Thực trạng việc tập huấn cho giảng viên các kĩ thuật KTĐG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kiểm tra đánh giá trong hoạt động bồi dưỡng của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở thành phố hải phòng (Trang 60)

CHƢƠNG 1 : CƠSỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ

2.3. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá trong hoạt động bồi dƣỡng của

2.3.3. Thực trạng việc tập huấn cho giảng viên các kĩ thuật KTĐG

Để thực hiện tốt quy trình KTĐG địi hỏi các CBQL và GV phải nắm vững các kĩ thuật KTĐG. Điều này chỉ được thực hiện qua việc tập huấn các kĩ thuật KTĐG cho giảng viên. Tuy nhiên, kết quả khảo sát về việc này được thể hiện trong bảng 2.1 lại cho thấy trên thực tế việc tập huấn cho GV các kĩ thuật KTĐG còn nhiều hạn chế, không thường xuyên được thực hiện chiếm tỉ lệ 52,2% số phiếu hỏi và 38,9% cho kết quả là rất không thường xuyên được thực hiện. Ngồi ra có 8,9% số phiếu không thể hiện quan điểm về việc này.

Để đánh giá nguyên nhân và tìm hiểu sâu hơn về nội dung này, tác giả phát phiếu hỏi khảo sát cho CBQL và GV về mức độ cần thiết đối với việc tập huấn các kĩ thuật KTĐG và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3: Đánh giá của CBQL và GV về các nội dung tập huấn

STT ND Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Rất không cần thiết 1 Kỹ năng viết câu hỏi

đề thi 22/24,5% 35/38,9% 20/22,2% 11/12,2% 2/2,2% 2 Kỹ năng tổ hợp đề thi 10/11,1 % 32/35, 5% 45/50 % 2/2,2 % 1/1,1%

3 Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 17/18,9 % 52/57, 8 21/23,3 % 0/0% 0/0%

4 Công tác quản lý, bảo

mật đề thi 16/17,8% 23/25,6% 51/56,6% 0/0% 0/0%

5 Kỹ năng thu thập xử

lý thông tin sau kiểm tra đánh giá 26/28,9 % 32/35, 5% 28/31,2 % 4/4.4 % 0/0%

Từ kết quả thu được trong bảng 2.3 chúng ta có thể thấy có số ít người được hỏi cho rằng việc tập huấn các kĩ năng KTĐG là không cần thiết hay rất khơng cần thiết. Cịn đa phần số phiếu hỏi cho rằng việc tập huấn cả 5 kĩ năng mà tác giả nêu ra là rất cần thiết và cần thiết với tỉ lệ 50% trở lên. Một số phiếu hỏi cho kết quả trung tính, khơng thể hiện rõ quan điểm là cần thiết hây không, cũng thể hiện ở số đó là chưa quan tâm đến thực hành các kĩ thuật KTĐG.

Trước thực trạng đó cho thấy các trung tâm muốn quản lý tốt KTĐG trong hoạt động bồi dưỡng LLCT thì cần phải quan tâm ngay việc tập huấn cho GV các kĩ thuật KTĐG.

2.3.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học cũng như KTĐG trong suốt quá trình bồi dưỡng

Trong những năm qua, công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng của trung tâm bồi dưỡng chính trị cịn chưa đạt hiệu quả, có nhiều lý do nhưng một trong số đó là khâu thanh tra, kiểm tra chưa đạt yêu cầu, chưa xác định rõ mục đích của việc thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng để làm gì và cho ai? Chính vì lý do đó, mà cán bộ quản lý của trung tâm chưa nhìn nhận ra những thiếu sót của cơng tác kiểm tra đánh giá, chưa điều chỉnh được hoạt động này sao cho hiệu quả hơn.

Để minh chứng làm rõ điều này, tác giả đã điều tra bằng phiếu hỏi đối với CBQL và GV với câu hỏi: "Các thầy (cơ) có thường xun tổ chức/tham gia thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học cũng như KTĐG trong suốt quá trình bồi dưỡng?". Và kết quả thể hiện ở bảng 2.1 cho thấy: rất ít CBQL và GV thường xuyên thực hiện nhiệm vụ này với chỉ 3,3% rất thường xuyên và 16,7% thường xuyên; có đến 72,2% cho biết họ khơng thường xun làm việc này, thậm chí 7,8% cịn cho biết họ rất không thường xuyên thực hiện nhiệm vụ thanh kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học cũng như KTĐG trong quá trình bồi dưỡng.

Về nội dung thanh kiểm tra, tác giả điều tra bằng bảng hỏi và thu được kết quả thể hiện trong bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.4: Đánh giá của CBQL và GV về các nội dung thanh kiềm tra

STT ND Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thường xuyên Rất không thường xuyên 1 Dự giờ 0/0% 15/16,7% 38/42,2% 32/35,5% 5/5,6% 2 Kiểm tra đề

cương bài giảng

4 Hỏi ý kiến của

học viên 0/0% 7/7,8% 26/28,9% 37/41,1% 20/22,2% Qua số liệu thu được này thì CBQL và GV của các trung tâm mới chỉ tập trung hoạt động thanh kiểm tra của mình vào nội dung thanh tra kết quả chấm bài thi của các HV, với 24,4% rất thường xuyên thực hiện, 65,6% có thực hiện và thường xuyên thực hiện. Chỉ có 10% được hỏi cho rằng khơng thường xuyên thực hiện.

Điều đó khẳng định việc thanh tra, kiểm tra cơng tác kiểm tra đánh giá cịn thiếu và yếu, cơng tác thanh tra các kì thi thiếu nghiêm túc. Lí do có một phần quan trọng đó là do thiếu kế hoạch thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá trong hoạt động bồi dưỡng của trung tâm. Việc thực hiện kế hoạch của các giảng viên kiêm chức đơi khi cịn tuỳ tiện, thiếu nghiêm túc. Việc kiểm tra thường xuyên đôi lúc ở một số giáo viên còn thiếu hợp lý.

Trong các kỳ thi, kiểm tra vẫn còn hiện tượng thiếu tinh thần trách nhiệm coi thi, chấm thi chưa nghiêm túc nhưng Ban Giám đốc không kịp thời phát hiện và chấn chỉnh do họ không bị giám sát hay kiểm tra của ai, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả bồi dưỡng chung của trung tâm.

2.3.5. Thực trạng đảm bảo các cơ sở vật chất kĩ thuật cho KTĐG

Đảm bảo CSVC kĩ thuật cho KTĐG là điều kiện đầu tiên, quan trọng cho việc đảm bảo KTĐG được thực hiện và phát huy hiệu quả. Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng 2.1 cho thấy một thực tế là CBQL và GV chưa được trang bị đầy đủ CSVC để thực hiện nhiệm vụ của mình. Chỉ có 20% người được hỏi cho rằng các TTBDCT thường xuyên được tạo điều kiện CSVC kĩ thuật cho KTĐG, đa số câu trả lời là không thường xuyên (46,7%), thậm chí trên 30% thể hiện quan điểm tiêu cực khi cho rằng rất ít khi được tạo điều kiện CSVC kĩ thuật cho KTĐG hoặc không muốn trả lời.

Bảng 2.5: Đánh giá của CBQL và GV về CSVC kĩ thuật cho KTĐG Nội dung Rất đầy Đầy Tương Không Rất Nội dung Rất đầy Đầy Tương Không Rất

đủ đủ đối đủ đầy đủ không đủ

1. Số lượng nhân lực, đội

ngũ cho hoạt động 0/0% 4/4,4% 18/20 % 42/46,7 % 26/28,9 % 2. Chất lượng đội ngũ về

chuyên môn nghiệp vụ 0/0% 5/5,6%

19/21,1 % 55/61,1 % 11/12,2 %

3. Trang thiết bị của TT

0/0% 0/0% 16/17,7

%

68/75,6

% 6/6,7%

4. Thu hút nguồn kinh

phí cho hoạt động 0/0% 0/0%

14/15,6 %

70/77,7

% 6/6,7%

Kết quả qua bảng hỏi 2.5 cho thấy rõ những mặt mạnh, mặt yếu về nội dung CSVC kĩ thuật cho KTĐG. Về đội ngũ và chất lượng đội ngũ có một số ý kiến được hỏi cho rằng đã đủ và tương đối đủ cho thấy một số TT đã quan tâm đến nội dung này. Tuy nhiên ở nội dung hỏi về trang thiết bị và tạo nguồn kinh phí cho KTĐG thì khơng ai cho rằng đã được đáp ứng đầy đủ. Hơn một nửa các ý kiến được hỏi đều cho rằng cả 4 nội dung đề cập trong bảng hỏi đều không được đáp ứng đầy đủ. Thậm chí một số khơng nhỏ cịn cho ý kiến là rất khơng đầy đủ (28,9% ở nội dung đội ngũ, 12,2% ở nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ và cùng 6,7% ở 2 nội dung về trang thiết bị và tạo nguồn kinh phí cho hoạt động KTĐG).

Qua đó cho thấy quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng của các trung tâm BDCT cấp huyện ở thành phố Hải phịng muốn được thực hiện tốt thì cần phải có giải pháp khả thi để tạo điều kiện CSVC kĩ thuật cho KTĐG.

2.4. Đánh giá thực trạng

2.4.1. Điểm mạnh

Trung tâm đã đạt được một số kết quả, góp phần nâng cao trình độ LLCT cho các bộ, đảng viên trong toàn quận, thúc đẩy các tổ chức cơ sở đảng phát

triển. Nhiều đồng chí đã trưởng thành, được bầu vào các chức danh chủ chốt ở cơ sở.

+ Về quy mơ và loại hình ĐTBD: Số lượng đảng viên và số chi bộ trong tồn quận khơng ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Công tác ĐTBD của Trung tâm những năm qua ngồi việc nâng cao trình độ LLCT và nghiệp vụ cịn góp phần chuẩn hóa trình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác đảng, chính quyền và đoàn thể ở cơ sở, nhất là cán bộ lãnh đạo (chương trình Sơ cấp tạo ra một kênh chính quy, liên thơng trong việc tạo nguồn cán bộ cơ sở từ sơ cấp, trung cấp đến cao cấp).

+ Chất lượng các khóa ĐTBD đã được quan tâm hơn, từ khâu xây dựng chương trình đến tổ chức ĐTBD, huy động đội ngũ giảng viên, chuẩn bị tài liệu học tập, tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả… Công tác ĐTBD LLCT cho cán bộ đảng viên trong quận Lê Chân do Trung tâm BDCT quận đảm nhận đã góp phần tạo ra một kênh bồi dưỡng thống nhất, bài bản, giải quyết một trong những vướng mắc trước đây của nhiều tổ chức cơ sở đảng trong việc kết nạp đảng viên cũng như nâng cao chất lượng đảng viên mới. Ngoài ra đã bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đảng, quản lý nhà nước và đoàn thể giúp học viên nâng cao trình độ, năng lực thực hiện công việc.

+ Bước đầu đã khắc phục việc ĐTBD theo diện rộng, chuyển dần sang ĐTBD có trọng tâm, trọng điểm.

+ Đã huy động được đội ngũ giảng viên kiêm chức là lãnh đạo các phòng, ban của quận và giảng viên của Trường chính trị Tơ Hiệu có trình độ chun mơn cao và có nhiều kinh nghiệm tham gia giảng dạy các lớp ĐTBD tại Trung tâm.

+ Mở rộng, đa dạng hóa các hình thức đào tạo bồi dưỡng ngồi các hình thức đào tạo bồi dưỡng theo chức năng nhiệm vụ của Trung tâm BDCT cấp huyện do Trung ương quy định. Các loại hình ĐTBD đáp ứng yêu cầu của xã hội như: Bồi dưỡng quản lý nhà nước chương trình chuyên viên; Đào tạo chương trình trung cấp LLCT hệ tại chức… được Trung tâm phối hợp với các

ngành có liên quan tổ chức. Nguồn thu từ các lớp này đã góp phần bổ sung cho chi thường xuyên, nâng cấp CSVC phục vụ và cải thiện bước đầu đời sống của cán bộ, giảng viên và nhân viên của Trung tâm, làm nghĩa vụ với Nhà nước.

Có thể khẳng định, Trung tâm BDCT quận Lê Chân trong những năm qua là một trong những đơn vị của thành phố Hải phòng thực hiện tốt hoạt động đào tạo bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quận, nhờ đó, trình độ LLCT, nghiệp vụ của cán bộ, đảng viên được nâng lên góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ ở địa phương; được Ban Thường vụ Quận ủy Lê Chân, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải phòng đánh giá cao.

2.4.2. Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh đã trình bày ở trên, qua hơn 15 năm hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, Trung tâm cịn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cụ thể như sau:

- Nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng còn nhiều bất cập: chương trình ĐTBD chưa thành hệ thống, cịn nặng về lý thuyết và chưa gắn với thực tiễn của địa phương. Nội dung ĐTBD trong những năm qua mặc dù đã có sự đổi mới, chỉnh lý, bổ sung nhưng vẫn có sự trùng lắp ở các chuyên đề trong cùng một chương trình, một số tài liệu viết còn chung chung, lý luận dài dịng, ít minh họa thực tiễn và chưa phù hợp với đối tượng học viên. Do đó phần nào đã hạn chế đến kết quả và hiệu quả của bồi dưỡng.

- Việc xây dựng kế hoạch KTĐG phần lớn chưa được chú ý thực hiện. - Việc đánh giá khóa học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên còn mang tính hình thức, chưa thực chất. Cơng tác tổng kết thực tiễn chưa được thực hiện. Kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên còn thiếu và chưa khoa học, việc thực hiện kế hoạch chưa nghiêm túc. Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên còn chưa tuân thủ chặt chẽ

+ Kiểm tra đánh giá chưa xác định rõ mục đích đánh giá, chưa có mục tiêu và tiêu chí thống nhất.

+ Hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá chưa phù hợp, thiếu hiệu quả

- Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thiếu tính khoa học: + Thiếu bộ phận chuyên trách về hoạt động kiểm tra đánh giá. + Chưa tuân thủ nghiêm túc quy trình kiểm tra đánh giá.

+ Một số cán bộ quản lý chưa có chun mơn về quản lý giáo dục.

- Giảng viên chưa kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên hiệu quả:

+ Giảng viên chưa hiểu sâu sắc về các phương pháp kiểm tra đánh giá, chưa nắm được kỹ thuật soạn câu hỏi kiểm tra.

+ Chưa biết kết hợp các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên.

+ Chưa biết cách sử dụng kiểm tra đánh giá để tạo động lực, khuyến khích động viên học viên trong học tập nghiên cứu.

+ Việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra đánh giá đơi lúc cịn lúng túng, chưa hợp lý.

- Công tác thanh, kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá còn chưa được chú trọng, thiếu đi sự nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời của các cấp lãnh đạo.

- CSVC còn thiếu thốn, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về KTĐG....

2.4.3. Nguyên nhân

Các ngun nhân chính tác động đến cơng tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên chủ yếu là:

+ Một số giảng viên do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác này nên chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về quy chế kiểm tra đánh giá.

+ Sự phối kết hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá chưa phù hợp và chưa hiệu quả.

+ Sự phối hợp giữa các bộ phận trong Trung tâm chưa đồng bộ và thiếu khoa học.

+ Phần lớn GV không được đào tạo kĩ thuật KTĐG nên kỹ năng rất hạn chế.

+ Công tác quản lý KTĐG tại các TT chưa được chặt chẽ.

Tiểu kết chƣơng 2

Như vậy qua nghiên cứu thực tiễn việc quản lý KTĐG hoạt động bồi dưỡng của các trung tâm BDCT cấp huyện ở thành phố Hải phòng cho thấy, trong những năm qua các trung tâm đã có thực hiện việc này và đạt một số mặt tích cựu góp phần nâng cao chất lượng lý luận cho đội ngũ cán bộ.

Tuy nhiên, so với thực tế hoạt động KTĐG đang thay đổi nhanh chóng thời gian qua thì việc thực hiện của các trung tâm cịn bộc lộ một số hạn chế như đã chỉ ra trong chương này.

Để KTĐG phát huy đúng vai trị của nó trong việc nâng cao chất lượng cho công tác bồi dưỡng của các trung tâm, các trung tâm cần có vào một số biện pháp quản lý tốt KTĐG hoạt động bồi dưỡng của mình.

CHƢƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Như đã trình bày ở chương 1, KTĐG đã được nhiều nhà khoa học, đặc biệt là các nhà GD nghiên cứu để tìm những phương pháp, hình thức KTĐG và cách thức thực hiện hữu hiệu nhất nhằm khơng chỉ đánh giá chính xác, khách quan, công bằng kết quả học tập của người học mà còn giúp cải thiện kết quả học tập của người học. Theo các nghiên cứu, KTĐG cần phải thay đổi với xu hướng chuyển từ việc quan tâm đánh giá đầu ra đến quan tâm đánh giá quá trình, từ đánh giá trong sang đánh giá ngoài và tự đánh giá, từ việc giữ kín tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá sang cơng khai tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, từ đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kiểm tra đánh giá trong hoạt động bồi dưỡng của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở thành phố hải phòng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)