CHƢƠNG 1 : CƠSỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ
1.7. Những yếu tố tác động tới quản lí KTĐG trong hoạt động bồi dƣỡng
tại các trung tâm.
Trong quá trình quản lý KTĐG trong hoạt động bồi dưỡng tại các trung tâm có rất nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng đến như:
1.7.1. Nhận thức của các lực lượng giáo dục
Để thực hiện quản lý KTĐG trong hoạt động bồi dưỡng tại các trung tâm đạt hiệu quả thì nhận thức của các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng khơng nhỏ tới q trình tổ chức thực hiện. Các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các cấp quản lý, giảng viên và chủ thể là người học.
Nhận thức của các lực lượng giáo dục và chủ thể giáo dục sẽ trở thành yếu tố tích cực nếu nó phù hợp với mục tiêu hoạt động và ngược lại trở thành lực cản khi nhận thức lệch lạc.
Nhận thức của các lực lượng giáo dục tạo nên sự đồng thuận trong việc xác định vai trò, mục tiêu, sự cần thiết tổ chức KTĐG trong hoạt động bồi dưỡng tại các trung tâm cũng như các biện pháp tổ chức thì hoạt động này sẽ đạt kết quả mong muốn.
Người học, chủ thể hoạt động có vai trị quyết định đến hiệu quả tổ chức KTĐG trong hoạt động bồi dưỡng tại các trung tâm. Khó có thể đạt kết quả khi bản thân chủ thể hoạt động nhận thức không đầy đủ vai trò hoạt động, tham gia hoạt động thụ động, gị bó.
Tóm lại: Để tổ chức có hiệu quả KTĐG trong hoạt động bồi dưỡng tại các trung tâm cần thiết có sự hợp tác, sự đồng thuận của tất cả các lực lượng tham gia tổ chức. Nhận thức của các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng khơng nhỏ đến tổ chức KTĐG trong hoạt động bồi dưỡng tại các trung tâm.
1.7.2. Năng lực của người tổ chức KTĐG trong hoạt động bồi dưỡng tại các trung tâm trung tâm
Nhân lực là yếu tố quan trọng cho thành công của mỗi công việc: nguồn nhân lực quản lý, tổ chức KTĐG trong hoạt động bồi dưỡng chính là năng lực quản lý, tổ chức của cán bộ quản lý và giảng viên .
1.7.3. Hình thức tổ chức KTĐG
Nghị quyết số 29 của BCH TƯ khóa XI đã nêu rõ quan điểm của Đảng ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Trong các giải pháp thực hiện Nghị quyết có đề cập việc đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo, bảo đảm trung thực khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội.
1.7.4. Điều kiện cơ sở vật chất
Điều kiện cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của hoạt động KTĐG trong hoạt động bồi dưỡng tại các trung tâm. Vì vậy hàng năm cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động KTĐG, huy động sức mạnh của các lực lượng giáo dục về cả nhân lực và kinh phí sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động.
Tiểu kết chƣơng 1
1. Ở chương 1, tác giả đã tiến hành nghiên cứu vị trí, vai trò, chức năng, nguyên tắc, quy trình và hình thức kiểm tra đánh giá; quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
2. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về KTĐG, song chưa có tác giả nào nghiên cứu về KTĐG hoạt động bồi dưỡng của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này, phát huy tác dụng, tạo nên sản phẩm con người đáp ứng với công cuộc đổi mới .
3. KTĐG ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: nhận thức của các lực lượng giáo dục; năng lực người tổ chức quản lý; hình thức KTĐG; các điều kiện để tổ chức KTĐG. Bởi vậy phải có các biện pháp quản lý hợp lý, hiệu quả thì KTĐG sẽ đạt được mục đích.
Phần lý luận về kiểm tra đánh giá và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá của chương 1 được sử dụng làm cơ sở để:
- Phân tích thực trạng kiểm tra đánh giá và quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất các biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở thành phố Hải Phòng.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG KTĐG VÀ QUẢN LÝ KTĐG TRONG HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CỦA CÁC TRUNG TÂM BỒI DƢỠNG CHÍNH TRỊ
CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Giới thiệu về các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở thành phố Hải Phòng