Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông na dương, tỉnh lạng sơn luận văn ths giáo dục hoc 60 14 05 (Trang 85 - 87)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THPT Na Dƣơng,

3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Thay đổi tư duy và hành động trong sinh hoạt chuyên môn của cả nhà trường. Khai thác tối ưu trí tuệ của tập thể tổ chun mơn cho các hoạt động đặc biệt là hoạt động dạy học. Mọi thành viên trong tổ có cơ hội trao đổi, chia sẻ với nhau về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân cơng. Qua đó, giáo viên mới ra trường, giáo viên cịn hạn chế về năng lực có điều kiện học hỏi đồng nghiệp về chuyên môn và kinh nghiệm công tác.

Giảm các hoạt động sự vụ hành chính trong sinh hoạt chuyên môn. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu bài học để tìm giải pháp thực hiện bài học trên lớp hiệu quả nhất với sự đóng góp trí tuệ, cơng sức của cả tổ, nhóm chun mơn từ đó nâng cao chất lượng hoạt động dạy học trong nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiê ̣n biê ̣n pháp

Hiệu trưởng căn cứ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên, căn cứ kết quả hoạt động chuyên môn năm học trước, căn cứ tình hình thực tiễn nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn đảm bảo có sự chuyển biến rõ ràng trong hoạt động chuyên môn của từng tổ chuyên môn.

Mỗi tổ chuyên môn đều thực hiện xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học trong đó có các nội dung chuyên đề cụ thể và thời gian hoàn thành, kết quả đạt được. Các chuyên đề đó được cụ thể hóa trong hoạt động từng tháng của tổ chun mơn.

Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện sinh hoạt định kỳ 2 lần/tháng theo lịch nhà trường phân cơng. Ngồi ra, tổ trưởng linh hoạt sinh hoạt chuyên đề trong thời gian có thể để giải quyết cơng việc của tổ kịp thời.

Hướng dẫn, đi ̣nh hướng cho TTCM thực hiê ̣n tổ chức sinh hoa ̣t chuyên môn theo hướng đổi mới . Yêu cầu đối với việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới gồm:

- Đối với công tác chuẩn bị trước sinh hoạt

+ TTCM, TPCM căn cứ theo kế hoạch tháng, xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn và phân công các tổ viên chuẩn bị các nội dung để trao đổi trong sinh hoạt gửi cho các tổ viên biết để thực hiện trong thời gian quy định (Có thể gửi vào địa chỉ thư điện tử của cá nhân hoặc địa chỉ thư điện tử chung của tổ. Thời gian gửi kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cho tổ viên muộn nhất là trước khi đến lịch sinh hoạt tổ chuyên môn một tuần để tổ viên thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Báo cáo hiệu trưởng, phó hiệu trưởng về nội dung sinh hoạt của tổ để hiệu trưởng (có thể ủy quyền cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên mơn, hoặc phó hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên mơn đó) dự sinh hoạt cùng tổ chuyên môn để theo dõi, giám sát và chỉ đạo kịp thời.

+ Các tổ viên được phân công nhiệm vụ, nghiên cứu và thực hiện nội dung nhiệm vụ đảm bảo chất lượng và đúng thời gian yêu cầu.

- Đối với cách thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn

+ TTCM dành thời gian đầu kiểm điểm các nhiệm vụ đã triển khai , trong đó chú tro ̣ng đến tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phu ̣c những nô ̣i dung công viê ̣c chưa hoàn thành hoă ̣c hoàn thành nhưng hiê ̣u quả chưa cao.

+ Triển khai các yêu cầu mới của nhà trường và cá c nô ̣i dung đã phân công chuẩn bi ̣ để tổ chuyên môn cùng nghiên cứu , trao đổi , thống nhất kế hoạch làm việc và giao nhiệm vụ , thời gian hoàn thành cho các cá nhân thực hiê ̣n.

+ Dành nhiều thời gian tổ chức nghiên cứu bài học để phát huy trí tuệ của cả nhóm chun mơn . Mọi bài học nghiên cứu phải hướng đến việc đảm bảo cơ hội học tập cho mọi học sinh , đảm bảo cơ hô ̣i phát triển chuyên môn

cho mo ̣i giáo viên , xây dựng cô ̣ng đồng ho ̣c tâ ̣p để nâng ca o chất lượng da ̣y học tiến tới đổi mới nhà trường.

Viê ̣c chỉ đa ̣o đổi mới sinh hoa ̣t chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của hiệu trưởng lúc đầu sẽ gặp nhiều khó khăn do nhận thức của đội ngũ là chủ yếu. Do đó, hiê ̣u trưởng tiến hành tuyên truyền để giáo viên hiểu rõ, tin tưởng ý nghĩa , tầm quan tro ̣ng của sinh hoa ̣t chuyên môn để ho ̣ cùng nhau quyết tâm thực hiê ̣n . Tổ chức tâ ̣p huấn , thực hiê ̣n thí điểm , rút kinh nghiệm , sau đó mới chỉ đa ̣o triển khai rô ̣ng ta ̣i tất cả các bơ ̣ mơn trong nhà trường.

Ngồi các nội dung trên , hiê ̣u trưởng còn tích cực chỉ đa ̣o các nô ̣i dung sinh hoa ̣t chuyên đề khác trong kế hoa ̣ch đã chỉ ra từ đầu năm ho ̣c. Trong sinh hoạt chuyên môn, Tổ chuyên môn còn tiến hành rút kinh nghiê ̣m các giờ da ̣y , đánh giá tay nghề của giáo viên thông qua nhâ ̣n thức của ho ̣c sinh về bài ho ̣c đã da ̣y. Hiê ̣u trưởng câ ̣p nhâ ̣t thường xuyên kết quả của các buổi sinh hoa ̣t chuyên môn để nắm bắt trình đô ̣ chuyên môn , nghiê ̣p vu ̣ công tác của mo ̣i thành viên trong nhà trường . Phân tích, gă ̣p gỡ trao đổi tìm hiểu thêm về đơ ̣i ngũ để có những điều chỉnh kịp thời hoặc làm căn cứ để phân công nhiệm vụ cho năm ho ̣c tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông na dương, tỉnh lạng sơn luận văn ths giáo dục hoc 60 14 05 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)