Nội dung quản lí đánh giá trong hoạt động bồi dƣỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kiểm tra đánh giá trong hoạt động bồi dưỡng của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở thành phố hải phòng (Trang 43 - 46)

CHƢƠNG 1 : CƠSỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ

1.6. Nội dung quản lí đánh giá trong hoạt động bồi dƣỡng

1.6.1. Tổ chức xây dựng kế hoạch KTĐG cho mỗi chuyên đề bồi dưỡng

Trước khi tổ chức mỗi chuyên đề bồi dưỡng cần xây dựng một cách cụ thể kế hoạch kiểm tra đánh giá cho các chuyên đề. Việc làm này nhằm giúp cho Ban Giám đốc, các giảng viên và học viên các lớp có được bản kế hoạch tổng thể và chi tiết cho hoạt động kiểm tra đánh giá tồn khóa học làm cho hoạt động

này được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Thời điểm kiểm tra có thể là trước mỗi chuyên đề nhằm kiểm tra kiến thức nền của người học, trong quá trình bồi dưỡng và sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng. Hình thức kiểm tra đánh giá có thể là phỏng vấn, hỏi đáp trực tiếp, bài tập 1 phút hoặc nghiên cứu hồ sơ hay viết bài thu hoạch. Tùy theo từng chuyên đề mà có nội dung kiểm tra đánh giá cho phù hợp. Trong q trình bồi dưỡng kế hoạch này có thể được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với trình độ nhận thức của học viên các lớp bồi dưỡng. Sau mỗi chuyên đề cần tổ chức đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch KTĐG.

1.6.2. Tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng trong đó có kế hoạch KTĐG. KTĐG.

1.6.2.1. Đánh giá trong quá trình

Trong quá trình thực hiện khóa học giảng viên thực hiện việc kiểm tra đánh giá học viên bằng các câu hỏi vấn đáp trực tiếp để nắm việc theo dõi và tiếp thu bài học, định kì mỗi phần có thể thực hiện bài kiểm tra ngắn đầu giờ để đánh giá kết quả học tập của học viên.

1.6.2.2. Đánh giá tổng kết

Đánh giá tổng kết nhằm xác định một “bức tranh toàn cảnh” về chất lượng của một chương trình giáo dục đã thực thi, và thường được tiến hành sau khi chương trình giáo dục đã được thiết kế hồn chỉnh và thực hiện xong trong một cơ sở đào tạo. Đánh giá tổng kết xác nhận hiệu quả của toàn bộ chương trình giáo dục, và cho phép những nhà quản lý rút ra kết luận về mức độ đạt mục tiêu của chương trình giáo dục. Bản thân từ “tổng kết” cho thấy khái niệm về việc sử dụng các bằng chứng tổng hợp từ các thành tố khác nhau, các bộ phận cấu thành của một chương trình giáo dục để có kết luận đánh giá cuối cùng.

Sau khi đánh giá kết quả bồi dưỡng nhà quản lí phải thu thập thơng tin, phân tích và xử lý thơng tin, lấy đó làm cơ sở ra quyết định điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học.

1.6.3. Tập huấn cho giảng viên các kĩ thuật KTĐG

Tập trung bồi dưỡng GV các phương pháp, kỹ thuật, hình thức đánh giá mới. Từng bước thay đổi thói quen của GV, hướng dẫn họ cách thức ra đề thi, kiểm tra theo kiểu mở, theo cách tiếp cận năng lực, tránh khuôn vào những kiểu bài “mẫu”, tức chỉ tập trung vào một số kiểu nhất định (mẫu) nhằm đáp ứng các kỳ thi. Nếu đổi mới kiểm tra đánh giá tập trung vào người học, tập trung vào những kiến thức, kỹ năng giúp học viên hình thành năng lực và diễn ra trong suốt quá trình học, hơn là tập trung luyện kiến thức, kỹ năng phục vụ mục đích thi đậu. Phải khuyến khích GV áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá, đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết tự luận, đánh giá bằng sản phẩm, bằng hồ sơ học viên, bằng trình bày miệng, thảo luận/ tranh luận thơng qua tương tác của nhóm, thơng qua các sản phẩm của nhóm

1.6.4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học cũng như KTĐG trong suốt quá trình bồi dưỡng trong suốt quá trình bồi dưỡng

Thanh tra, kiểm tra là chức năng cuối cùng nhưng rất quan trọng của hoạt động quản lý. Thiếu khâu này thì mọi hoạt động quản lý đều khơng có hiệu quả, nhờ khâu này mà nhà quản lý nhìn nhận lại các cơng việc mà mình đã làm có đạt được mục đích đề ra hay khơng, có theo đúng kế hoạch hay khơng.

1.6.5. Đảm bảo các cơ sở vật chất kĩ thuật cho KTĐG

Cơ sở vật chất là điều kiện cho việc thực hiện thành cơng qui trình kiểm tra đánh giá. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kiểm tra đánh giá đòi hỏi thường xuyên, mọi khâu chuẩn bị tốt, nhưng khơng có phương tiện hoặc phương tiện chất lượng kém, trục trặc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra đánh giá. Các Cấp ủy và Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm cùng với vai trị chủ

động tích cựu của các TTBDCT đảm bảo nguồn lực CSVC cho hoạt động của TT trong đó có hoạt động KTĐG.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kiểm tra đánh giá trong hoạt động bồi dưỡng của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở thành phố hải phòng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)