CHƢƠNG 1 : CƠSỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ
3.2.2. Biện pháp 2: Hồn thiện qui trình tổ chức thực thi kế hoạch KTĐG
* Mục tiêu:
Chất lượng là sự tuân theo các chuẩn đề ra và đạt được các mục tiêu đề ra. Đề tổ chức thực thi kế hoạch kiểm tra đánh giá hiệu quả nhất thiết phải có mục tiêu kiểm tra đánh giá và chuẩn kiểm tra đánh giá. Hoạt động kiểm tra đánh giá phải được tiến hành theo một hệ thống chuẩn và các bước tiến hành chặt chẽ, thống nhất để đạt mục tiêu đề ra. Hệ thống các bước tiến hành và các chuẩn đó chính là quy trình. “Quy trình là các bước phải tuân thủ theo khi tiến hành một cơng việc nào đó”. Quy trình chính là hệ thống các chuẩn được xây dựng
để đạt được mục đích đề ra. Quy trình là hệ thống chặt chẽ bao gồm các bước phải tuân theo và cuối mỗi bước đều có tiêu chí đánh giá, khi đạt được tiêu chí của bước đó mới được chuyển sang bước tiếp theo. Do vậy, việc xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá và thực hiện quản lý kiểm tra đánh giá theo quy trình là yếu tố quyết định chất lượng kiểm tra đánh giá.
* Cách thức thực hiện:
Ở các lớp bồi dưỡng, các kỳ kiểm tra đánh giá dưới dạng viết có các hình thức làm bài tại lớp với đề mở hoặc viết thu hoạch ở nhà với các mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích của các kỳ kiểm tra đánh giá là hết sức quan trọng, bởi lẽ nó định hướng xây dựng các bài kiểm tra phải đạt được các mục đích này. Khi tổ chức một kỳ kiểm tra phải trả lời được câu hỏi: Cho ai? Để làm gì?
* Cho học viên:
+ Kiểm tra đánh giá phải đạt được mục đích động viên, khuyến khích, tạo động lực cho học viên học tập và tiến bộ.
+ Kiểm tra đánh giá phải giúp học viên tự đánh giá được sự tiến bộ (hay tụt lùi) của mình.
+ Kiểm tra đánh giá để giúp học viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh quá trình học tập của bản thân.
* Cho giảng viên:
+ Theo dõi sự tiến bộ của từng học viên để có kế hoạch hỗ trợ.
+ Thu thập các thông tin từ các bài kiểm tra đánh giá để điều chỉnh quá trình dạy học của mình (như phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, tổ chức nội dung dạy học).
+ Rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ kiểm tra đánh giá để tổ chức lần sau tốt hơn.
* Cho nhà quản lý:
+ Giám sát quá trình dạy - học.
+ Từ đó có các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ thầy trị dạy - học tốt hơn.
Bước 2: Tổ chức, chỉ đạo lựa chọn phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp
Hình thức kiểm tra đánh giá phải phù hợp với hình thức tổ chức dạy học của từng chuyên đề bồi dưỡng và yêu cầu cần đạt: Kiến thức hiểu biết, kỹ năng
thực hành, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn cơng tác và xử lý tình huống. Các hình thức kiểm tra đánh giá cần được sử dụng linh hoạt kể cả việc phối hợp các hình thức KTĐG với nhau để đạt được mục tiêu đề ra. Cần xác định hình thức kiểm tra đánh giá cụ thể cho các chuyên đề như sau:
Bảng 3.2. Hình thức kiểm tra đánh giá trong chƣơng trình
TT Hình thức KT ĐG Các chuyên đề lý luận Các chuyên đề thực hành Ghi chú 1 KTĐG thường xuyên Vấn đáp Vấn đáp - Bài tập 2 KTĐG tổng kết Viết thu hoạch Thực nghiệm thực tế
Phương pháp kiểm tra đánh giá phải có tác dụng khuyến khích phương pháp học tập đó là tính chủ động, sáng tạo trong học tập, giúp học viên thể hiện được năng lực của mình.
Sau khi lựa chọn, áp dụng phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá cần kiểm chứng mức độ hiệu quả của nó để rút kinh nghiệm, thay đổi để phù hợp nhằm đạt mục đích cuối cùng là xác định chính xác kết quả học tập của học viên.
Bước 3: Tổ chức xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó, tỉ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá
+ Liệt kê những nội dung cần đánh giá:
Trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt. Các nhóm chuyên gia tổ chức thảo luận các nội dung kiểm tra đánh giá cho các lần kiểm tra, nội dung kiểm tra qua các lần kiểm tra phải tổng quát được toàn bộ các chuẩn về kiến thức, kỹ năng và thái độ và phù hợp với từng nhóm chun đề. Một số tiêu chí
- Chương trình học đối với từng lớp: Mức độ yêu cầu giữa hai chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao phải khác nhau.
- Đối tượng học viên: Cần tổ chức xây dựng số lần kiểm tra cụ thể và nội dung trong các lần kiểm tra đó.
Bước 4: Tổ chức chỉ đạo viết câu hỏi kiểm tra đánh giá ứng với nội dung và bậc nhận thức của nội dung đó
Trên cơ sở mục tiêu mơn học, trên cơ sở các nội dung cần được kiểm tra đánh giá yêu cầu giảng viên soạn câu hỏi kiểm tra cho nội dung đó theo thành bậc nhận thức của Bloom.
Câu hỏi kiểm tra bậc 1: Đây là những câu hỏi để kiểm tra năng lực nhận thức ở mức độ nhớ, hiểu của người học. Câu hỏi dạng này sẽ được xây dựng dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tập trung vào việc kiểm tra độ hiểu lý thuyết của học viên. Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết sẽ khuyến khích học viên nhớ, hiểu nội dung của bài học mà không cần phải học thuộc lòng.
Câu hỏi kiểm tra bậc 2: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra năng lực nhận thức của học viên ở các mức độ áp dụng, phân tích, tổng hợp. Các câu hỏi kiểm tra đánh giá bậc 2 thường là các câu hỏi trắc nghiệm tự luận. Câu hỏi trắc nghiệm tự luận sẽ có tác dụng kiểm tra năng lực vận dung, phân tích và tổng hợp để có được câu trả lời đúng.
Câu hỏi tự luận sẽ kiểm tra năng lực phân tích, tổng hợp khả năng viết, sử dụng ngôn từ, kiến thức.
Câu hỏi kiểm tra bậc 3: Đây là những câu hỏi để kiểm tra năng lực nhận thức ở mức độ đánh giá của học viên. Đây là năng lực đặc biêt, các câu hỏi kiểm tra năng lực này thường là những câu hỏi khó và để làm được những câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức đồng thời phải sáng tạo và có năng lực đánh giá vận dụng vào điều kiện thực tiễn công tác.
Kỹ năng xây dựng cấu trúc đề và viết câu hỏi kiểm tra đánh giá của giảng viên là yếu tố vô cùng quan trọng, bởi lẽ câu hỏi KTĐG chính là cơng cụ, là thước đo để kiểm tra đạt được các mục tiêu trong các nội dung cần kiểm tra đánh giá. Để đáp ứng được yêu cầu này trong giai đoạn hiện nay, việc tăng cường bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng xây dựng cấu trúc đề, viết câu hỏi kiểm tra đánh giá cho giảng viên là việc làm rất cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của khâu viết, soạn câu hỏi kiểm tra TTBDCT luôn chú trọng công tác bồi dưỡng cho giảng viên. Tuy nhiên do thực trạng đội ngũ giảng viên còn nhiều hạn chế, nên khả năng viết soạn câu hỏi kiểm tra chưa đồng đều giữa các giảng viên và mang nhiều tính riêng lẻ. Vì vậy để nâng cao chất lượng viết soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá Trung tâm cần tập trung các nội dung bồi dưỡng như:
- Xây dựng cấu trúc đề kiểm tra cho từng chuyên đề.
- Nội dung trọng tâm để xây dựng và viết câu hỏi kiểm tra. - Xác định đối tượng kiểm tra.
- Kỹ năng viết soạn câu hỏi bậc 1, bậc 2 và bậc 3.
Bước 5: Tổ chức tổ hợp thành đề kiểm tra
Sau khi giảng viên hoàn thành việc viết soạn câu hỏi kiểm tra theo từng nội dung, Trung tâm sẽ có trách nhiệm nhóm lại thành đề kiểm tra hồn chỉnh theo dàn bài kiểm tra đã được phê duyệt.
Bảng 3.3. Mẫu dàn bài các bài kiểm tra
Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng
Nội dung 1 2 1 1 4
Nội dung 2 2 1 1 4
ns1 ns2 ns3 nsn
Trong đó n1 là số câu cho nội dung n1, n2 là số câu cho nội dung n2, n3 là số câu cho nội dung n3, ns là tổng số câu cho nội dung ns, ns1 là tổng số câu của nội dung bậc 1, ns2 là tổng số câu cho nội dung bậc 2, ns3 là tổng số câu cho nội dung bậc 3 và nsn là tổng số câu cho toàn bài kiểm tra.
Bước 6: Tổ chức phân tích đề kiểm tra
Sau khi hoàn chỉnh một đề kiểm tra, Ban giám đốc cùng nhóm chun gia phân tích đề kiểm tra đó, theo các tiêu chí sau:
- Đảm bảo số câu cho các bậc nhận thức. - Đảm bảo số câu cho các nội dung kiểm tra. - Đảm bảo các nội dung trong dàn bài.
- Đảm bảo việc hoàn chỉnh phù hợp cho đối tượng kiểm tra.
Đây là giai đoạn thẩm định đề theo thang bậc nhận thức, tuyệt đối không được hiểu sai các thang bậc nhận thức, việc hiểu sai sẽ dẫn đến số câu hỏi cho các bậc sẽ sai và hiển nhiên số câu hỏi cho các bậc khơng cịn theo dàn bài nữa, việc đó sẽ dẫn đến giảng viên sẽ thu được kết quả sai trong kiểm tra và đánh giá. Trước khi in ấn, giảng viên cần phân tích đề bằng cách làm bài với tư cách là HV. Trong quá trình làm bài sẽ phát hiện những sai số có thể và độ dài của bài kiểm tra. Thông thường, GV cần 2/5 đến 1/2 thời gian so với thời lượng làm bài của HV là phù hợp.
Bước 7: Tổ chức in sao đề kiểm tra và đóng gói đề thi
Sau khi các đề kiểm tra được tổ chức thẩm định và đánh giá, Ban giám đốc sẽ ký duyệt và chuyển cho tổ sao in đề thi in sao theo số lượng học viên của từng lớp.
Sau khi hoàn thành xong bộ đề kiểm tra của lớp nào tổ in sao sẽ có trách nhiệm đóng gói và niêm phong ln lớp đó. Sau khi đóng gói và niêm phong sẽ được chuyển lên cho Ban giám đốc quản lý và phụ trách. Căn cứ theo kế hoạch kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra theo lịch.
Bước 8: Tổ chức coi thi, chấm thi
Theo kế hoạch kiểm tra của từng nội dung bồi dưỡng giáo vụ sẽ nhận đề và thực hiện việc kiểm tra HV. Để công tác kiểm tra đánh giá nghiêm túc, tất cả giáo vụ đều phải thực hiện nghiêm túc một số quy định đối với công tác kiểm tra như:
- Phải có trách nhiệm giám sát học viên trong suốt quá trình làm bài thi hoặc kiểm tra.
- Phải thực hiện cách phát đề theo đúng quy định về thi trắc nghiệm nếu có.
- Lập biên bản và đề nghị xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định về kiểm tra.
- Khơng được ra ngồi bỏ vị trí trong suốt q trình làm thi, kiểm tra. - Khơng được nhờ người khác coi thi hộ nếu như Ban Giám đốc không đồng ý.
Khi hoàn tất việc kiểm tra các lớp, BGĐ sẽ tiến hành đánh phách, dọc phách, phân công GV chấm bài và giao đáp án chấm cho GV, căn cứ vào hướng dẫn chấm GV sẽ tiến hành chấm bài làm của học viên. Việc chấm bài đối với các bài thi trắc nghiệm khách quan thì chấm theo thực tế, tuy nhiên đối với các bài trắc nghiệm tự luận, sẽ có thống nhất giữa các giảng viên chấm. Để đảm bảo theo đúng quy chế bài làm của HV cũng sẽ được làm tròn theo đúng quy định.
Sau khi GV chấm bài xong, điểm được bộ phận quản trị nhập vào máy vi tính trước khi trả bài về cho lớp. Bộ phận quản trị có trách nhiệm tổng hợp kết quả của từng bài kiểm tra, trình lên BGĐ, BGĐ căn cứ vào kết quả đó khen thưởng những học viên đạt kết quả cao, hoặc nhắc nhở kịp thời giảng viên và học viên lớp có tỉ lệ thấp, để họ kịp thời điều chỉnh cách dạy, cách học của mình.
Bước 10: Trả bài, nhận xét và lên điểm
Đây là khâu quan trọng của quy trình kiểm tra đánh giá. Cần cho học viên những lời nhận xét chân tình, gợi ý, giúp đỡ để học viên khơng phạm lại những sai lầm, cố gắng học tập để đạt két quả cao hơn trong các bài kiểm tra sau.
Sau khi điểm được nhập vào máy tính, bộ phận quản trị sẽ in thống kê kết quả chất lượng bài kiểm tra hoặc bài thi đó trình lên BGĐ theo mẫu sau:
Bảng 3.4. Mẫu thống kê kết quả thi, kiểm tra
Nội dung Dƣới 3 đến 5 Từ 3 Từ 5.25 đến 6.5 Từ 6.75 đến 8 đến 10 Từ 8 trở lên Từ 5 Xếp thứ
Lớp 1 SL1 SL1 SL1 SL1 SL1 SL1
Lớp 2 SL2 SL2 SL2 SL2 SL2 SL2
Lớp n SLn SLn SLn SLn SLn SLn
Căn cứ vào bảng thống kê đó, GV sẽ nhận ra được số các HV không đạt cho các nội dung là bao nhiêu. Trên cơ sở đó GV sẽ có kế hoạch phụ đạo cho HV, đồng thời theo bảng thống kế đó BGĐ sẽ có căn cứ để đánh giá HV, đồng thời cũng là nội dung để có kế hoạch điều chỉnh và đổi mới phương pháp dạy học.
Cơng tác này sẽ phản ánh chính xác năng lực nhận thức cho HV và năng lực dạy học đối với GV. Đây là giai đoạn mà GV, cũng như BGĐ rất quan tâm
đối với công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HV.