Khái quát chung về huyện Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông mường nhà huyện điện biên tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 45 - 46)

10. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát về trường trung học phổ thông Mường Nhà, Huyện Điện Biên,

2.1.1. Khái quát chung về huyện Điện Biên

Mường Thanh là tên gọi xưa nhất và phổ biến nhất của huyện Điện Biên. Theo dòng lịch sử, tùy theo cách phiên âm Thái Việt, Hán Việt mà người ta gọi Mường Thanh với các tên khác nhau như: Mường Theng, Mường Then, Mường Thiên, v.v...

Điện Biên là huyện có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc; huyện có 25 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó có 13 xã biên giới), có chung đường biên giới với tỉnh Phoong Sa Ly và tỉnh Luông Pra Bang (Lào) dài 154 km, có cửa khẩu Quốc tế Tây trang, cửa khẩu Quốc gia Huổi Puốc và một số đường tiểu mạch sang Lào; huyện có diện tích tự nhiên 163.985 ha (đất Nông nghiệp 13.544 ha, đất Lâm nghiệp 36.956 ha, còn lại là đất khác và núi đồi tự nhiên); dân số 108.389 người, gồm 08 dân tộc (dân tộc Thái 53,72%, dân tộc Kinh 27,86%, dân tộc H’mông 8,51%, dân tộc Khơ mú 5%, dân tộc Lào 3,17%, cịn lại là các dân tộc khác);

Phía Bắc giáp huyện Mường Chà, huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên; Phía Nam giáp huyện Mường Ngịi, huyện Viêng Khăm tỉnh Luông Pra Bang (Lào); phía Đơng giáp huyện Điện Biên Đơng tỉnh Điện Biên, huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La; Phía Tây giáp huyện Mường Mày tỉnh Phoong Sa Ly (Lào).

Về Văn hoá - Xã hội: Với nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện, đồng bào các dân huyện Điện Biên dã phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu quê hương, đất nước tinh thần chịu đựng khó khăn, gian khó, cần cù lao động, ln tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nên đã giữ

gìn phát huy bản sắc văn hố của dân tộc mình. Mạng lưới Giáo dục trong huyện những năm gần đây ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân do vậy số trẻ em trong độ tuổi tiểu học và THCS cơ bản được huy động ra lớp. Huyện Điện Biên đã hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2006, đang triển khai phổ cập giáo dục trung học. Công tác xã hội hoá giáo dục được quan tâm, Huyện đã tổ chức Đại hội giáo dục cấp huyện, Đại hội Hội khuyến học cấp huyện lần thứ nhất, quan điểm của Đảng về xây dựng xã hội học tập đã được các cấp, các ngành và toàn dân hưởng ứng, từng bước thực hiện có hiệu quả. Bên cạnh những thuận lợi, ngành giáo dục Điện Biên vẫn cịn những khó khăn ảnh hướng đến sự phát triển giáo dục đó là: Đời sống kinh tế của nhân dân cịn nhiều khó khăn, địa bàn rộng phức tạp, dân cư sống khơng tập trung, trình độ dân trí thấp, CSVC như phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học còn thiếu nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông mường nhà huyện điện biên tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)