Thực trạng việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kiểm tra đánh giá trong hoạt động bồi dưỡng của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở thành phố hải phòng (Trang 56 - 57)

CHƢƠNG 1 : CƠSỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ

2.3. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá trong hoạt động bồi dƣỡng của

2.3.1. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá

Qua kết quả khảo sát thu được trong bảng 2.1 thì việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho mỗi chuyên đề đa số không được các CBQL và GV thực hiện thường xuyên, chiếm tỉ lệ 80%; 13,3% CBQL và GV rất không thường xuyên thực hiện việc xây dựng kế hoạch KTĐG. Chỉ có 6,7% số CBQL và GV được hỏi cho rằng họ thường xuyên thực hiện việc xây dựng kế hoạch KTĐG trong hoạt động bồi dưỡng. Điều đó chứng tỏ việc xây dựng kế hoạch KTĐG không được các CBQL và GV quan tâm trong hoạt động bồi dưỡng LLCT của các trung tâm BDCT cấp huyện ở thành phố Hải Phòng. Việc xây dựng mục tiêu, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể, thống nhất. Đối với cơng tác kiểm tra đánh giá thì tiêu chí đánh giá có vai trị đặc biệt quan trọng. Đó là chuẩn để so sánh,

giảng viên tự ra tiêu chí đánh giá riêng cho cá nhân mình đặc biệt trong các chuyên đề mang tính thời sự và các nội dung mang tính nghiệp vụ. Do đó, cơng tác kiểm tra đánh giá chưa đánh giá đúng kết quả học tập của học viên, chưa thực sự giúp giảng viên và học viên điều chỉnh được hoạt động dạy, học của mình. Trong những năm qua cơng việc này của trung tâm còn tồn tại một số bất cập. Mặc dù, Ban Giám đốc trung tâm đã xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho từng chuyên đề, các lớp bồi dưỡng dựa trên nội dung chương trình. Nhưng kế hoạch xây dựng ngân hàng câu hỏi lại không hợp lý, khơng có kế hoạch dài hơi, việc lập kế hoạch tổ chức thực hiện còn lúng túng, đơi khi cịn phụ thuộc nhiều vào tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của quận, thành phố, đặc biệt là các đợt kiểm tra cuối kỳ.

Kế hoạch chấm trả bài cho học viên cịn chưa phù hợp, có khi q gấp do thời gian thi muộn so với thời gian phải tổng kết lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Điều này dẫn đến chất lượng chấm bài của giáo viên đôi lúc chưa đảm bảo, thiếu đi sự chính xác cao, dẫn đến hiệu quả kiểm tra đánh giá chưa cao. Mặc dù các trung tâm đã cố gắng rất nhiều trong việc khắc phục các nhược điểm của khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên. Các văn bản, nội quy, kế hoạch kiểm tra đánh giá đã được thông báo đến học viên và giảng viên trước mỗi chuyên đề, mỗi lớp bồi dưỡng. Tuy nhiên, việc thực hiện sai trong cách chấm bài kiểm tra cho học viên vẫn diễn ra.

Vì vậy, để công tác kiểm tra đánh giá thực hiện hiệu quả các chức năng của nó, thì cần phải làm tốt khâu xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho mỗi chuyên đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kiểm tra đánh giá trong hoạt động bồi dưỡng của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở thành phố hải phòng (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)