Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông na dương, tỉnh lạng sơn luận văn ths giáo dục hoc 60 14 05 (Trang 35 - 40)

thông

1.4.1. Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên

Để có được những tác động thực sự đến thành tựu của học sinh, đội ngũ giáo viên nhà trường đóng vai trị then chốt. Người ta đã chứng minh được rằng, một học sinh trung bình nếu được học ở lớp học có giáo viên giỏi thì họ sẽ tiến bộ về mơn học do giáo viên đó phụ trách nhanh hơn so với học sinh trung bình học ở lớp có giáo viên có trình độ chun mơn thấp, nghiệp vụ sư phạm yếu.

Tác giả Hà Nhật Thăng và Trần Hữu Hoan đã viết:“Có thầy giỏi sẽ

kích thích sự ham mê học tập của học sinh, sẽ tạo ra được cơ hội, trang bị cho các em cái “cần câu” và “cách câu cá” chứ không phải cho các em một con cá. Một giáo viên giỏi là trang bị cho học sinh nhận thức, tạo cho các em sự say mê khám phá, trang bị cho các em cách thức chiếm lĩnh tri thức của nhân loại làm giàu sự hiểu biết của cá nhân và khả năng vận dụng kinh nghiệm của nhân loại vào thực tế cuộc sống” [11, tr. 233].

Thực tế cho thấy, trong nhà trường nếu được biên chế đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng thì hiệu quả cơng tác sẽ cao dưới sự điều hành của hiệu trưởng có năng lực về QLGD. Ngược lại, nếu thiếu giáo viên và chất lượng đội ngũ chưa cao, sự phân công nhiệm vụ của hiệu trưởng sẽ khơng có nhiều phương án để lựa chọn, việc phân công sẽ không thể đúng người, đúng việc, không phát huy được năng lực, sở trường của giáo viên. Mọi kế hoạch đặt ra đều hạn chế về mục tiêu do thiếu thực lực. Để nâng cao được chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, người hiệu trưởng phải nắm chắc lý luận về QLGD, nghiên cứu, tham khảo nhiều mơ hình nhà trường có thực trạng tương tự để có những giải pháp quản lý phù hợp dần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.4.2. Phẩm chất và năng lực của tổ trưởng chuyên môn

Tổ chuyên trong trường THPT là xương sống tạo nên chất lượng nhà trường. Đứng đầu mỗi tổ chuyên môn là TTCM. TTCM do Hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu mỗi năm học. Nhiệm kỳ của TTCM là 1 năm, hết một năm học có thể bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm mới tùy theo điều kiện và yêu cầu của từng trường.

TTCM là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng giảng dạy và lao động sư phạm của GV trong phạm vi các môn học của tổ chuyên môn được phân cơng đảm trách. TTCM có chức năng dự thảo kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, hướng dẫn thành viên trong tổ lập kế hoạch năm học của cá nhân. TTCM cịn có chức năng đặc biệt quan trọng là kiểm tra đánh giá toàn bộ hoạt động chuyên môn của các thành viên thuộc quyền theo kế hoạch nhiệm vụ năm học của tổ và của nhà trường.

Có thể ví TTCM như là “Hiệu trưởng” của một tổ chuyên môn, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ chuyên môn với chức năng quản lý như người Hiệu trưởng trong phạm vi một tổ chuyên môn nhưng chỉ khác ở chỗ là TTCM khơng có quyền tuyển sinh và tiếp nhận giáo viên.

Tổ chuyên mơn trong trường THPT có chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả của q trình dạy và học. Tổ chun mơn là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó trọng tâm là hoạt động dạy học và giáo dục. Để thực hiện thành cơng những vấn đề đó đều phải thơng qua hoạt động thực tiễn của người tổ trưởng và các thành viên trong tổ chuyên môn. Do vậy, người tổ trưởng cần phải nhận thức sâu sắc, đúng đắn, có tinh thần trách nhiệm cao, có đầy đủ phẩm chất và năng lực và biết quản lý tổ một cách khoa học.

Với những lý do nêu trên, phẩm chất và năng lực của đội ngũ TTCM là điều kiện đủ để người hiệu trưởng thực hiện thành công hay không thành công nhiệm vụ quản lý nhà trường của mình. Nếu đội ngũ TTCM có phẩm chất, năng lực tốt thì khơng những họ làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao mà họ cịn có

nhiều ý tưởng, sáng kiến và cách làm tốt tham mưu kịp thời cho hiệu trưởng để hiệu trưởng có những quyết định đúng đắn, phù hợp trong quản lý và điều hành nhà trường. Ngược lại, nếu đội ngũ TTCM có phẩm chất và năng lực chưa tốt sẽ có những cách làm máy móc, khơng linh hoạt, sáng tạo, thậm chí có thể sẽ triển khai thực hiện nhiệm vụ trong tổ chuyên môn không đúng định hướng của hiệu trưởng, làm hạn chế sự phát triển của các thành viên trong tổ, chất lượng hoạt động dạy học thấp dẫn đến không thực hiện được mục tiêu đã đề ra.

1.4.3. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học

Quản lý hoạt động dạy học không thể thiếu các điều kiện thiết yếu hỗ trợ như cơ sở vật chất trường học. Nếu điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động dạy học sẽ có tác động mạnh mẽ đến chất lượng dạy học. Đó là phương tiện giúp giáo viên chuyền tải tri thức, rèn luyện kỹ năng cho học sinh.

Trong một nhà trường, việc thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hoặc cơ sở vật chất không đảm bảo yêu cầu sẽ gây khó khăn cho giáo viên trong q trình dạy học. Có giáo viên sẽ viện cớ khơng có thiết bị mà làm qua loa, khơng đảm bảo mục tiêu bài học dẫn đến sự nhàm chán trong học sinh và giáo viên, chất lượng dạy học sẽ khơng thế nâng cao, thậm chí có thể sẽ đi xuống.

Định mức thưởng về vật chất và tinh thần trong nhà trường là một trong những nội dung tạo động lực, khích lệ giáo viên và học sinh nhà trường vươn lên đạt thành tích cao. Nếu mức thưởng khơng phù hợp sẽ có tác động ngược, mọi thành viên trong nhà trường sẽ khơng có thi đua, khơng tạo được sức bật trong dạy và học.

1.4.4. Một số yếu tố khách quan khác ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học dạy học

1.4.4.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

Đối tượng tuyển sinh của nhà trường là học sinh thuộc các xã, thị trấn trong địa bàn tuyển sinh quy định. Điều kiện kinh tế của địa phương có ảnh

hưởng rất lớn đến hoạt động dạy học trong nhà trường. Thực tế đã cho thấy, nếu gia đình học sinh có điều kiện kinh tế tốt cùng với sự quan tâm của gia đình thì tỷ lệ học sinh đi học cao hơn, chất lượng học tập tốt hơn. Ngược lại, học sinh sẽ có nguy cơ bỏ học nhiều hơn, chất lượng học tập cũng không cao nếu khơng được gia đình quan tâm. Điều kiện kinh tế cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đội ngũ giáo viên nhà trường. Giáo viên nào có điều kiện kinh tế tốt, họ sẽ yên tâm và giành nhiều thời gian, tâm huyết hơn cho hoạt động giảng dạy của mình. Nếu giáo viên có hồn cảnh kinh tế khó khăn sẽ có nhiều trở ngại trong thực hiện nhiệm vụ.

Bên cạnh điều kiện kinh tế thì các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường và đơ thị hóa nhanh sẽ có tác động không nhỏ đến các hoạt động trong nhà trường trong đó có hoạt động dạy học. Nếu khơng có biện pháp quản lý tốt, người hiệu trưởng khơng thể hồn thành nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục đã đề ra, và trong nhà trường có thể sẽ có tệ nạn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, chất lượng dạy học và giáo dục không thể được nâng cao.

1.4.4.2. Trình độ dân trí địa phương

Trình độ nhận thức của người dân địa phương đã có tác động lớn đến chất lượng dạy học và giáo dục của các nhà trường. Ở những nơi trình độ dân trí cịn thấp, họ chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con cái, họ cịn phó mặc cho nhà trường về việc học tập của con em mình. Thậm chí có gia đình cịn muốn con em họ nghỉ học để về đi làm giúp gia đình. Có nhiều gia đình cho con đi học nhưng khơng quan tâm xem con họ cần gì để giúp đỡ, gia đình kinh tế khó khăn thì chỉ cho đi học mà hầu như không trang bị cho con những vật dụng cần thiết cho việc học tập, gia đình có điều kiện kinh tế thì cho tiền để con em tự mua đồ dùng nhưng không quản lý xem con em có mua khơng, học sinh đến trường chỉ với cuốn vở cuộn tròn trong túi áo, thiếu vật dụng cần thiết cho học tập ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dạy và học.

1.4.4.3. Sự phối hợp của các tổ chức với nhà trường

Một nhà trường không thể thực hiện được nhiệm vụ giáo dục của mình nếu khơng có sự phối hợp của các tổ chức ngồi nhà trường. Đặc biệt, cơng tác xã hội hóa giáo dục đã đem lại cho các nhà trường sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng để cùng thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Người hiệu trưởng tài ba sẽ có những phối hợp với các tổ chức ngoài nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất và tinh thần cho giáo viên và học sinh thực hiện nhiệm vụ dạy và học trong nhà trường.

Tiểu kết chƣơng 1

Hoạt động dạy học trong nhà trường là hoạt động trọng tâm, cơ bản và là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của người hiệu trưởng. Để có thể quản lý có hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường, các nhà quản lý phải nắm thật vững những vấn đề cơ bản về khoa học quản lý. Đó là các khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường THPT.

Lý luận về quản lý giáo dục rất phong phú và đã được các nhà khoa học nghiên cứu đưa ra những nhận định giúp cho các nhà quản lý giáo dục có cơ sở lý luận để xây dựng, đề xuất và triển khai các giải pháp trong quản lý hoạt động dạy học và điều hành cơ sở giáo dục mà mình đang cơng tác. Trên cơ sở thực tiễn nhà trường, người hiệu trưởng cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp quản lý trong thực hiện nhiệm vụ sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung trong các nhà trường hiện nay.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NA DƢƠNG, TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông na dương, tỉnh lạng sơn luận văn ths giáo dục hoc 60 14 05 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)