1.3. Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng phổ thông
1.3.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Quản lý kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường. Nó cung cấp các thơng tin phản hồi chính xác, tạo nên sự liên thông cần thiết trong nhà trường giữa hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh với các cán bộ quản lý cũng như tạo ra mối liên kết giữa nhà trường với các cấp quản lý giáo dục và cộng đồng. Do đó, quản lý khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập cần quán triệt đặc điểm kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Trong dạy học, việc đánh giá học sinh khơng chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên.
Để thực hiện quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhà trường sử dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau: kiểm tra viết hoặc miệng, phỏng vấn, phân tích các sản phẩm hoạt động của học sinh, trắc nghiệm, khảo sát chất lượng học tập theo các giai đoạn trong năm học…Việc sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá cung cấp những thông tin cần thiết khác nhau cho các đối tượng: học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý cũng như cho cha mẹ học sinh (khi cần thiết).
Đối với học sinh, cung cấp thông tin phản hồi về khả năng nắm vững các tri thức và áp dụng các kỹ năng cần thiết trong học tập, thực hành…qua đó giúp cho chính học sinh có khả năng tự đánh giá và hình thành lý tưởng, động cơ học tập đúng đắn.
Đối với giáo viên, kiểm tra đánh giá giúp họ xác định được mức độ phù hợp và hiệu quả của chính q trình giảng dạy của giáo viên với các đối tượng học sinh, đồng thời cung cấp những thông tin về khả năng tiếp thu bài của các
đối tượng học sinh cũng như phát hiện những khó khăn, bất cập của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có được những điều chỉnh cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cũng như tiến hành đổi mới việc tổ chức quá trình học tập của học sinh cho phù hợp. Hiệu trưởng chỉ đạo TTCM, nhóm trưởng bộ mơn thực hiện kiểm tra, giám sát giáo viên, giúp đỡ giáo viên để họ thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao trong hoạt động giảng dạy của mình.
Đối với cán bộ quản lý, nếu thực hiện tốt việc quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh sẽ đánh giá được thực trạng chất lượng dạy học và giáo dục của giáo viên và học sinh cũng như có được những nhận định về hiệu lực và hiệu quả quản lý quá trình sư phạm của nhà trường. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng nhà trường có những dự kiến, chương trình đổi mới tổ chức, điều hành và điều chỉnh các thành tố của quá trình sư phạm một cách phù hợp và thiết thực, cụ thể.
Đối với cha mẹ học sinh, nhà trường quản lý tốt việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh giúp cung cấp những thơng tin chính xác về khả năng học tập của học sinh nói chung và thành tích cụ thể của từng học sinh đối với gia đình học sinh, trên cơ sở đó góp phần tăng cường phối kết hợp giữa gia đình với nhà trường để đẩy mạnh cơng tác giáo dục đối với học sinh.