Qui trình sử dụng mơ hình dạy học kết hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vât) cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm (Trang 62 - 70)

Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập Bước 2: Tự kiểm tra kiến thức bài cũ

Bước 4: Tự củng cố, hoàn thiện kiến thức Bước 5: Tự kiểm tra, đánh giá

Bước 3: Tự học bài mới

Bước 6: Ghi tóm tắt bài học và đặt các câu hỏi thắc mắc

Giai đoạn học trên website Giai đoạn học trên lớp

Bước 1: Kiểm tra bài cũ

Bước 4: Kết luận, chính xác hóa kiến thức Bước 5: Tổng kết bài học bằng bản đồ khái niệm Bước 3: Tổ chức thảo luận các nội dung trọng tâm

Bước 6: Hướng dẫn cách học bài sau

2.3.1. Giai đoạn học trên website

Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập (Mục tiêu bài học)

Đây là nội dung cơ bản, quan trọng trong hoạt động học tập của SV, nó giúp cho q trình học tập của các em có định hướng.

Bước 2: Tự kiểm tra kiến thức bài cũ

Hoạt động này giúp cho SV các kiến thức cơ bản để nhận thức bài mới.

Bước 3: Tự học bài mới

Trên cơ sở quan sát tranh, tương tác với bài giảng, SV hồn thành các tình huống trong các phiếu hướng dẫn học tập

Bước 4: Tự củng cố hoàn thiện kiến thức:

Tự hồn thành các bài tập hệ thống hố kiến thức

Bước 5: Tự kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra được khả năng vận dụng kiến thức đã học của SV vào các tình huống thực tiễn khác nhau trong đời sống sản xuất.

Bước 6: Ghi tóm tắt bài học và đặt câu hỏi thắc mắc

SV tự tóm tắt lại nội dung bài học và các câu hỏi thắc mắc trong quá trình tự học. Để mở rộng, nâng cao kiến thức liên quan đến bài học, SV có thể xem mục Thư viện bài học hoặc tìm kiếm thêm giáo trình được gợi ý.

2.3.2. Giai đoạn học trên lớp Bước 1: Kiểm tra bài cũ Bước 1: Kiểm tra bài cũ

Đây là hoạt động giúp GV có thể kiểm tra kiến thức (mức độ hiểu bài), tạo điều kiện cho SV rèn luyện kĩ năng trình bày nội dung kiến thức theo ý hiểu của mình, vận dụng cách ghi nhớ theo bản đồ khái niệm để trả lời một cách lưu loát. Đồng thời rèn được sự tự tin, kĩ năng phản ứng trả lời câu hỏi của các em.

Bước 2: Kiểm tra chuẩn bị bài mới qua tự học trên website

Đó là các phiếu hướng dẫn học tập, các câu hỏi thắc mắc của SV…..

Bước 3: Tổ chức thảo luận (theo các phiếu hướng dẫn học tập).

Tuỳ từng điều kiện cụ thể từng lớp, GV có thể phân chia SV thành các nhóm khác nhau. Để đơn giản, chúng ta thường ghép nhóm theo bàn, theo tổ. Mục đích hoạt động nhóm là thơng qua trao đổi SV tự hoàn thiện phiếu hướng dẫn học tập, thảo luận câu hỏi thắc mắc giữa các nhóm.

Bước 4: Chính xác hóa kiến thức (theo các phiếu hướng dẫn học tập)

Dựa vào câu trả lời của các nhóm, GV chính xác hố kiến thức. Thơng qua đó, SV học được từ GV cách tiếp cận vấn đề, giải quyết vấn đề và khái quát hoá nội dung bài học.

Bước 5: Tổng kết bài học bằng hệ thống bản đồ khái niệm

Bản đồ khái niệm đã được SV chuẩn bị ở nhà, giai đoạn này nhằm phát huy khả năng ngôn ngữ, diễn đạt vấn đề của SV theo một trình tự logic, hệ thống trên bản đồ khái niệm. GV cho các nhóm đóng góp, chỉnh sửa.

Bước 6: Hướng dẫn cách học bài sau

GV có thể hướng dẫn một cách khéo léo bằng cách đưa ra các câu hỏi mâu thuẫn trong nhận thức liên quan đến bài học mới. Đồng thời lưu ý những vấn đề SV có thể mắc phải khi tự học ở nhà.

2.4. Một số ví dụ về quy trình sử dụng website dạy học theo học chế tín chỉ chƣơng Sinh trƣởng và phát triển của thực vật chƣơng Sinh trƣởng và phát triển của thực vật

Sau đây xin trích dẫn ví dụ một số hoạt động dạy học trong các bài học thể hiện quy trình và phương pháp thực hiện ( Xem giáo án chi tiết phần phụ lục 2)

2.4.1. Ví dụ 1: Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của thực vật

Hoạt động 3: Tên hoạt động:

Tìm hiểu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của thực vật

Mục tiêu:

- Xác định được mối quan hệ giữa quá trình sinh trưởng & phát triển của thực vật - Trên cơ sở mối quan hệ, nêu được các ứng dụng trong đời sống sản xuất

* Học trên website:

- Thông qua các hình ảnh và câu hỏi gợi ý trong bài giảng trên website, SV dễ dàng xác định được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của thực vật

- Yêu cầu SV hoàn thành 3 bài tập:

Bài 1: Từ các hình ảnh cho sẵn, giải thích biểu hiện của mối quan hệ giữa sinh

trưởng và phát triển của thực vật trong từng trường hợp?

Các giai đoạn Đặc điểm

GĐ ST - PT dinh dưỡng GĐ ST – PT sinh sản

Bài 3: Dựa vào kiến thức đã học hãy hoàn thành bài tập sau bằng cách Ghép các

giai đoạn trong chu kì ST và PT (cột 1) với một ứng dụng (cột 2)

Cột 1 Cột 2

A. GĐ nảy mầm I. Trồng hoa để trang trí

B. GĐ mọc lá, sinh trưởng mạnh II. Trồng cây lấy hạt ( đậu, lúa..) C. GĐ ra hoa III. Trồng cây lấy quả ( cam, ổi…) D. GĐ tạo quả và quả chín IV. Làm giá đỗ để ăn, làm mạch nha E. GĐ kết hạt và hạt chín V. Trồng các loại rau ( Bắp cải …)

* Học trên lớp:

Tiếp tục cho SV thảo luận, sau đó cho SV xác định một lần nữa mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của thực vật. Từ các câu trả lời chúng tơi sẽ chính xác hố nội dung và đưa ra câu hỏi mở rộng: “Trong trồng trọt khi thu hoạch sản phẩm có thể kết thúc ở một giai đoạn nào đó của chu kỳ phát triển được khơng? Tại sao ? Cho ví dụ?” Cuối cùng chúng tơi đưa ra đáp án và kết luận nội dung kiến thức.

2.4.2. Ví dụ 2: Hướng động

Hoạt động 4 Tên hoạt động: Tìm hiểu về các kiểu hướng động Mục tiêu:

- Phân biệt được các kiểu hướng động của thực vật - Giải thích được các hiện tượng trong thực tế

* Học trên website:

- Tồn bộ nội dung tìm hiểu về hướng động, chúng tôi thiết kế vào 1 phiếu học tập. SV thơng quan quan sát các hình ảnh, đoạn phim, đoạn flash hoàn thành nội dung phiếu học tập: Phân biệt các kiểu hướng động ( Khái niệm, tác nhân, đặc diểm, vai trị)

Quan sát các hình ảnh, đoạn phim, đoạn flash , hãy hoàn thành phiếu học tập: Phân biệt các kiểu hướng động:

Kiểu HĐ Khái niệm Tác nhân Đặc điểm Vai trò Cơ chế chung Hƣớng Sáng Hƣớng trọng lực Hƣớng Hoá Hƣớng nƣớc Hƣớng tiếp xúc

- Từ nội dung phiếu học tập, SV tự rút ra cơ chế chung của hướng động

- Chúng tôi cũng thiết kế bài tập gồm các đoạn phim và hình ảnh yêu cầu SV nhận biết các kiểu hướng động nhằm khắc sâu sự ghi nhớ cho các em.

* Học trên lớp

- Cho SV thảo luận theo nhóm, u cầu mơ tả, giải thích từng kiểu hướng động theo các file ảnh, đoạn phim hoặc Flash

- Tuỳ vào mức độ trả lời, GV đưa thêm các câu hỏi thực tế ứng với các kểu hướng động yêu cầu SV giải thích.

2.4.3. Ví dụ 3: Sinh trưởng của tế bào thực vật

Hoạt động 1

Tên hoạt động: Tìm hiểu các giai đoạn sinh trưởng của TBTV Mục tiêu:

- Mô tả được các giai đoạn sinh trưởng của TBTV

- Nêu được các đặc trưng và điều kiện cần thiết để cây có thể sinh trưởng trong mỗi giai đoạn

* Học trên website:

- Quá trình sinh trưởng của TBTV có sự liên quan đến chu kì tế bào và quá trình nguyên phân. Tuy nhiên, thời gian trên lớp giành cho nội dung này không đủ để ôn

tập lại nên chúng tôi sưu tầm các file ảnh, các đoạn phim để SV quan sát và ôn tập lại kiến thức cũ.

- Với mỗi diễn biến từng giai đoạn chúng tơi đều thiết kế theo trình tự: cho SV xem phim hoặc quan sát các file ảnh, file flash để từ đó rút ra đặc trưng cho từng giai đoạn

- Để khắc sâu kiến thức và chuẩn bị nội dung học tập trên lớp, chúng tôi yêu cầu SV tổng hợp các giai đoạn ST - PT dưới dạng sơ đồ hoặc bảng nội dung ( về đặc trưng và điều kiện cần thiết)

* Học trên lớp:

- GV sử dụng những nội dung từ website mà SV tổng hợp làm nội dung thảo luận nhóm cho SV. Sau đó, từ các cách tổng hợp nội dung khác nhau của các nhóm, GV phân tích và rút ra kết luận, chính xác hố nội dung từng giai đoạn.

Kết luận chƣơng 2:

Nội dung chương này đề cập đến hệ thống các nguyên tắc chỉ đạo quá trình xây dựng và sử dụng website dạy học, từ đó vận dụng xác định quy trình xây dựng website nói chung và làm cơ sở xây dựng website chương Sinh trưởng và phát triển của Thực vật. Qua đó, xác định quy trình tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương Sinh trưởng và phát triển của thực vật theo mơ hình dạy học kết hợp với 2 giai đoạn học trên website và học trên lớp, tạo nên một chu trình khép kín. Đồng thời chúng tơi cũng đưa ra một số ví dụ minh hoạ sự vận dung quy trình dạy học kết hợp theo học chế tín chỉ đã đề xuất trong các nội dung dạy học cụ thể.

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm

Kiểm tra hiệu quả việc xây dựng và sử dụng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương Sinh trưởng và phát triển của thực vật cho sinh viên trường CĐSP

3.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm

Chúng tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm 3 nội dung kiến thức thuộc chương Sinh trưởng và phát triển của thực vật

Bảng 3.1. Các bài thực nghiệm

STT Tên bài dạy Số tiết

1 I. Khái niệm chung về sinh trưởng và phát triển của thực vật 1

2 II. Sinh trưởng của thực vật 3

3 V. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật 2

3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm

3.3.1. Chọn trường thực nghiệm

Chúng tôi đã chọn trường CĐSP Hà Giang để tiến hành thực nghiệm. Đây là trường có trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, với 4 phịng máy tính, tồn bộ các lớp học đều được trang bị bộ máy chiếu Projector và phần lớn các em SV đều có máy tính kết nối mạng internet.

3.3.2. Chọn GV và lớp tham gia thực nghiệm

Chúng tôi lựa chọn 2 lớp tham gia thực nghiệm với cùng một giáo viên giảng dạy: - Lớp thực nghiệm: K13 Sinh

- Lớp đối chứng: K12 Hố

3.3.3. Bố trí thực nghiệm

Được bố trí thực nghiệm song song. Ở lớp TN sử dụng PPDH kết hợp: SV vừa học tập trên website ở nhà kết hợp học tập trên lớp. Ở lớp ĐC được giảng dạy trên lớp một cách bình thường. Lớp TN và ĐC được kiểm tra trên cùng một đề và được chấm cùng một thang điểm.

Thời gian trong thực nghiệm: Từ ngày25/9/2011 đến 08/10/2011. Trong quá trình thực nghiệm, sau mỗi giờ học chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của lớp TN và ĐC bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm. Mỗi bài trắc nghiệm gồm 10 câu với thời gian hoàn thành trong 15 phút.

Sau thực nghiệm 3 tuần, chúng tôi tiến hành bài kiểm tra trắc nghiệm 15 câu trong 20 phút nhằm kiểm tra độ bền kiến thức của SV của lớp TN và ĐC.

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1. Kết quả phân tích định lượng

Kết quả thu được ở mỗi giai đoạn chúng tôi xử lý bằng PM Microsoft Excel

2010 ở các nội dung:

- Lập bảng phân phối thực nghiệm theo tần số.

- Lập bảng tần suất và và vẽ biểu đồ so sánh tần suất. - Tính tần suất hội tụ tiến và vẽ tần suất hội tụ tiến. - Tính các giá trị đặc trưng của mẫu

- So sánh giá trị trung bình và kiểm định bằng giả thuyết H0 với tiêu chuẩn U của phân bố tiêu chuẩn

- Phân tích phương sai (Analysis of Variance = ANOVA)

3.4.1.1. Phân tích định lượng trong thực nghiệm

- Lập bảng phân phối thực nghiệm theo tần số (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Tần số điểm bài kiểm tra trong thực nghiệm

Nhóm n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 X S2

TN 162 1 3 8 12 21 24 29 34 24 6 6,66 3,85 ĐC 156 3 8 13 18 26 36 22 16 12 2 5,67 4,05

Số liệu trong Bảng 3.2 cho thấy giá trị trung bình điểm trắc nghiệm lớp TN cao hơn so với lớp ĐC, phương sai của lớp TN nhỏ hơn so với ĐC. Như vậy điểm trắc nghiệm ở lớp TN tập trung hơn so với các lớp ĐC.

Bảng 3.3. Phân phối tần suất điểm trong thực nghiệm (%)

Nhóm n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 162 0.617 1.852 4.938 7.407 12.96 14.81 17.9 20.99 14.81 3.704

Từ số liệu Bảng 3.3, chúng tôi tiếp tục dùng Excel vẽ biểu đồ tần suất điểm số bài trắc nghiệm (Hình 3.1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vât) cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)