngũ giáo viên trường THPT Mường Nhà (5 năm)
Năm học Tổng số GV
Nữ Trình độ đào tạo
Độ tuổi Thâm niên công tác Th.s ĩ ĐH CĐ <30 >30 >40 >50 <5 >5 >10 >15 2010 - 2011 26 12 0 13 3 21 5 0 0 13 12 1 0 2011 - 2012 29 13 0 27 2 19 10 0 0 13 15 1 0 2012 - 2013 37 16 0 35 2 17 19 0 1 18 17 0 2 2013 - 2014 40 17 0 36 1 14 22 0 1 13 11 11 2 2014 - 2015 43 17 0 36 1 9 26 1 1 8 13 12 4 Thông qua bảng tổng hợp về tình hình đội ngũ GV trong những năm qua thấy rằng đội ngũ GV không ổn định, thường xun biến động, khơng có sự phân hố đáng kể.
Thế hệ cao niên, bậc trung khơng nhiều, các thầy cơ có kinh nghiệm sư phạm ít, tuy nhiên sức ì, sự bảo thủ của nhiều thầy cô thế hệ này tương đối
lớn. Hơn nữa truyền thống, lề lối dạy cũ vẫn còn in sâu trong họ nên việc Đổi mới phương pháp hạn chế. Vì vậy, đối với thầy cô cao niên phải có sự tác động khéo léo, phân công phù hợp với loại lớp học, đối tượng dạy để đúng với năng lực của họ.
Thế hệ trẻ: lực lượng này chiếm số đông trong đội ngũ GV trường song nhà trường không được phép lựa chọn vì nhà trường trong những năm qua thiếu nhiều GV. Đa số GV được tuyển do Sở GD&ĐT tuyển, nhà trường không được quyền tuyển chọn. Phần lớn số GV này khơng được đào tạo chính quy SP (50% GV được đào tạo theo hệ cử nhân khoa học, tại chức, dân lập, liên thông) nên tuổi trẻ, nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm, nghiệp vụ SP yếu, một số có trình độ Cơng nghệ thông tin nhưng lại dạy rất tài tử ngẫu hứng. Sự lựa chọn kiến thức để chuyển tải còn yếu. Hơn nữa, ở một trường miền núi thu nhập mức sống kinh tế thấp, không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cuộc sống nên đội ngũ GV không yên tâm với nghề, thường xuyên biến động ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
Về chất lượng đội ngũ
Bảng 2.2: Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên và các danh hiệu thi đua của giáo viên
Năm học Tổng số GV
Đánh giá xếp loại Danh hiệu thi đua
Xuất săc Khá TB Chƣa đạt LĐTT GVG cấp trƣờng GVG cấp Tỉnh CSTĐ CS CSTD cấp Tỉnh 2010 - 2011 26 4 8 12 2 17 4 0 5 0 2011 - 2012 29 6 11 10 2 18 6 5 8 0 2012 - 2013 37 6 14 15 2 18 8 5 14 0 2013 - 2014 40 6 18 16 0 20 9 4 13 0 2014 - 2015 43 7 22 14 0 26 9 4 6 0
Thông qua bảng tổng hợp đánh giá xếp loại giáo viên và các danh hiệu thi đua thấy rằng:Về trình độ Chun mơn của giáo viên đạt chuẩn chưa cao, số giáo viên đào tạo Đại học tại chức và dân lập vẫn chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong trường. Khả năng giảng dạy của đa số GV chưa tốt, GV giảng dạy
chỉ ở mức trung bình. GV dạy giỏi cấp tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh quá ít, GV dạy giỏi cấp trường tỉ lệ không cao, thực tế dừng lại ở mức động viên, chưa có độ sắc sảo về chun mơn, khả năng ơn luyện HS giỏi cịn hạn chế.
Qua các đợt thanh tra, kiểm tra, dự giờ, giám định, nhìn chung đội ngũ GV nhà trường cơ bản đáp ứng được u cầu dạy học theo chương trình mới, GV có ý thức trong Đổi mới phương pháp, áp dụng Công nghệ thơng tin, khai thác mạng để tìm hiểu kiến thức cho giảng dạy nhưng còn rất hạn chế, hiệu quả chưa cao.
Như vậy đội ngũ GV trường THPT Mường Nhà trẻ, có triển vọng và có khả năng tạo sức bật mới, nhưng vẫn còn những bất cập sau:
- Đội ngũ GV chưa thật sự mạnh, chưa có lực lượng nịng cốt, cốt cán như các trường khác trong tỉnh, nên cơng tác bồi dưỡng HS giỏi gặp khó khăn.
- Lực lượng trẻ nhiều, độ chỉnh chu trong chun mơn chưa cao, cần phải có kế hoạch chiến lược xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ một cách cụ thể, phù hợp và hiệu quả.
- Một bộ phận GV nhận thức và nắm bắt thông tin xã hội và giáo dục còn hạn chế, bằng lịng với cái hiện có của mình, chưa chủ động tiếp cận với cái mới ảnh hưởng khơng ít đến chất lượng giảng dạy, thiệt thòi cho HS.
Những bất cập này chỉ có thể giải quyết nếu người quản lý trường học biết kết hợp hài hoà giữa yếu tố phát triển và tính kế thừa để tạo dựng đội ngũ đủ mạnh, vững vàng về phẩm chất và năng lực nhằm thực hiện mục tiêu là nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2.3.1.2. Hoạt động giảng dạy
Khảo sát thực tế hoạt động dạy học của giáo viên, chúng tôi thu được số liệu như sau:
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy học của giáo viên
Thực hiện đầy đủ Thực hiện chƣa đầy đủ Không thực hiện 1 Kế hoạch dạy học 86 12 2
2 Soạn bài trước khi lên lớp 90 8,5 1,5
3 Đổi mới phương pháp giảng 60,5 30,4 9,1
4 Thực hiện chương trình 95,8 4,2 0
5 Dự giờ, rút kinh nghiệm 80,5 18,5 1
6 Tham gia Hội giảng 98 1 1
7 Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ 89,3 9,3 1,4 8 Sử dụng phương tiện thiết bị dạy học 60 35 5
9 Kiểm tra đánh giá 85 15 0
10 Giờ lao động 80 20 0
11 Bồi dưỡng học sinh giỏi phụ đạo
học sinh yếu 20 50 30
Kết quả thu được cho thấy hầu hết giáo viên đã thực hiên nghiêm túc các nội dung cần thực hiện. Tuy nhiên cũng có nhiều nội dung thực hiện không đầy đủ như: Đoi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng học sinh yếu... thậm chí có giáo viên lên lớp cịn khơng soạn giáo án và soạn không đầy đủ.
Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp còn thấy nổi cộm một số vấn đề khác nữa, như: Trong việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, giáo viên có thực hiện nhưng thực hiện theo kiểu bắt buộc thậm chi còn mang ý nghĩa chống đối (làm cho có đủ để phục vụ kiểm tra). Bài soạn của giáo viên trước khi lên lớp: Mấy năm gần đây nhờ công nghệ, giáo viên soạn bài bằng máy tính, tuy nhiên đã xảy ra một thực tế là chủ yếu dùng lại giáo án cũ (trong đó chỉ sửa lại ngày tháng và đơi chút hình thức - không bổ sung kiến thức mới). Giáo viên nói chung, đều có ý thức đổi mới phương pháp dạy học nhưng hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới, đơi khi cịn máy móc. Việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ giảng dạy được một số giáo viên quan tâm nhưng vẫn có nhiều giáo viên cịn ngại, ít sử dụng (ở đây có cả ngun nhân chủ quan lẫn khách quan). Về thực hiện chương trình, cơ bản giáo viên thực hiện đầy đủ chương trình được quy định. Việc dự giờ rút kinh nghiệm chủ yếu tham gia cho đủ định mức, ít tự giác lập kế hoạch cho những tiết cần
dự giờ để học tập rút kinh nghiệm (những tiết khó dạy ...) mà tập trung chủ yếu vào hai đợt Hội giảng trong năm. Trong kiểm tra đánh giá, các bài kiểm tra định kỳ (từ 45 phút trở lên) được quy định trong phân phối chương trình và bài kiểm tra thường xuyên được quy định trong Thông tư 58, các giáo viên đều thực hiện đầy đủ (về cơ số điểm). Tuy nhiên khâu ra đề, chấm bài còn nhiều bất cập như: điểm số học sinh ở các lớp do các giáo viên khác nhau dạy như nhau thì cũng khó kết luận những học sinh đó có trình độ khả năng tương đương nhau; Việc chấm trả bài đúng thời gian quy định cũng không được thực hiện nghiêm túc, một số giáo viên thường dồn bài chấm tới cuối kỳ hoặc cuối năm ... Vẫn còn một số giáo viên vào giờ muộn, ra sớm thậm chí có giáo viên cịn bỏ tiết. Cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ tập trung vào một số giáo viên có khả năng chun mơn tốt.
Ngồi lực lượng chính là giáo viên cịn có các nhân viên trong trường tập trung ở tổ văn phịng gồm: Kế tốn, thủ quỹ, văn thư, bảo vệ, y tế, tạp vụ và các nhân viên phụ trách các phòng chức năng: Lý, Hóa, Sinh, Tin, Thư viện, đây là một lực lượng không thể thiếu trong mỗi nhà trường. Cơ bản đội ngũ còn trẻ, nhiều nữ đang ở độ tuổi sinh nở. Họ đã hiểu được cơ bản những nhiệm vụ của mình, tuy nhiên chưa thực sự chủ động trong công việc nhằm hỗ trợ tốt hoạt động dạy học trong nhà trường.
Bảng 2.4. Kết quả xếp loại sáng kiến kinh nghiệm (SKKN)
Năm học Số lƣợng Xếp loại cấp trƣờng Xếp loại cấp tỉnh
A B C D A B C D
2010 - 2011 19 17 2 0 0 0 0 9 10
2011 - 2012 21 19 2 0 0 0 1 10 10
2012 - 2013 24 20 3 1 0 0 1 12 11
2013 - 2014 26 18 4 0 4 0 1 12 13
Về kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của những năm qua cho thấy: Việc xếp loại SKKN ở cấp trường và cấp tỉnh có sự khác biệt. Với Hội đồng khoa học trường số lượng SKKN đạt giải A rất cao, trong khi đó ở cấp tỉnh SKKN xếp loại A khơng có giải nào, chủ yếu là C.