10. Cấu trúc luận văn
2.1. Khái quát về trường trung học phổ thông Mường Nhà, Huyện Điện Biên,
2.1.2. Khái quát về Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên
Giáo dục huyện Điện Biên hiện nay đã phát triển thành một hệ thống tương đối hoàn chỉnh với đầy đủ các cấp học, bậc học từ mầm non, phổ thông, dạy nghề, liên kết đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng đại học. HS cấp THPT hiện nay chiếm khoảng 3,63% dân số. Trong những năm gần đây, thực hiện việc đổi mới giáo dục phổ thông ngành giáo dục huyện Điện Biên đã chủ động bồi dưỡng GV dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới, tích cực và chủ động trang bị, tập huấn và quản lý khai thác và sử dụng thiết bị dạy học, tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn theo phương châm gắn đổi mới nội dung với Đổi mới phương pháp dạy học. Chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường được cải thiện cả về đại trà và mũi nhọn: năm học 2014 - 2015 đã có 741/745 HS lớp 12 tốt nghiệp THPT và 70 HS đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, chiếm tỷ lệ 1,61% so với số HS đăng ký dự thi. CSVC được tăng cường đầu tư theo hướng đồng bộ, trang thiết bị dạy học từng bước được quản lý và đưa vào sử dụng phục vụ giảng dạy. Công tác quản lý từng bước được đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và GV, tạo điều kiện để họ được
bồi dưỡng và nâng cao trình độ. Tuy nhiên ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên vẫn cịn nhiều thiếu sót, bất cập như:
- Cịn nhiều sự chênh lệch giữa các vùng trong huyện về nhu cầu phát triển và chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện.
- Số HS ở vùng thuận lợi duy trì sĩ số đều, ý thức chất lượng học tốt hơn, các xã khó khăn việc huy động học sinh ra lớp khó khăn, tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao đặc biệt là với học sinh THPT. Tỷ lệ đỗ vào các trường Đại học thấp thường đứng ở tốp cuối của các trường THPT trong toàn quốc.
- Hoạt động quản lý chỉ đạo của đa số trường còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự thiết thực, bắt nhịp với sự đổi mới cịn chậm, ít dám tự đổi mới và tự chịu trách nhiệm.
- Một bộ phận GV thiếu ý chí vươn lên, lối mịn của phương pháp dạy học cũ vẫn còn in dấu nặng nề, ít chịu nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học. Số GV thường xuyên có sự biến động khơng ổn định do chuyển công tác, tuyển GV trẻ, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác.
- Một số HS tiếp cận với những mặt trái của xã hội nên sự trượt dốc của đạo đức là khó tránh khỏi, học tập thì mang tính chất thực dụng nên thiếu hụt những tri thức, một số cịn hay bỏ học, quản lý của gia đình cịn lỏng lẻo...
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị tuy đã được chú trọng nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của HS, việc thực hành đồng loạt cịn khó khăn, chất lượng thiết bị còn kém..
Thực tế trên đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với công tác quản lý giáo dục. Cần phải có những biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục trong các nhà trường nhằm thực hiện thành công mục tiêu đổi mới giáo dục.