Quản lý việc lập kế hoạch cho hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông na dương, tỉnh lạng sơn luận văn ths giáo dục hoc 60 14 05 (Trang 29)

1.3. Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng phổ thông

1.3.2. Quản lý việc lập kế hoạch cho hoạt động dạy học

Căn cứ nội dung, chương trình THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; Căn cứ chỉ thị nhiệm vụ năm học và những văn bản chỉ đạo của cấp trên; Căn cứ vào thực tế về số lượng, trình độ giáo viên, cơ cấu giáo viên các bộ môn; Căn cứ vào số lượng, năng lực của học sinh; Căn cứ vào điều kiện về cơ sở vật chất; Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, Hiệu trưởng dự thảo kế hoạch dạy học cho từng năm học. Sau khi lấy ý kiến tham khảo của các phó hiệu trưởng, TTCM, hiệu trưởng hồn thiện kế hoạch và triển khai thực hiện trong toàn nhà trường.

Căn cứ kế hoạch nhà trường, Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ để cụ thể hóa nhiệm vụ của nhà trường thành các hoạt động cụ thể của tổ. Kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu phải hoàn thành, nội dung phải thực hiện, phương tiện và cơ sở vật chất để thực hiện, có cá nhân thực hiện cụ thể và lịch trình hồn thành nhiệm vụ. Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn, kịp thời hỗ trợ các tổ chuyên môn (kể cả việc điều chỉnh kế hoạch) để tổ chuyên mơn hồn thành kế hoạch có kết quả cao nhất.

Mỗi cá nhân trong tổ cũng căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch cá nhân. Hiệu trưởng chỉ đạo TTCM hướng dẫn tổ viên xây dựng kế hoạch phù hợp với năng lực của cá nhân, tình hình nhà trường và ký duyệt kế

hoạch của giáo viên. Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho TTCM đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch của giáo viên, là cầu nối giữa nhà trường với giáo viên để giúp đỡ giáo viên thực hiện kế hoạch cá nhân của họ.

Quản lý lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thực chất là thiết kế chương trình dạy học chi tiết. Công đoạn này cần phải dựa trên kết quả đánh giá đầu vào về khả năng/năng lực, nhu cầu, cách học và điều kiện học tập của học sinh. Việc thực hiện chương trình phải dựa vào sự lựa chọn của học sinh và của giáo viên qua các mức độ khó, nhịp độ và hình thức học tập của học sinh một cách phù hợp. Các em học sinh giỏi phải được học ngang tầm với khả năng để có thể phát triển tối đa những tiềm năng sẵn có và nhu cầu/ham muốn của mình. Ngược lại, những học sinh yếu/kém phải được học phù hợp với khả năng sao cho có thể nâng cao trình độ, khơng có cảm giác sợ hoặc chán nản với việc học tập.

Sau khi có kết quả đánh giá đầu vào của học sinh, nội dung, q trình, sản phẩm có thể được thay đổi để học sinh có cơ hội phát triển đến trình độ cao hơn, tức là tối ưu hóa sự phát triển và thành cơng của mỗi cá nhân.

Nhiệm vụ chủ yếu của hiệu trưởng là làm sao cho mọi thành viên biết và nghiêm túc thực hiện kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.3.3. Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn, nhóm chun mơn

Trong quản lý hoạt động dạy học, một trong những nhiệm vụ trong tâm là quản lý, chỉ đạo, giám sát sinh hoạt chuyên môn. Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động để TTCM triển khai mọi nhiệm vụ, yêu cầu của nhà trường đến từng giáo viên và để tiến hành các hoạt động rút kinh nghiệm, thảo luận về các hoạt động trong tổ, trong đó trọng tâm là hoạt động dạy học.

Theo quy định, tổ chuyên môn phải sinh hoạt 2 tuần/lần. Mọi cuộc sinh hoạt của tổ đều phải có kế hoạch và báo cáo hiệu trưởng trước khi tiến hành.

Hiệu trưởng căn cứ nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, chỉ đạo các nội dung trong các hoạt động sinh hoạt của tổ và nhóm chun mơn. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng trực tiếp tham gia một số cuộc họp của tổ có báo trước hoặc đột xuất để giám sát, điều chỉnh nội dung và phương pháp sinh hoạt của tổ, nhóm chun mơn đáp ứng u cầu thực hiện nhiệm vụ của nhà trường và của tổ chuyên môn.

Định kỳ yêu cầu TTCM báo cáo cho hiệu trưởng kết quả sinh hoạt chun mơn của tổ, nhóm chun mơn. Căn cứ kết quả, hiệu trưởng có biện pháp kịp thời điều chỉnh, hỗ trợ, gây áp lực để tăng cường hiệu quả của sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn.

1.3.4. Quản lý việc tổ chức thực hiện chương trình mơn học

Quản lý, giám sát việc thực hiện chương trình các môn học là một nhiệm vụ trọng tâm của quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường. Quá trình quản lý này phải được tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Quản lý việc thực hiện mục tiêu môn học nhằm đảm bảo thực hiện các quy định về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ để hình thành những phẩm chất, năng lực và phát triển nhân cách của người học.

- Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình mơn học. Nội dung phải đảm bảo tương thích với những yêu cầu về tri thức, kỹ năng và thái độ đã xác định trong sách giáo khoa và một số sách chuyên khảo. Nội dung môn học được truyền tải thông qua hệ thống các phương pháp dạy học và giáo dục phù hợp đảm bảo phát huy tính tích cực của người học.

- Quản lý chương trình giảng dạy và giáo dục của giáo viên (xây dựng kế hoạch giáo dục, giáo án, chuẩn bị thiết bị giáo dục, lên lớp)

- Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh (nề nếp, thái độ học tập trên lớp, tự học, rèn luyện ngoài giờ lên lớp và kết quả học tập).

- Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dục.

Các nhiệm vụ trên được TTCM kiểm tra thường xuyên, Ban giám hiệu định kỳ và đột xuất kiểm tra, giám sát đảm bảo các môn học trong nhà trường được tiến hành giảng dạy theo đúng quy định của cấp trên và đạt hiệu quả cao.

1.3.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Quản lý kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý q trình sư phạm diễn ra trong nhà trường. Nó cung cấp các thơng tin phản hồi chính xác, tạo nên sự liên thông cần thiết trong nhà trường giữa hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh với các cán bộ quản lý cũng như tạo ra mối liên kết giữa nhà trường với các cấp quản lý giáo dục và cộng đồng. Do đó, quản lý khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập cần quán triệt đặc điểm kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên.

Để thực hiện quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhà trường sử dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau: kiểm tra viết hoặc miệng, phỏng vấn, phân tích các sản phẩm hoạt động của học sinh, trắc nghiệm, khảo sát chất lượng học tập theo các giai đoạn trong năm học…Việc sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá cung cấp những thông tin cần thiết khác nhau cho các đối tượng: học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý cũng như cho cha mẹ học sinh (khi cần thiết).

Đối với học sinh, cung cấp thông tin phản hồi về khả năng nắm vững các tri thức và áp dụng các kỹ năng cần thiết trong học tập, thực hành…qua đó giúp cho chính học sinh có khả năng tự đánh giá và hình thành lý tưởng, động cơ học tập đúng đắn.

Đối với giáo viên, kiểm tra đánh giá giúp họ xác định được mức độ phù hợp và hiệu quả của chính q trình giảng dạy của giáo viên với các đối tượng học sinh, đồng thời cung cấp những thông tin về khả năng tiếp thu bài của các

đối tượng học sinh cũng như phát hiện những khó khăn, bất cập của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có được những điều chỉnh cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cũng như tiến hành đổi mới việc tổ chức quá trình học tập của học sinh cho phù hợp. Hiệu trưởng chỉ đạo TTCM, nhóm trưởng bộ mơn thực hiện kiểm tra, giám sát giáo viên, giúp đỡ giáo viên để họ thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao trong hoạt động giảng dạy của mình.

Đối với cán bộ quản lý, nếu thực hiện tốt việc quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh sẽ đánh giá được thực trạng chất lượng dạy học và giáo dục của giáo viên và học sinh cũng như có được những nhận định về hiệu lực và hiệu quả quản lý quá trình sư phạm của nhà trường. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng nhà trường có những dự kiến, chương trình đổi mới tổ chức, điều hành và điều chỉnh các thành tố của quá trình sư phạm một cách phù hợp và thiết thực, cụ thể.

Đối với cha mẹ học sinh, nhà trường quản lý tốt việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh giúp cung cấp những thơng tin chính xác về khả năng học tập của học sinh nói chung và thành tích cụ thể của từng học sinh đối với gia đình học sinh, trên cơ sở đó góp phần tăng cường phối kết hợp giữa gia đình với nhà trường để đẩy mạnh cơng tác giáo dục đối với học sinh.

1.3.6. Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Để đội ngũ TTCM thực sự là hạt nhân trong hoạt động chuyên môn của trường THPT, việc lựa chọn giáo viên có năng lực quản lý, trình độ chun mơn, uy tín với đồng nghiệp và có trách nhiệm, tâm huyết trong công việc để bổ nhiệm chức vụ TTCM là hết sức quan trọng và phải đảm bảo đúng người, đúng vị trí và đúng lúc góp phần bảo đảm tính phù hợp và hiệu quả của cơng tác quản lý phát triển đội ngũ.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, định kỳ hiệu trưởng tổ chức kiểm tra đánh giá, phân loại đội ngũ TTCM để tạo động lực lao động cho các

TTCM cũng như cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển tiếp theo của mỗi TTCM trong nhà trường.

Việc đào tạo, bồi dưỡng sau công tác đánh giá đội ngũ TTCM không những giúp cho từng TTCM hồn thiện chính mình và có cơ hội thăng tiến, phát triển mà cịn phải tính tới sự phát triển của chính nhà trường trong xu hướng đổi mới trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Nội dung bồi dưỡng đội ngũ TTCM phải chú ý đến cả 4 lĩnh vực: - Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo;

- Nâng cao trình độ chun mơn;

- Nâng cao nghiệp vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học; - Kiến thức về CNTT và ngoại ngữ.

1.3.7. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý hoạt động học tập của học sinh việc quản lý hoạt động học tập của học sinh

Để thực hiện được việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy học, ngoài việc quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện trong toàn trường, người hiệu trưởng phải quan tâm phối hợp với các lực lượng ở địa phương và đặc biệt là gia đình học sinh.

Đối với địa phương nói riêng và với xã hội nói chung, hiệu trưởng phải có sự phối hợp hài hòa để cả xã hội chung tay với giáo dục, đưa giáo dục ngày một phát triển. Từ yêu cầu phối hợp, hiệu trưởng sẽ phải có tầm nhìn, có khả năng để biến tầm nhìn thành mục tiêu của nhà trường và được cụ thể hóa trong nhiệm vụ năm học hằng năm, tạo sự tin tưởng của xã hội với nhà trường và sẽ chung tay cùng nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

Đối với gia đình học sinh, hiệu trưởng xây dựng quy chế phối hợp thông qua Hội cha mẹ học sinh nhà trường và chỉ đạo giáo viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh lớp chủ nhiệm cùng giáo dục học sinh.

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng phổ thông thông

1.4.1. Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên

Để có được những tác động thực sự đến thành tựu của học sinh, đội ngũ giáo viên nhà trường đóng vai trị then chốt. Người ta đã chứng minh được rằng, một học sinh trung bình nếu được học ở lớp học có giáo viên giỏi thì họ sẽ tiến bộ về mơn học do giáo viên đó phụ trách nhanh hơn so với học sinh trung bình học ở lớp có giáo viên có trình độ chun mơn thấp, nghiệp vụ sư phạm yếu.

Tác giả Hà Nhật Thăng và Trần Hữu Hoan đã viết:“Có thầy giỏi sẽ

kích thích sự ham mê học tập của học sinh, sẽ tạo ra được cơ hội, trang bị cho các em cái “cần câu” và “cách câu cá” chứ không phải cho các em một con cá. Một giáo viên giỏi là trang bị cho học sinh nhận thức, tạo cho các em sự say mê khám phá, trang bị cho các em cách thức chiếm lĩnh tri thức của nhân loại làm giàu sự hiểu biết của cá nhân và khả năng vận dụng kinh nghiệm của nhân loại vào thực tế cuộc sống” [11, tr. 233].

Thực tế cho thấy, trong nhà trường nếu được biên chế đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng thì hiệu quả cơng tác sẽ cao dưới sự điều hành của hiệu trưởng có năng lực về QLGD. Ngược lại, nếu thiếu giáo viên và chất lượng đội ngũ chưa cao, sự phân công nhiệm vụ của hiệu trưởng sẽ khơng có nhiều phương án để lựa chọn, việc phân công sẽ không thể đúng người, đúng việc, không phát huy được năng lực, sở trường của giáo viên. Mọi kế hoạch đặt ra đều hạn chế về mục tiêu do thiếu thực lực. Để nâng cao được chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, người hiệu trưởng phải nắm chắc lý luận về QLGD, nghiên cứu, tham khảo nhiều mơ hình nhà trường có thực trạng tương tự để có những giải pháp quản lý phù hợp dần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.4.2. Phẩm chất và năng lực của tổ trưởng chuyên môn

Tổ chuyên trong trường THPT là xương sống tạo nên chất lượng nhà trường. Đứng đầu mỗi tổ chuyên môn là TTCM. TTCM do Hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu mỗi năm học. Nhiệm kỳ của TTCM là 1 năm, hết một năm học có thể bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm mới tùy theo điều kiện và yêu cầu của từng trường.

TTCM là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng giảng dạy và lao động sư phạm của GV trong phạm vi các môn học của tổ chuyên môn được phân cơng đảm trách. TTCM có chức năng dự thảo kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, hướng dẫn thành viên trong tổ lập kế hoạch năm học của cá nhân. TTCM cịn có chức năng đặc biệt quan trọng là kiểm tra đánh giá toàn bộ hoạt động chuyên môn của các thành viên thuộc quyền theo kế hoạch nhiệm vụ năm học của tổ và của nhà trường.

Có thể ví TTCM như là “Hiệu trưởng” của một tổ chuyên môn, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ chuyên môn với chức năng quản lý như người Hiệu trưởng trong phạm vi một tổ chuyên môn nhưng chỉ khác ở chỗ là TTCM khơng có quyền tuyển sinh và tiếp nhận giáo viên.

Tổ chuyên mơn trong trường THPT có chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy và học. Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó trọng tâm là hoạt động dạy học và giáo dục. Để thực hiện thành cơng những vấn đề đó đều phải thơng qua hoạt động thực tiễn của người tổ trưởng và các thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông na dương, tỉnh lạng sơn luận văn ths giáo dục hoc 60 14 05 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)