CHƢƠNG 1 : CƠSỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Hiểu theo nghĩa chung, hệ thống là chỉnh thể các yếu tố có liên quan đến nhau, tác động và quy định lẫn nhau. Cách tiếp cận hệ thống đòi hỏi xem xét đối tượng như một hệ thống tồn vẹn, phát triển, có cấu trúc và tương tác với nhau. Nhờ sự tương tác theo quy luật riêng của các thành tố cấu tạo hệ thống đã sinh ra chất lượng toàn vẹn của hệ thống.
Trong phạm vi của luận văn, các biện pháp quản lý KTĐG hoạt động bồi dưỡng phải gắn kết với nhau thành một hệ thống biện pháp liên quan có tác dụng hỗ trợ nhau, khi triển khai đồng bộ sẽ có tác dụng làm thay đổi chất lượng dạy và học một cách toàn diện. Năng lực của đội ngũ sẽ được nâng cao khi bản thân họ nhận thức đúng đắn về KTĐG; Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của KTĐG thì GV, CBQL mới có ý thức nâng cao năng lực chun mơn, nghiệp vụ; Cơ chế, chính sách hợp lý sẽ có tác dụng khuyến khích, động viên đội ngũ phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ.
Các biện pháp đưa ra phải được tuân thủ các nguyên tắc, quy trình KTĐG trên cơ sở đó sẽ góp phần làm cho hoạt động bồi dưỡng ở trung tâm ngày càng đạt kết quả cao như mong muốn.
3.2. Những biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá
3.2.1. Biện pháp 1: Đổi mới việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho các khóa bồi dưỡng của TT.
* Mục tiêu:
Mục tiêu của công việc này là giúp cho Ban giám đốc, các giảng viên và học viên các lớp có được bản kế hoạch tổng thể và chi tiết cho hoạt động kiểm tra đánh giá tồn khóa bồi dưỡng làm cho hoạt động này được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
* Cách thức thực hiện:
Muốn giúp Ban giám đốc, các giảng viên và học viên thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá được tồn diện và cân đối, có trọng tâm và đạt hiệu quả cao, thì việc đầu tiên là phải xây dựng được một kế hoạch từ tổng thể đến chi tiết, cụ thể: Kế hoạch tổ chức khảo sát - Kế hoạch xây dựng ngân hàng câu hỏi - Kế hoạch tổ chức thực hiện - Kế hoạch chấm trả bài kiểm tra - Kế hoạch xử lý kết quả thi kiểm tra - Kế hoạch thanh tra giám sát.
Dựa vào phân phối chương trình các chuyên đề bồi dưỡng, Ban Giám đốc kết hợp với các giảng viên và trên cơ sở kết quả phân tích đối tượng học viên của từng lớp bồi dưỡng để xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho từng lớp. Tiếp đó giảng viên xây dựng kế hoạch kiểm tra cho từng chuyên đề mình dạy và trình lên Ban tuyên giáo xét duyệt. Khi đã được xét duyệt chính thức thì đó sẽ là cơ sở nguyên tắc để giảng viên thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá chun đề mình phụ trách.
Để cơng tác kiểm tra đánh giá thực hiện hiệu quả các chức năng của nó, trong đó chú trọng việc khuyến khích, động viên học viên tiến bộ trong học tập, thì việc xây dựng kế hoạch này vô cùng quan trọng, về cơ bản các bước xây dựng kế hoạch kiểm ra đánh giá bao gồm :
- Xác định mục tiêu cần đạt của mỗi chuyên đề bồi dưỡng ứng với từng đơn vị nội dung được giảng dạy trong một đơn vị thời gian.
- Tổng hợp mục tiêu cần đạt cho cả khóa bồi dưỡng ứng với các đơn vị thời gian.
- Dự kiến kế hoạch kiểm tra đánh giá các mục tiêu đó vào những thời điểm phù hợp.
Bảng 3.1. Kế hoạch kiểm tra đánh giá
Chuyên đề: ....................................... Lớp: ..................
Thời gian thực hiện Mục đích kiểm tra Hình thức KTĐG Nội dung kiểm tra