10. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng Quản lý hoạt động dạy họ cở trƣờng trung học phổ thông
2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh
Để hoạt động học tập có chất lượng, nhà trường đã quan tâm sâu sát tới việc quản lý nề nếp học tập, giáo dục động cơ thái độ học tập, hướng dẫn phương pháp học cho HS. Tổ chức đánh giá xếp loại học sinh từng tháng. Phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên xây dựng quy chế chấm điểm thi đua giờ học. Phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh quản lý giờ học của các em HS ở nhà.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học tập của HS, có những biện pháp được đánh giá rất hiệu quả, có những biện pháp cần phải rút kinh nghiệm nhiều.
Bảng 2.15: Thực trạng quản lý học tập của học sinh
TT Nội dung Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Điểm TB Thứ bậc
1 Xây dựng cho HS ý thức, động cơ,
thái độ học tập 1 21 11 1 2,7 5
2 Quản lý chặt chẽ nề nếp học tập
3
Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, GV chủ nhiệm, GV bộ mơn, Đồn thanh niên, phụ huynh trong việc quản lý học tập của HS
4 20 9 1 2,8 2
4
Tổ chức hội thảo phương pháp học tốt trong HS, tổ chức sân chơi trí tuệ cho HS
3 16 11 4 2,5 7
5 Tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, phù
đạo HS kém 3 18 12 1 2,7 4
6 Xây dựng các tiêu chuẩn thi đua và quy định cụ thể về nề nếp học tập, đánh giá thi đua theo từng tuần.
4 21 7 2 2,8 2
7 Động viên khen thưởng những HS
có thành tích cao trong học tập 7 24 2 1 3,1 1 Qua bảng 2.15, nhận thấy biện pháp 7 là thực hiện tốt. Nhưng thực tế chỉ làm tốt công tác khen thưởng mà khơng có các biện pháp để đạt được kết quả thì khơng có HS để khen thưởng. Nhà trường chú ý xây dựng các tiêu chuẩn thi đua và quy định cụ thể về nề nếp học tập, đánh giá thi đua thường xuyên, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, GV chủ nhiệm, GV bộ mơn, Đồn thanh niên, phụ huynh trong việc quản lý học tập của HS. Tuy nhiên các tiêu chí trên cịn hình thức, việc đánh giá chưa sát, chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự chuyển biến trong nhận thức về động cơ, ý thức học tập. Có sự kết phối hợp giữa các lực lượng để quản lý học tập của HS nhưng chưa thường xuyên, chưa đồng đều giữa các GV, chưa kịp thời, nhiều khi sự vụ xảy ra rồi mới thơng báo hoặc có những GV rất ngại tiếp xúc với phụ huynh, ngại va chạm nên hiệu quả chưa cao.
Biện pháp quản lý sự chuyên cần của HS chưa thật sự có cách để kiểm sốt được hết, mới chỉ là thơng qua kiểm tra bài cũ của GV, sự kiểm tra sĩ số của trực ban chứ chưa trở thành nếp liên tục và sự tự giác của HS.
Việc bồi dưỡng HS giỏi làm tương đối tốt, nhưng hiệu quả chưa cao. Công tác phụ đạo HS yếu, kém chưa đạt hiệu quả, chưa thu hút HS yếu, kém chăm chỉ học tập, phụ đạo cho hết trách nhiệm chứ chưa hết lòng.
Việc tổ chức hội thảo phương pháp học tốt trong HS thực hiện chưa tốt, có thể có chỉ thơng qua các báo cáo đại hội, hoặc báo cáo thành tích của HS trước tồn trường (đứng vị trí thứ cuối).
Mặc dù quản lý học tập của HS rất được chú trọng, song cũng còn nhiều điều phải quan tâm, rút kinh nghiệm, phải xác định biện pháp mấu chốt, làm thật quyết liệt, nhưng thật mềm dẻo để HS xác định được rằng: đến trường là phải học tốt.