lượng nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La
Yếu tố kinh tế xã hội: Hệ thống chính trị, pháp luật và các chính sách xã hội
cũng là một trong những nhân tốliên quan đến nguồn nhân lực ngành Ngân hàng Sơn
La.
Sự phát triển của khoa học công nghệ: Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi
mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu …Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở
rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quy mơ mà cịn ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực ngành Ngân hàng Sơn La.
Sự phát triển của giáo dục – đào tạo: Chất lượng nhân lực đang trở thành
yếu tố quyết định nhất đối với việc tăng lợi thế cạnh tranh cũng như sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi Ngân hàng. Mức độ phát triển của giáo dục – đào tạo quyết định trình độ văn hóa, chun mơn, kĩ thuật, tay nghề của người lao động và
tác động đến sức khỏe, tuổi thọ người dân thông qua các yếu tố thu nhập, nhận thức
và xử lí thơng tin kinh tế – xã hội, thông tin khoa học. Mức độ phát triển của giáo dục –đào tạo càng cao thì quy mơ nhân lực có chất lượng cao càng mở rộng, năng
suất lao động càng cao đây cũng là một yếu tốảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Ngân hàng Sơn La.
Chiến lược phát triển của ngân hàng: Căn cứ vào chiến lược phát triển mà
Ngân hàng lên kế hoạch nâng cao chất lượng nhân lực, bao gồm các kiến thức, kỹ năng cần thiết, đánh giá chất lượng nhân lực hiện tại, so sánh và đưa ra số lao động cần thiết theo trình độ lành nghề, kỹ năng đã đạt yêu cầu của cơng việc đặt ra để từ
đó có kế hoạch đào tạo nâng cao nhằm cải thiện chất lượng nhân lực đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng.