Lịch sử hình thành và phát triển ngành ngân hàng và đặc điểm ngành Ngân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 40 - 46)

2.1. Khái quát chung về ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành ngân hàng và đặc điểm ngành Ngân

ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La

Vào ngày 06/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (này là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) - Ngân

hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Châu á. Sự kiện trọng đại này đã mở đầu cho một thời kỳ lịch sử vẻ vang của quá trình phát triển nền tiền tệ độc lập và hoạt động Ngân hàng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Ngân hàng Sơn La là một trong những Ngân hàng được Chính phủ và Ngân hàng Trung ương sớm đặt nền móng cho hoạt động ngân hàng ở khu vực Tây Bắc. Tháng 9/1952 (sau hơn một năm Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập), Đại lý Ngân hàng Sơn La được thành lập - (đây là tổ chức tiền thân của Ngân hàng Sơn La ngày nay). Lúc đó Đại lý Ngân hàng chỉ có 6 cán bộ, do đồng chí Phạm Quốc Lương - Tỉnh uỷ viên được cử làm Trưởng đại lý. Lực lượng cán bộ rất ít nhưng với sự nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, Đại lý đã: thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu hồi tiền địch ở những vùng mới giải phóng, phát hành tiền Ngân hàng, chiếm lĩnh trận địa tiền tệ, cấp phát chi tiêu cho các đơn vị quân đội, phục vụ kịp thời chiến dịch Nà Sản và chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, cho vay vận tiêu, tổ chức giao lưu hàng hoá, cho vay vùng mới giải phóng để nhân dân có tiền mua trâu cày, nông cụ, khôi phục và phát triểnsản xuất, đảm bảo cuộc sống.

Tháng 7/1954, Ngân hàng khu Tây Bắc được thành lập, thay thế hoạt động của Đại lý Ngân hàng Sơn La. Để phù hợp với nhiệm vụ cách mạng, Ngân hàng Khu Tây Bắc được giải thể và ngày 01/01/1963 Ngân hàng tỉnh Sơn La chính thức được tái lập lại với tổng số cán bộ là 68 người, do đồng chí Võ Sỹ Trang làm Trưởng chi nhánh; Ngân hàng Sơn La lúc đó có các Chi - Điểm: Quỳnh Nhai,

Thuận Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu và Mường La (theo Quyết định số 11/QĐ ngày 08/01/1963 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước). Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Ngân hàng Trung ương, các mặt hoạt động về tiền tệ, tín dụng, thanh tốn và ngân hàng khơng ngừng được mở rộng và ngày càng phát triển. hầu hết các ngân hàng cơ sở được thành lập, đội ngũ cán bộ không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. Ngân hàng Sơn La đã cho vay hàng trăm triệu đồng vào việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, tập trung vốn thực hiện cuộc vận động đưa hai vạn người từ miền xuôi lên khai hoang và phát triển kinh tế.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Ngân hàng Sơn La đã phát động toàn ngành chấn chỉnh đội ngũ, kiện tồn tổ chức, nâng cao ý chí chiến đấu, giữ vững phẩm chất và đạo đức cách mạng, hoàn thành nhiệm vụ. Lúc này, hoạt động ngân hàng chuyển sang thời chiến phục vụ nhu cầu phịng khơng, chiến đấu, sơ tán đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường, bảo vệ an tồn tài sản, kho tàng, tiền bạc và con người; tiếp tục phục vụ nhu cầu vốn tín dụng, tiền mặt, tiền lương trong

khu vực quân đội và tổ chức kinh tế quốc doanh ở nơi sơ tán.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV: “… với nhiệm vụ chiến lược, xây dựng XHCN và bảo vệ Tổ quốc”, Ngân hàng Sơn La - do đồng chí Mai Văn Nhuần - Trưởng chi nhánh, đã tích cực chủ động, mở rộng một cách hợp lý tín dụng XDCB, đầu tư cho nhiều hạng mục cơng trình, nhằm tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật CNXH. Toàn ngành quán triệt quan điểm: “… kiên trì nguyên tắc tăng cường quản lý theo cơ chế mới, lấy kế hoạch làm trung tâm, coi tín dụng vốn lưu động là mặt trận phía trước, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn hàng đầu, chuyển mọi hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh doanh XHCN…”, do vậy các mặt cơng tác tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, cấp phát XDCB và ngân hàng phát triển mạnh.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước (từ năm 1986), hoạt động ngân hàng cũng được đổi mới, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Cùng với đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc

cải tiến và đổi mới tổ chức, hoạt động ngân hàng. Nghị định 53 ngày 26/3/1988 của Chính phủ ra đời đã chính thức quyết định việc cải tổ hệ thống ngân hàng từ một cấp trở thành hệ thống ngân hàng hai cấp.

Tại Sơn La, tháng 8/1988 hệ thống Ngân hàng Sơn La chính thức bao gồm: Ngân hàng Nhà nước tỉnh, do đồng chí Cầm Bạc Liêu làm Giám đốc chi nhánh -

thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trên địa bàn; các Ngân hàng chuyên doanh gồm: NhNo-PTNT tỉnh, do đồng chí

Cầm Hiếu Kiên làm giám đốc; Các Chi nhánh NHTMkinh doanh Vàng bạc đá quý, do đồng chí Vũ Hữu Nhương làm giám đốc, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, vàng, bạc đá quý. Tháng 6/1990, Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng tỉnh (nay là NHĐT-PT) chính thức được tái lập lại, do đồng chí Nguyễn Kim Tuệ làm Giám đốc, hoạt động chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và cấp phát vốn đầu tư XDCB. Tháng 01/1995, nghiệp vụ cấp phát tín dụng được chuyển sang Cục Đầu tư –Phát triển tỉnh. Từ đó đến nay, NHĐT-PT tỉnh Sơn La chính thức hoạt động theo chức năng của một NHTM quốc doanh…

Từ năm 1995, hệ thống Ngân hàng Sơn La có thêm mơ hình Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, đến nay trên địa bàn đang có 6 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động tốt. Năm 2003, Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập trên cơ sở tách hoạt động Ngân hàng phục vụ người nghèo thuộc Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh. Năm 2008, thành lập mới 2 chi nhánh ngân hàng thương mại là Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương và Ngân hàng thương

mại cổ phần An Bình.

Năm 2013, mơ hình Tổ chức Tài chính vi mơ được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ miền núi phát triển huyện Mai Sơn.

Năm 2015, thành lập mới Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi

nhánh Sơn La.

Trong suốt quá trình hoạt động, Ngân hàng Sơn La được sự lãnh đạo Thường trực tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; sự đóng góp lớn của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Ngân hàng Sơn La

đã vững bước đi lên và không ngừng trưởng thành về nhiều mặt: Từ một đại lý ngân hàng hoạt động nghiệp vụ là quản lý, cấp phát tiền mặt, tổ chức thanh toán và làm một số nghiệp vụ tín dụng mang tính bao cấp. Ngày nay, Ngân hàng Sơn La có một hệ thống tổ chức bộ máy lớn mạnh, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh có chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo sự uỷ quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện thanh tra, giám

sát, cấp phép về hoạt động ngân hàng; cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ; quản lý ngoại hối, quản lý hoạt động kinh doanh vàng…

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn, bao gồm các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mơ thực hiện các chức năng kinh doanh tiền tệ: huy động vốn, cho vay, thực hiện chính sách tín dụng đối với các đối tượng chính sách; cung cấp dịch vụ thanh tốn, ngân quỹ, ngoại hối…; màng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng ngày càng được mở rộng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao dịch của khách hàng. hệ thống Ngân hàng Sơn La đã phát triển vững mạnh kể cả về số lượng tổ chức tín dụng, về quy mô hoạt động và đa dạng về loại hình. Tại thời điểm này, tồn tỉnh đã có 127 điểm giao dịch về hoạt động ngân hàng. Trong đó: 9 chi nhánh cấp I; 10 chi nhánh cấp III; 55 phòng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm, 8 quỹ tín dụng nhân dân, 1 tổ chức tài chính vi mô, 43 máy ATM. Đội ngũ cán bộ, nhân viên từ một đại lý có 06 cán bộ bao gồm cả lãnh đạo và nhân viên, đến nay hệ thống Ngân hàng Sơn La có đội ngũ đơng đảo, gần 1.000 cơng chức, viên chức và lao động, trong đó số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 80%. Với tổ chức màng lưới hoạt động và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, nhân viên trên, ngành Ngân hàng Sơn La đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,

góp phần xây dựng hệ thống Ngân hàng Việt Nam vững mạnh.

Ngành Ngân hàng luôn đáp ứng đủ các nhu cầu về thu, chi tiền mặt phục vụ cho chi trả tiền lương, tiền cơng, thanh tốn dịch vụ hàng hoá… cho các tổ chức và cá nhân. Luôn quan tâm và chú trọng đến cơng tác an tồn hệ thống kho, quỹ đảm

bảo an toàn tài sản của Nhà nước và của nhân dân. Trong những năm qua ở một số địa phương còn để xẩy ra các vụ mát mát tiền bạc trong kho, két, các máy ATM, nhưng đối với Ngân hàng Sơn La thì ln đảm bảo an toàn cao. Đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực này luôn đảm bảo về phẩm chất, đạo đức, trung thực, liêm khiết, không vụ lợi cá nhân. Nhiều cá nhân là điển hình tiên tiến trong việc trả lại tiền thừa cho khách hàng.

Bảng 2.1: Các Ngân hàng thương mại được cp phép hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn La STT Tên tổ chức tín dụng Thời gian thành lập Số phịng giao dịch Số máy ATM 1 Agribank Sơn La (gồm 10 chi nhánh huyện) 1988 11 15 2 BIDV Sơn La 1991 5 8 3 Vietinbank Sơn La 2008 3 8 4 AB bank Sơn La 2008 6 11 5 NHCSXH tỉnh 2003 11 0 6 MB bank Sơn La 2015 0 2 7 Lienvietpostbank Sơn La 2017 3 0

Nguồn: Chi nhánh NHNN Sơn La

Làm tốt công tác huy động vốn tại địa phương: Sơn La là tỉnh miền núi kinh tế phát triển chậm, công tác huy động vốn của các tổ chức tín dụng cịn nhiều vất vả, song với sự nỗ lực, cố gắng, sáng tạo tìm mọi biện pháp để huy động vốn, cơng tác huy động vốn trên địa bàn cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ đầu tư, cho vay các thành phần kinh tế. Với phương châm “Đi vay để cho vay” các TCTD đã tăng cường huy động mọi nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư thông qua nhiều kênh huy động vốn là: huy động tiền gửi tiết kiệm truyền thống, phát triển mạnh các hình thức phát hành giấy tờ có giá, khuyến mại bằng dự thưởng…; kỳ hạn rất phong phú như huy động theo tuần, 1 tháng đến 36 tháng, …; lãi suất hấp dẫn, linh hoạt, khuyến khích người gửi tiền. Duy trì tốt các mối quan hệ với các tổ chức

kinh tế, thường xuyên bám sát thị trường, xây dựng chính sách khách hàng, chú trọng đổi mới phong cách giao dịch. Do vậy, nguồn vốn huy động trên địa bàn không ngừng tăng cao. Tổng huy động vốn năm 1986 chỉ đạt có 233 triệu đồng. Đến 28/02/2017, nguồn vốn huy động tại chỗ đã đạt được 13.017 tỷ đồng.

Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn theo hệ thống của các NHTM, NHCSXH, QTDND trung ương…, các TCTD trên địa bàn đã bám sát, mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kế hoạch, thời vụ sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế để chủ động phân tích, nghiên cứu thị trường tìm kiếm các dự án, phương án khả thi để mở rộng cho vay, nhằm hỗ trợ, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Dư nợ cho vay tăng trưởng hàng năm. Năm 1986, dư nợ cho vay chỉ đạt 1,4 tỷ đồng. Đến 28/02/2017, dư nợ cho vay đã đạt 24.581 tỷ đồng, mà nợ xấu chỉ có 1,56% tổng dư nợ.

Vốn tín dụng đã đáp ứng cho các thành phần kinh tế, tập trung phục vụ sản

xuất kinh doanh, phát triển nơng nghiệp nơng thơn theo chính sách của Đảng và Nhà nước. Đến hết năm 2016: Dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn là 11.689 tỷ đồng, tỷ trọng 48,01% trong tổng dư nợ cho vay; cho vay theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 188 xã là 9.189 tỷ đồng; dư nợ cho vay đối với các đối tượng chính sách là 3.107 tỷ đồng.

Đặc biệt trong những năm gần đây, hệ thống Ngân hàng tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng. Một số hình thức đã thực hiện là: Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp; khảo sát tình hình hoạt động doanh nghiệp nghiệp; tổ chức các buổi làm việc giữa các tổ chức tín dụngvới cấp ủy chính quyền các huyện, thành phố và với các doanh nghiệp; đề xuất với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các chương trình kết nối Ngân hàng Doanh nghiệp; tổ chức các hội nghị tổng kết chủ trương chính sách về tín dụng phát triển nơng nghiệp nơng

thơn đồng thời triển khai các chính sách tín dụng mới; các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng vay vốn được các tổ chức thực hiện thường xuyên như: Cơ

cấu lại thời hạn trả nợ; ưu tiên thu nợ gốc trước, thu nợ lãi sau; miễn giảm lãi suất; giảm lãi suất của các khoản cho vay cũ…

Cùng với các hoạt động huy động vốn và cho vay, ngành Ngân hàng đã và đang ngày càng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, như: Thanh toán liên ngân hàng, chi trả lương qua tài khoản, rút tiền tự động qua máy ATM, các dịch vụ chuyển tiền qua Internet, thanh toán tiền hàng qua điểm chấp nhận thẻ (POS), thanh toán POS trên thiết bị di động (mPOS)… Các Ngân hàng đang vận hành có hiệu quả về hiện đại hoá ngân hàng, các hoạt động giao dịch một cửa, thanh toán, giao dịch liên ngân hàng đảm bảo nhanh, chính xác, an tồn; phát triển mạnh dịch vụ phát hành thẻ, rút tiền và thanh toán tự động qua máy ATM, thu chi hộ tiền thuế, thanh toán hộ tiền điện thắp sáng, tiền nước, các dịch vụ bảo hiểm, đại lý chứng khoán…

Hoạt động an sinh xã hội được ngành Ngân hàng đặc biệt quan tâm và có nhiều đóng góp thiết thực, góp phần xóa đói giảm nghèo trên quê hương Sơn La, tiêu biểu là: Đầu tư xây dựng các trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, trung tâm giáo dục lao động; tài trợ xe cứu thương, xe lăn, xây dựng nhà đại đoàn kết, làm nhà cho cựu chiến binh có hồn cảnh khó khăn, xây dựng các nhà, bếp ăn cho học sinh bán trú, quà tết cho người nghèo, tặng bò giống cho người nghèo, hỗ trợ thiên tai bão lũ, các thiết bị trường học…

Tóm lại: hoạt động của Ngân hàng Sơn La đã đóng góp tích cực trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong các thời kỳ, đặc biệt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh đạt tốc độ khá. Vốn tín dụng ngân hàng đã tập trung đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các khu công, nông nghiệp, phát triển kinh tế nhiều thành phần, phục vụ tốt các trương trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, cho vay hỗ trợ đối với các đối tượng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)