Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông mường nhà huyện điện biên tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 57 - 71)

10. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng Quản lý hoạt động dạy họ cở trƣờng trung học phổ thông

2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

2.4.1.1. Thực trạng về công tác quản lý giáo viên Về đội ngũ cán bộ quản lý

Bảng 2.8: Đội ngũ cán bộ quản lý của trường THPT Mường Nhà

ST T Chức vụ Giới tính Độ tuổi Trình độ Chun mơn Trình độ lý luận

1 Hiệu trưởng Nam 40 Đại học Trung Cấp

2 Phó Hiệu trưởng Nam 38 Đại học Trung Cấp

3 Phó Hiệu trưởng Nam 38 Đại học

Đội ngũ CBQL có trình độ Chun mơn đạt chuẩn, đều được trưởng thành từ GV giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao, có sự phối kết hợp, cộng tác tốt. Song trình độ trên chuẩn cịn ít. Độ tuổi thuộc thế hệ cao niên nên hạn chế trong việc nắm bắt các đối tượng quản lý, chưa có sự kế thừa trong cơng tác quản lý.

Về đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Bảng 2.9: Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường THPT Mường Nhà

STT Tổ Tuổi đời Tuổi nghề Trình độ CM Danh hiệu

1 Tốn - Vật lí - Cơng nghệ 34 11 Đại học CSTĐCS

2 Ngữ văn - Hóa học 33 11 Đại học CSTĐCS

3 Sinh học - Địa lí - Thể dục 29 7 Đại học CSTĐCS CS 4 Ngoại ngữ - Lịch sử - Tin học -

GDCD

35 12 Đại học CSTĐCS

5 Văn phòng 29 5 Đại học LĐTT

(Nguồn: Báo cáo thống kê năm học THPT Mường Nhà 2014 - 2015)

Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn là những CB, GV có uy tín, được các thành viên trong tổ suy tơn. Lãnh đạo các tổ đều là những GV có phẩm chất tốt, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công tác. Một số tổ trưởng chuyên môn đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý, là lực lượng nòng cốt, đầu đàn trong mọi hoạt động của nhà trường. Song vẫn còn một số tổ trưởng chuyên mơn có tuổi đời và tuổi nghề thấp, cho nên chưa có kinh nghiệm nhiều trong công tác quản lý, kết quả giảng dạy chưa nổi bật (Tổ trưởng chuyên môn không đạt được giáo viên giỏi cấp tỉnh) do đó dẫn đến tình trạng chất lượng dạy học ở trường chưa cao.

Bên cạnh những mặt mạnh, đội ngũ tổ trưởng chun mơn cịn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Hầu hết độ nhanh nhạy trong chun mơn hạn chế, hay bảo thủ, trình độ tin học ở mức khiêm tốn.

- Các tổ trưởng chuyên môn chưa qua lớp đào tạo quản lý, việc quản lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nên đôi khi chưa phát huy được hết thế mạnh,

tiềm năng của đội ngũ GV.

- Đội ngũ tổ trưởng chủ yếu là nữ (4/5) nên độ xông pha, giao lưu chuyên mơn với các trường bạn có phần khó khăn. Đơi khi giải quyết cơng việc cịn cả nể.

2.4.1.2. Nhận thức về cơng tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường Đội ngũ CBQL nhà trường nhận thức sâu sắc rằng: thương hiệu của một

nhà trường là chất lượng giáo dục. Trong đó nhìn thấy rõ rệt nhất là chất lượng dạy học. Nên quản lý Hoạt động giảng dạy phải đặt lên hàng đầu, là hoạt động chủ đạo, quyết định. Sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhà trường lại họp để đánh giá hiệu quả các biện pháp quản lý dạy học để điều chỉnh và hướng tới các biện pháp quản lý mới.

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của CBQL

TT Nội dung Mức độ nhận thức Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng Khơng quan trọng Điểm TB Thứ bậc

1 Quản lý việc thực hiện chương

trình giảng dạy của GV 12 4 0 0 3,8 1

2 Quản lý việc Đổi mới phương

pháp giảng dạy của GV 8 7 1 0 3,4 2

3 Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng

xây dựng đội ngũ 6 9 1 0 3,3 3

4 Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV

3 12 1 0 3,1 6

5 Quản lý hoạt động học tập của HS 6 9 1 0 3,3 3 6 Quản lý việc kiểm tra đánh giá

của GV và HS theo tinh thần đổi mới

4 10 2 0 3,1 6

7 Quản lý CSVC phục vụ cho Hoạt

động giảng dạy 6 8 2 0 3,3 3

Kết quả khảo sát trên cho thấy trong thời điểm hiện nay, khi đang thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa, vấn đề quản lý việc thực hiện chương trình là hết sức quan trọng, đặt lên hàng đầu. Có nhiều loại chương trình cùng tồn tại song song: chương trình chuẩn, chương trình nâng cao, chương trình tự chọn theo chủ đề bám sát, chủ đề nâng cao. Tất cả đều hết sức

mới mẻ, cách thiết kế với mỗi chương trình cũng khác nhau, cách truyền tải cũng khác nhau, đó là chưa kể một GV có thể phải dạy nhiều loại chương trình ở nhiều khối khác nhau. Chính vì vậy, phải kiểm sốt thật chặt việc thực hiện chương trình của GV, tuyệt đối khơng thể dùng chương trình này để dạy cho chương trình kia. Hiện nay, Bộ Giáo dục chỉ cho chương trình khung, Sở Giáo dục xây dựng phân phối chương trình theo hướng chương trình khung và giảm tải của Bộ GD&ĐT, các trường phải tự xây dựng chương trình tự chọn, đặc biệt là phần tự chọn bám sát. Bởi vậy thực sự có phù hợp hay khơng vẫn cịn đang phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Vì vậy, quản lý việc thực hiện chương trình phải ưu tiên số 1.

Quản lý Đổi mới phương pháp cũng rất quan trọng (đứng vị trí số 2) và được coi là nhiệm vụ chủ chốt, vì đổi mới thực hiện chương trình gắn liền với Đổi mới phương pháp. Nhận thức về Đổi mới phương pháp của GV không phải ai cũng thấy là hết sức cần thiết, có người cho rằng miễn sao dạy cho HS hiểu, dạy hết chương trình kiến thức cơ bản là được, họ ngại phải làm lại từ đầu. Bởi vậy, để làm được điều này, CBQL phải thật sự tâm huyết, quyết tâm, kiểm tra sát sao, từng ngày, từng giờ.

Mức độ quan trọng tiếp theo là việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Đây là việc làm thiết thực, đảm bảo uy tín cho một nhà trường nói chung, đặc biệt là trường THPT Mường Nhà là một trường công lập duy nhất của một huyện miền núi suốt hơn 40 năm qua, hiện tại trường vẫn là niềm tin, niềm hy vọng của các cấp lãnh đạo địa phương và nhân dân trong huyện. Đội ngũ GV của trường trong những năm qua chất lượng rất thấp, không ổn định. Số GV mạnh, sắc sảo gần như khơng có, nhà trường đào tạo bồi dưỡng đến đâu thì phần lớn chuyển cơng tác, chuyển trường, chưa có sự kế thừa liên tục. Điều đó đặt ra nhiệm vụ quan trọng cho quản lý nhà trường phải xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ mới có thể nâng cao chất lương hoạt động dạy học.

Các nội dung quản lý khác cũng được đánh giá mức độ quan trọng từ khá trở lên: Quản lý hồ sơ chuyên môn cũng cần được chú trọng: phải tạo ra một nề nếp bài bản nhưng rất riêng của trường THPT Mường Nhà. Tất cả các loại hồ sơ theo một quy định chuẩn chung của nhà trường để dễ cho việc theo dõi, kiểm tra và chấm điểm. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo tinh thần đổi mới, quản lý việc phân công giảng dạy, quản lý về CSVC phục vụ cho Hoạt động giảng dạy, quản lý hoạt động học tập của HS... Các nội dung quản lý đó nếu thực hiện tốt sẽ là nền tảng cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý này chưa thật sự được đặt đúng tầm. Việc đánh giá kết quả học tập của HS cịn giao tồn quyền cho tổ chun mơn thống nhất, phân cơng giảng dạy tuy có sự chỉ đạo của BGH nhưng chủ yếu vẫn là tổ trưởng. Quản lý CSVC, trang thiết bị cịn nhiều nan giải.

Tóm lại, đội ngũ quản lý đã có những nhận thức đúng đắn về các biện pháp quản lý, song cần phải có biện pháp tích cực, mạnh mẽ để có sự khởi sắc mới trong công tác quản lý.

2.4.1.3. Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy

Từ đầu năm học, các tổ chuyên môn đã chi tiết hóa nội dung chương trình các mơn học, thống nhất kế hoạch giảng dạy, kế hoạch dạy học tự chọn, trên cơ sở đó các cá nhân tự lập kế hoạch giảng dạy cho bản thân mình. Các kế hoạch này đều được ký duyệt qua tổ trưởng chun mơn và phó Hiệu trưởng phụ trách chun mơn vào đầu năm học. Các GV phải cụ thể hóa chương trình thực hiện thơng qua sổ báo giảng và sổ ghi đầu bài. Cứ sau 2 tuần, các tổ rà sốt tiến độ thực hiện chương trình, ghi lại những bất cập xảy ra trong việc thực hiện tiến độ, báo cáo BGH để xử lý. Trên cơ sở báo cáo của GV, tổ trưởng chuyên môn kiểm tra đối chiếu việc thực hiện chương trình qua sổ báo giảng, sổ đầu bài, vở ghi HS, ký duyệt và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra của mình. BGH kiểm tra đột xuất: Kiểm tra sổ ghi đầu bài, đối chiếu với sổ báo giảng và phân phối chương trình chung, kết hợp với công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ. Thực tế

chương trình mới có nhiều bài dài và khó, cách thiết kế ngược với chương trình cũ, có những bài số tiết ít so với nội dung truyền tải. Vì vậy cần phải thường xun họp tổ, nhóm chun mơn để trao đổi, thiết kế bài dạy.

Một u cầu có tính chất pháp lý là phải thực hiện đúng, đủ theo phân phối chương trình, nghiêm cấm việc cắt xén, dạy dồn, đặc biệt là vào dịp cuối năm học. Điều này BGH kiểm sốt được thơng qua phiếu góp ý kiến của HS, phụ huynh vào dịp giữa kỳ và cuối mỗi kỳ học, năm học.

Bảng 2.11: Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy

TT Nội dung Mức độ thực hiện Rất tốt Tố t Bình thƣờng Chƣa tốt Điểm TB Thứ bậc 1

Yêu cầu tổ, nhóm chun mơn, GV lập kế hoạch năm học, học kỳ và kiểm tra duyệt kế hoạch

12 21 1 0 3,3 1

2

Tổ chức phổ biến cho GV nắm vững và thực hiện đúng đủ phân phối chương trình

8 24 2 0 3,2 2

3

Chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV

7 23 4 0 3,1 3

4 Kiểm tra việc thực hiện dạy học tự chọn

1 27 6 0 2,9 5

5 Theo dõi việc thực hiện chương trình

qua sổ báo giảng và sổ ghi đầu bài 3 26 5 0 2,9 4 6 Kiểm tra việc thực hiện chương trình

thơng qua dự giờ đột xuất 1 16 12 5 2,4 7

7 Có biện pháp xử lý GV thực hiện chưa

đúng theo phân phối chương trình 2 19 10 3 2,6 6 Qua khảo sát thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy thấy rằng: việc lập kế hoạch, kiểm tra, duyệt kế hoạch được đánh giá là thực hiện tốt, GV nhận thức được phải thực hiện đúng đủ phân phối chương trình. Việc kiểm tra của tổ, nhóm chun mơn thực hiên tương đối đều, thường xuyên. Còn việc theo dõi thực hiện qua sổ tự báo giảng và sổ ghi đầu bài cũng làm thường xun song vẫn cịn mang tính hình thức vì các GV cho rằng có

là GV có thể làm được. Việc kiểm tra, dự giờ đột xuất cịn ít hầu như chưa thực hiện được (18% GV khẳng định điều này). Tuy đã kiểm soát việc thực hiện dạy học tự chọn, song chưa liên tục, đa số ý kiến cho rằng nhiều GV dùng giờ dạy tự chọn để dạy bài học cho kịp phân phối chương trình. BGH phải nhìn nhận lại để có kiểm sốt chặt chẽ hơn, phải làm cho mọi người thấy rằng đây là kỷ luật chuyên môn mà phải tự giác chấp hành với ý thức cao nhất. Xử lý hiện tượng vi phạm về thực hiện chương trình theo ý kiến GV cịn nương nhẹ, có 10% đánh giá khâu quản lý này chưa tốt. Quá trình thanh kiểm tra nội bộ cịn cả nể (có 34% GV khẳng định điều này). Còn một số GV đặc biệt là GV trẻ thực hiện chương trình chưa nghiêm túc, HS cịn phản ánh nhiều.

2.4.1.4. Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của GV

Vấn đề này đã được BGH quan tâm chỉ đạo, tổ chức một cách tích cực, thường xuyên, coi đây là một việc làm bắt buộc.

BGH có kế hoạch cụ thể giúp GV từng bước triển khai việc đổi mới Phương pháp dạy học; chỉ đạo các tổ sinh hoạt, nghiên cứu những chuyên đề phục vụ cho đổi mới Phương pháp dạy học bằng nhiều hình thức: trao đổi thảo luận các vấn đề về Đổi mới phương pháp, bàn bạc xây dựng giáo án mẫu, chọn người thể hiện; tổ chức thao giảng, hội giảng, giám định GV giỏi cấp trường từ đó rút kinh nghiệm, phân tích những vấn đề khó, phân tích kỹ năng Đổi mới phương pháp; tổ chức cho GV tham gia các lớp tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức sau đó về truyền đạt lại cho các thành viên trong tổ; giao trách nhiệm cho các tổ chuyên môn mỗi kỳ phải tổ chức hai chuyên đề về Đổi mới phương pháp, một năm tổ chức ngoại khố chun mơn quy mơ tồn trường một lần; tăng cường trang bị đồ dùng dạy học, các tiện ích phục vụ Đổi mới phương pháp; tổ chức bồi dưỡng kiến thức tin học cho GV trong dịp hè; chỉ đạo việc Đổi mới phương pháp gắn kết với việc tự bồi dưỡng chuyên môn.

Qua khảo sát cho thấy: nhà trường đã cố gắng trong việc bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho GV theo tinh thần đổi mới, GV cơ bản nắm được tinh

thần, nội dung đổi mới Phương pháp dạy học, nắm được Phương pháp dạy học đặc trưng của từng bộ mơn, giảm bớt cách dạy học mang tính chất truyền thụ kiến thức một chiều; chú ý phát huy tính tích cực, phát huy kinh nghiệm học tập của các đối tượng HS; tạo điều kiện cho HS được thực hành nhiều hơn; chú ý đến dạy cách học; phương pháp tự học cho HS. Nhà trường chú trọng quản lý việc kiểm tra đánh giá của GV và HS theo tinh thần đổi mới và sử dụng kết quả kiểm tra đổi mới Phương pháp dạy học trong đánh giá, xếp loại thi đua GV. Đến thời điểm này 100% GV đã biết sử dụng máy vi tính, soạn giảng bằng máy tính, biết sử dụng máy chiếu.

Bảng 2.12: Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên

TT Nội dung Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Điêm TB Thứ bậc

1 Bồi dưỡng năng lực dạy học cho

GV theo tinh thần đổi mới 3 19 12 0 2.74 1

2

BGH có kế hoạch cụ thể giúp GV từng bước triển khai việc đổi mới Phương pháp dạy học, có kiểm tra, đánh giá, tổng kết, đầy đủ.

2 20 12 0 2.71 4

3 Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết

bị học hiện đại 1 16 15 2 2.47 5

4 Tổ chức các giờ dạy mẫu theo tinh thần đổi mới Phương pháp dạy học

1 12 16 5 2.27 6

5 Quản lý việc kiểm tra đánh giá của GV và HS theo tinh thần đổi mới

2 22 9 1 2.74 1

6

Sử dụng kết quả kiểm tra đổi mới Phương pháp dạy học trong đánh giá, xếp loại thi đua GV

2 23 7 2 2.74 1

Việc chỉ đạo các tổ chuyên môn thiết kế giáo án mẫu, dạy thử nghiệm được xây dựng theo kế hoạch từng tháng, từng học kì, những giờ đó các tổ chun mơn phải thông báo trên bảng tin để cả tổ và có thể các tổ khác cùng dự. Tuy nhiên vấn đề này thực hiện chưa thường xun mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.

Tuy các biện pháp quản lý đổi mới Phương pháp dạy học hết sức cố gắng, song cũng còn nhiều bất cập:

- Mặc dù có sinh hoạt chuyên đề ở các tổ, song việc bồi dưỡng kỹ năng, kỹ thuật đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn rất chung chung. Định hướng cụ thể cho từng bài đổi mới như thế nào chưa có, mới chỉ do kinh nghiệm của mỗi cá nhân truyền cho nhau. Kết quả là một bộ phận GV còn lúng túng bị động, phụ thuộc vào sách GV, sách thiết kế bài giảng mà chưa chủ động xây dựng, tổ chức Hoạt động giảng dạy, lựa chọn phương pháp và cách đánh giá theo định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông mường nhà huyện điện biên tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 57 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)