Thực trạng về quản lý chuyên môn của trường THPT Mường Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông mường nhà huyện điện biên tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 66 - 69)

TT Nội dung Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Điêm TB Thứ bậc

1 Quán triệt để GV nhận thức sâu sắc ý nghĩa việc thực hiện quy chế chuyên môn thành nề nếp.

2

Nhà trường cụ thể hoá quy chế chuyên môn thành văn bản quy định ứng với các khâu của quá trình Dạy học.

6 33 11 0 2,3 5

3

Có sự phối hợp giữa BGH và tổ trưởng trong việc kiểm tra thực hiện quy định về chuyên môn

11 35 3 1 3,1 1

4 Nhận xét, đánh giá, yêu cầu khăc

phục và điều chỉnh sau kiểm tra 2 39 8 1 2,8 4 5 Sử dụng kết quả kiểm tra trong việc

đánh giá xếp loại GV 4 38 7 1 2,9 3

Nhà trường đã đưa việc thực hiện quy chế chuyên môn vào quy chế thi đua xét thưởng A,B,C theo tháng. Chính vì thế, một số tổ còn bao che cho thành viên tổ mình vì ảnh hưởng tới tiền thưởng trong khi BGH lại rất muốn cơng bằng. Vì vậy, cần phải có biện pháp cơng minh hơn trong việc kiểm tra đánh giá.

2.4.1.6. Thực trạng về công tác quản lý giáo viên chủ nhiệm

Chất lượng học tập, nề nếp HS có tốt hay khơng, GV chủ nhiệm đóng vai trị hết sức quan trọng. Bởi chủ nhiệm là người thay mặt BGH quản lý điều hành trực tiếp HS lớp mình. Thành công hay thất bại là cả một nghệ thuật. Biết là như vậy, nhưng trên thực tế hiện nay việc phân công GV chủ nhiệm cũng gặp không ít khó khăn:

Thứ nhất, lực lượng GV trẻ mới ra trường chưa từng làm chủ nhiệm lần nào, dù rất nhiệt tình nhưng chưa có kinh nghiệm khơng đủ uy tín đối với HS. Thứ hai, có một số GV vừa dạy được lại chủ nhiệm tốt, có kinh nghiệm thì phải cất nhắc làm tổ trưởng chuyên môn, ưu tiên cho việc dạy.

Thứ ba, HS trường THPT Mường Nhà có một số đối tượng HS không ngoan, đã biết sống thực dụng, hay a dua với phần tử xấu, sự quan tâm của gia đình hạn chế nên nếu chủ nhiệm không cứng tay rất dễ bị thất bại.

Thứ tư, nhiều GV chưa nhiệt tình, tâm lý với HS, nên khơng làm GV chủ nhiệm tốt.

Thứ năm, việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác chủ nhiệm cho GV của các cấp quản lý chưa đầy đủ, việc đánh giá năng lực, hiệu quả của công tác

chủ nhiệm lớp đối với GV chưa được quan tâm đúng mức nên không động viên được lịng nhiệt tình say mê của đội ngũ GV làm cơng tác chủ nhiệm.

Hiện nay, để công bằng trong lao động nhà trường cân nhắc đội ngũ GV chủ nhiệm xuất phát từ mặt bằng lao động. Nên trường phân cơng những GV dạy ít giờ làm công tác chủ nhiệm. Điều đó dẫn đến những bất cập: có GV rất ít thời gian có mặt trên lớp chủ nhiệm, chưa giám sát chặt chẽ các hoạt động của HS lớp chủ nhiệm, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục HS trong nhà trường.

Việc kèm cặp các GV mới làm chủ nhiệm nhà trường chưa thật sự quan tâm, chưa có sự chuẩn bị lâu dài để chuyển giao thế hệ.

2.4.1.7. Thực trạng về công tác quản lý tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn được coi là xương sống của nhà trường, mỗi tổ chuyên môn là một nhà trường thu nhỏ. Tổ trưởng chun mơn có vai trị rất lớn trong cơng tác chỉ đạo điều hành, mọi hoạt động của nhà trường đều dựa vào tổ chuyên môn. Thành công của nhà trường phần nhiều do thành tích chun mơn đem lại. Các GV trưởng thành hầu hết từ sự giúp đỡ chính ở các tổ chun mơn.

Đứng trước yêu cầu đổi mới của giáo dục, các tổ chun mơn cũng cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng. Các tổ chuyên môn cần phải tự chủ động đổi mới cách thức sinh hoạt chuyên môn sao cho các thành viên thấy thật sự bổ ích, mong đến ngày họp tổ để được trao đổi thể hiện, phải làm cho các thành viên thấy phải có trách nhiệm chun mơn với đồng nghiệp. Ngoài việc học tập chun mơn trong tổ, tổ trưởng cịn phải biết vươn tầm liên kết với các trường ngồi để các vấn đề chun mơn lúc nào cũng nóng bỏng, mới mẻ. Hiện nay, đang tiếp tục thực hiện chủ đề năm học: “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng dạy học”, nhà trường phân cấp quản lý tới từng tổ chuyên môn, giao cho các tổ chuyên môn chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng đội ngũ, hiệu quả dạy học, tỉ lệ HS giỏi các cấp, tỉ lệ đỗ Đại học, Cao đẳng. Song thực tế hiện nay, nhiều lúc các tổ chun mơn cịn rất lúng túng.

Vấn đề bồi dưỡng đội ngũ không tự chủ động, tham mưu mà cứ phải chờ kế hoạch nhà trường. Ngay đến Đổi mới phương pháp dạy học, khơng có kế hoạch chi tiết lâu dài mà chỉ xuất phát từ tính chủ quan của tổ trưởng và mang tính chất thời vụ, khi nhà trường phát động thì rất hăng hái, khi ngừng phát động thì phong trào lắng xuống.

Họp tổ chun mơn cịn mang tính chất hành chính sự vụ, phổ biến văn bản, ký duyệt giáo án chứ chưa tranh thủ tối đa cho việc trao đổi chuyên môn, chưa thật sự tận dụng hết chất xám của từng cá nhân.

Trong tổ khi nhận xét, đánh giá năng lực, giờ dạy GV còn nể nang, nâng đỡ nhau lên để thể hiện tinh thần đoàn kết.

Đầu năm BGH duyệt kế hoạch tổ chuyên môn, thấy các tổ rất nhiều ý tưởng hay thực hiện trong năm nhưng do thiếu có sự kiểm tra của BGH nên hầu hết các ý tưởng đều tan biến.

Còn một vấn đề mà BGH cần quan tâm đó là sự động viên khích lệ những GV có năng lực chun mơn. Nếu BGH không thật sự trực tiếp vào cuộc, chắc chắn đội ngũ GV không phát triển mạnh lên được, GV trẻ sẽ thất vọng và chán nản.

2.4.1.8. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

Kết quả kiểm tra đánh giá chính là sản phẩm cuối cùng của q trình dạy học, khẳng định các biện pháp quản lý có thành cơng hay không. Đặc biệt, cùng với đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình, sách giáo khoa, kiểm tra đánh giá cũng có nhiều đổi mới gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông mường nhà huyện điện biên tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)