Mơ hình của dịch vụ web

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vât) cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm (Trang 30 - 45)

1.2.3.2. Phân loại website dạy học

Trên cơ sở các tiêu chí khác nhau chúng tơi phân loại các Website dạy học thành các nhóm với các dạng khác nhau (Bảng 1.1) Internet H HTTMM L L …… …… …… …… …… …… …............ h httttpp::////wwwwww......eedduu..vv n n X

Xử lý yêuu ccầầuu

Bảng 1.1. Phân loại Website trong giáo dục và đào tạo

Đặc điểm Cơ sở

phân loại

Nội dung Các dạng Website

Đặc trƣng thiết kế Ngơn ngữ thiết kế, tính chất của Website - Tĩnh - Động Chủ thể quản lý Cơ quan, tổ chức, cá nhân xây dựng và điều hành Website

- Công ty doanh nghiệp, tổ chức lớn - Các trường học và cơ sở GD - Cá nhân Đối tƣợng phục vụ Khách hàng, người học, đối tượng chính mà các Website hướng đến - GV - HS phổ thông - Sinh viên - Người học tự do Môn học

Nội dung kiến thức cung cấp trên các Website. - Chuyên ngành - Tổng hợp Các khâu của QTDH Website hướng đến thực hiện một hay một số khâu của QTDH - Học kiến thức mới

- Ôn luyện, củng cố kiến thức - Kiểm tra, đánh giá

- DH trực tuyến

Việc phân loại như trên chỉ mang tính tương đối, vì những mơ hình Website dạy học hiện nay khá đa dạng. Bên cạnh những ưu điểm thì nó cịn tồn tại khá nhiều vấn đề cần phải khắc phục nhằm nâng cao chất lượng học tập.

1.2.3.3. Website dạy học thuận lợi để thực hiện phương thức đào tạo theo tín chỉ

- Hỗ trợ giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy

Người giáo viên không chỉ đơn giản là người phát thông tin vào đầu HS mà sẽ trở thành người hướng dẫn để HS tự tìm ra những kiến thức đó. Đồng thời, người giáo viên cũng đóng vai trị là người học thường xun vì sự nâng cao hiểu biết của chính thầy. Với mạng máy tính, các giáo viên có điều kiện dễ dàng hơn trong việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và việc học của mình.

Giáo viên tạo ra các nội dung học tập và có thể xây dựng các mơ hình, các đoạn video, flash về các hiện tượng mà học sinh khó có điều kiện quan sát để minh họa cho bài giảng, làm bài học trở nên sinh động, hấp dẫn và dễ hiểu hơn đối với học sinh, đồng thời lựa chọn các tình huống có vấn đề đưa lên website, học sinh tự tìm ra và giải quyết.

- Hỗ trợ tạo động cơ học tập, kích thích hứng thú nhận thức của học sinh

Trong dạy học, để tạo sự tị mị, tìm hiểu các vấn đề xung quanh, kích thích hứng thú nhận thức, rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, tính sáng tạo của học sinh, giáo viên thường sử dụng phương pháp học tập tình huống. Vai trị của giáo viên lúc này là hướng dẫn tạo điều kiện, tạo môi trường học tập, thúc đẩy học sinh tham gia. Bằng những ảnh chụp, các mơ hình, hình vẽ, sơ đồ, các đoạn videoclip quay cảnh thật, các flash… trong đó yếu tố quan trọng nhất là lựa chọn tình huống có tính chất nghịch lý (tình huống có vấn đề) đưa vào website. Học sinh gặp phải mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết nhưng muốn biết, từ đó phát hiện ra vấn đề phải giải quyết.

- Hỗ trợ hình thành kiến thức, kỹ năng mới

Trong sinh học có nhiều hiện tượng diễn ra mà con người khơng thể quan sát trực tiếp được như các hoạt động sinh lí trong cây, trong cơ thể người… Vì vậy, việc sử dụng các mơ hình, tranh ảnh, các đoạn videoclip, các flash mơ phỏng các hiện tượng nhằm cung cấp cho học sinh những hình ảnh trực quan với làm cơ sở thực nghiệm giúp học sinh kiểm chứng những kiến thức đã học, giúp các em hiểu bài một cách sâu sắc hơn. Điều đó cịn tạo nên sự trình diễn sinh động, hấp dẫn, lơi cuốn học sinh.

- Củng cố kiến thức, kĩ năng của học sinh

Website dạy học không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản yêu cầu học sinh phải nắm vững mà còn mở rộng thêm các kiến thức cho học sinh, đáp ứng nhu cầu ham học hỏi, nghiên cứu của các em. Bởi vậy, website bổ sung thêm một số các hình ảnh, đoạn video, flash… chưa được sử dụng trong bài học có thể dùng trong việc củng cố bài học bài học hoặc nghiên cứu những kiến thức mới.

Kiểm tra và đánh giá là một khâu không thể thiếu được của quá trình dạy học. Đó là yêu cầu khách quan đối với việc phát triển lý luận dạy học. Website dạy học cũng đáp ứng được điều này vì website giúp các em kiểm tra và đánh giá các kiến thức, kĩ năng mà các em tiếp thu được trong suốt một quá trình hoặc tự kiểm tra trình độ, sự hiểu biết của mình thơng qua các câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận bên dưới mỗi bài học.

Giáo viên có thể kiểm tra học sinh thông qua các bài kiểm tra. Hình thức kiểm tra rất đa dạng, có thể sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, câu hỏi đa sự lựa chọn, câu hỏi điền từ, câu hỏi có nhúng với đồ họa và text mô tả… Các bài kiểm tra trắc nghiệm có thể sử dụng như phương tiện, phương pháp dạy học. Thông qua việc kiểm tra đánh giá thường xuyên, nhanh chóng được sử dụng như một biện pháp tích cực, hữu hiệu chỉ đạo hoạt động học. Nó có tác dụng định hướng hoạt động tích cực, tự chủ của học sinh.

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.1. Thực trạng xây dựng và sử dụng website dạy học ở Việt Nam

* Ưu điểm

- Về mặt nội dung: Đa dạng thành phần kiến thức và học liệu thuộc nhiều môn học, cấp học, bậc học, chuyên ngành học khác nhau. Hình thức thể hiện phong phú, sinh động, hấp dẫn, thuận tiện cho việc nghiên cứu và trao đổi.

- Về mặt nhân lực: Có sự tham gia của những GV giỏi, những chuyên gia hàng đầu thuộc các môn học khác nhau.

- Về mặt công nghệ: Ứng dụng thành công một số giải pháp tiên tiến nhất hiện nay vào phát triển mơ hình dạy học đặc biệt là sự đa dạng và phong phú của công nghệ phần mềm, ngồi ra cịn các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích khác như tốc độ đường truyền, chất lượng âm thanh, hình ảnh.

- Về mặt thực hiện nhiệm vụ dạy học: Tăng tính tương tác, tính đa lựa chọn, tính linh hoạt và tính mở. Tạo ra được những thay đổi tích cực về mặt nội dung và phương pháp so với học truyền thống góp phần đem lại những hiệu quả và hứng thú học tập nhất định.

- Về mặt quản lý hoạt động, chất lượng: Tiến hành các hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên, liên tục và toàn diện dưới nhiều hình thức. Từ đó, nhanh chóng phân

loại, nắm bắt tình hình HS, thu nhận thơng tin ngược để có những điều chỉnh phù hợp với năng lực, trình độ và điều kiện học của từng cá nhân HS.

* Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm như trên, Website DH hiện nay còn tồn tại một số hạn chế. Theo ThS Trương Tinh Hà, nguyên giám đốc điều hành mạng giaovien.net

(http:/www.giaovien.net/) đã chỉ ra năm nhược điểm ở website giáo dục Việt Nam đó là: chưa nhận định rõ trình độ và chưa xác định đúng đối tượng; chưa chuẩn bị tốt các tài liệu phục vụ công tác giảng dạy; Website mắc nhiều lỗi thiết kế; thiếu tính tương tác; thiếu tính cập nhật [12]. Đánh giá một cách toàn diện, chúng tôi nhận thấy một số nhược điểm của Website dạy học là:

- Về lý luận: Việc sử dụng website dạy học mới thực sự chỉ được tiến hành hiệu quả ở một số khâu của quá trình dạy học (như ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá), trong khi một quá trình dạy học hồn thiện phải được thực hiện theo trình tự: kiểm tra kiến thức đầu vào → học kiến thức mới → ôn tập củng cố → kiểm tra đánh giá. - Về phương pháp: Vận dụng PPDH chưa được linh hoạt. Một số website đưa lên những đoạn video quay lại bài giảng trên lớp, người học có thể mở ra và xem giống như ngồi học trên lớp. Bề ngồi tuy có vẻ là tốt, nhưng thực chất đó chỉ là một biện pháp "xem - chép" người học chưa có kỹ năng để tổng hợp kiến thức như học trên lớp trong khi lại khơng có sự hướng dẫn trực tiếp từ GV, khơng hề có sự tương tác giữa người dạy và người học.

- Chất lượng học liệu thấp, số lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu học, tính cập nhật cịn thấp. Đây là một trở ngại khơng nhỏ khi tiến hành dạy qua mạng.

- Một số website thiên về biểu diễn, cung cấp tất cả những kiến thức cần thiết cho người học dẫn đến tình trạng ỷ lại, kiến thức trùng lặp quá nhiều với sách, giáo trình, chưa tận dụng hết nguồn học liệu ngoài mạng, chưa rèn luyện được cho người học tư duy làm việc độc lập với máy tính và Internet.

- Do chưa có những nghiên cứu sâu sắc về kỹ thuật dạy học qua mạng Internet nên việc xây dựng các khóa học cịn chưa có những tính tốn cụ thể làm sao phù hợp nhất với từng mơn học, nhóm đối tượng, từng bài học, khả năng của từng HS, điều kiện học tập và đặc điểm của địa phương.

- Thứ nhất: Cơ sở vật chất còn thiếu, hệ thống phần mềm hỗ trợ Việt hóa cịn ít. Do đó gây khó khăn cho việc tiếp cận và sử dụng của người dạy và người học.

- Thứ hai: Thiếu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng các hệ thống đào tạo trực tuyến.

- Thứ ba: Quan điểm hiện tại về dạy và học qua mạng chưa khuyến khích được sự phát triển của những hình thức đào tạo trực tuyến xuất phát từ những lo ngại điều kiện triển khai và chất lượng đào tạo.

- Thứ tư: Yếu tố con người chưa sẵn sàng cho việc tiếp cận và triển khai hình thức học này. Có thể thấy đây là yếu tố đóng vai trị nội lực quyết định phần lớn đến sự phát triển của dạy và học qua mạng Internet.

1.3.2. Thực trạng khai thác và sử dụng Internet trong dạy học ở các trường CĐSP nói chung CĐSP nói chung

Để nghiên cứu và đưa ra cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng một website dạy học hiệu quả chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng sử dụng Internet trong dạy và học với hai đối tượng là GV và SV tại một số trường CĐSP.

1.3.2.1. Mục đích điều tra

 Đối với GV:

- Điều tra về mức độ sử dụng các tư liệu, phương tiện kĩ thuật số

- Điều tra mức độ khai thác và sử dụng mạng Internet trong DH, những khó khăn gặp phải khi khai thác mạng Internet trong dạy học

- Điều tra mức độ sử dụng PMDH trong hoạt động dạy học của GV - Thăm dò ý kiến GV về việc sử dụng website dạy học

 Đối với SV:

- Điều tra mức độ sử dụng và khai thác mạng Internet trong học tập

- Điều tra những khó khăn gặp phải khi sử dụng mạng Internet trong học tập - Kỹ năng tự học của SV

1.3.2.2. Kết quả điều tra và đánh giá

Chúng tơi đã tiến hành điều tra, thăm dị ý kiến trên 130 GV và 223 SV của trường CĐSP Hà Giang, trường CĐSP Tuyên Quang.

Kết quả thống kê như sau:

- Về mức độ và sử dụng mạng Internet của SV: Được thể hiện qua bảng 1.2

Bảng 1.2. Mức độ sử dụng mạng Internet của SV một số trường CĐSP

Mức độ thƣờng xuyên Tỉ lệ

Không bao giờ 4%

Thỉnh thoảng 32%

Thường xuyên 35%

Ngày nào cũng truy cập 29%

Trong số được hỏi, hoạt động chủ yếu khi truy cập Internet giành cho giải trí (74%), chỉ có 30% thời gian giành cho học tập và tìm kiếm thơng tin. Mức độ thường xuyên truy cập Internet tìm thơng tin liên quan đến việc học chỉ là 19%, còn lại 36% chỉ là thỉnh thoảng và 41% chỉ tìm khi cần thiết. Số SV được hỏi đã được nghe nhắc đến khái niệm website dạy học là 45%, trong đó có 19% đã được tiếp xúc và 13% đã tham gia học.

- Về những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet trong học tập: Được thể hiện trong bảng 1.3

Bảng 1.3. Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet của SV

Những khó khăn gặp phải Tỉ lệ

Khơng có thời gian 26%

Chưa biết cách tìm kiếm 07%

Ít thơng tin bằng tiếng Việt 06%

Cước phí cao 14%

Quá nhiều thơng tin liên quan 28%

Lí do khác 08%

Khơng gặp khó khăn 11%

Trong số SV được hỏi, số em chưa được học cách sử dụng máy tính và Internet là 26,5%, có 32% được học qua sự hướng dẫn của người khác, con số tự học qua tài liệu là 17,5%, có 24% số SV được học trong trường. Khi được hỏi về học qua mạng có tới 76% tỏ ra ủng hộ, có 13% nêu ý kiến phản đối vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tốn kém.

- Về mức độ thường xuyên sử dụng mạng Internet trong DH được tổng hợp trong Bảng 1.4

Bảng 1.4. Các mức độ sử dụng Internet của GV một số trường CĐSP

Các mức độ sử dụng Tỉ lệ

Không bao giờ 03%

Thỉnh thoảng khi cần 23%

Thường xuyên 17%

Tùy thuộc vào từng bài. 53%

Bài nào cũng sử dụng 04%

Trong các phương án sử dụng Internet, hoạt động download thông tin về bài dạy là chủ yếu chiếm tới 53%, còn lại 19% là hoạt động trao đổi thông tin, giáo án với đồng nghiệp bạn bè và 28% là hoạt động cập nhật kiến thức.

- Những khó khăn gặp phải khi tìm kiếm thơng tin trên mạng Internet đối với GV được thể hiện trong bảng 1.5

Bảng 1.5. Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet của GV

Khó khăn gặp phải Tỉ lệ

Quá nhiều thông tin khơng liên quan 19%

Ít thơng tin bằng tiếng Việt 18%

Thơng tin có giá trị sử dụng thấp, phải chế biến lại. 33% Thơng tin có bản quyền, khơng thể download được thơng tin 17%

Khơng có thơng tin phù hợp 13%

- Về kỹ năng sử dụng PM, phần lớn GV đều có khả năng sử dụng các PM cơ bản vào việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử như Microsoft Word, PM trình chiếu, PM gõ Tiếng Việt Vietkey,… Chỉ có một số ít biết sử dụng PM chỉnh sửa ảnh, PM thiết kế Web.

Bảng 1.6. Mức độ sử dụng tư liệu, PTDH kĩ thuật số

Mức độ thƣờng xuyên Tỉ lệ

Không bao giờ 02%

Thỉnh thoảng 44%

Thường xuyên 54%

Khi được phỏng vấn hầu hết các GV đều cho biết chỉ sử dụng các PTDH kĩ thuật số để minh họa cho lời giảng của mình, rất ít GV sử dụng các PTDH kĩ thuật số là nguồn dẫn tới kiến thức mới, để hoàn thiện - củng cố kiến thức và để kiểm tra – đánh giá kết quả đạt mục tiêu bài học. Tình trạng này dễ dẫn đến nhận định việc ứng dụng CNTT là việc chuyển từ “đọc chép” sang “nhìn chép”. Nguyên nhân là do GV thiếu các nguồn tư liệu kĩ thuật số phù hợp với nội dung dạy học. Có một số ít GV sưu tầm được, nhưng không biết cách gia công sư phạm và gia công kỹ thuật các tư liệu đó, việc sử dụng thường chỉ là những ảnh (tĩnh hoặc động) có sẵn được sưu tầm từ các đĩa CD và các nguồn khác, có thể xem đó là nguồn tư liệu “thơ”, nên mức độ sử dụng cịn rất ít, hiệu quả cịn rất hạn chế.

Nhìn chung, các GV đều mong muốn được trang bị các kiến thức về tin học và mong được tham gia các lớp tập huấn về kĩ năng sử dụng máy tính và thiết kế bài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vât) cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm (Trang 30 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)