Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vât) cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm (Trang 33)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.1. Thực trạng xây dựng và sử dụng website dạy học ở Việt Nam

* Ưu điểm

- Về mặt nội dung: Đa dạng thành phần kiến thức và học liệu thuộc nhiều môn học, cấp học, bậc học, chuyên ngành học khác nhau. Hình thức thể hiện phong phú, sinh động, hấp dẫn, thuận tiện cho việc nghiên cứu và trao đổi.

- Về mặt nhân lực: Có sự tham gia của những GV giỏi, những chuyên gia hàng đầu thuộc các môn học khác nhau.

- Về mặt công nghệ: Ứng dụng thành công một số giải pháp tiên tiến nhất hiện nay vào phát triển mơ hình dạy học đặc biệt là sự đa dạng và phong phú của công nghệ phần mềm, ngồi ra cịn các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích khác như tốc độ đường truyền, chất lượng âm thanh, hình ảnh.

- Về mặt thực hiện nhiệm vụ dạy học: Tăng tính tương tác, tính đa lựa chọn, tính linh hoạt và tính mở. Tạo ra được những thay đổi tích cực về mặt nội dung và phương pháp so với học truyền thống góp phần đem lại những hiệu quả và hứng thú học tập nhất định.

- Về mặt quản lý hoạt động, chất lượng: Tiến hành các hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên, liên tục và tồn diện dưới nhiều hình thức. Từ đó, nhanh chóng phân

loại, nắm bắt tình hình HS, thu nhận thơng tin ngược để có những điều chỉnh phù hợp với năng lực, trình độ và điều kiện học của từng cá nhân HS.

* Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm như trên, Website DH hiện nay còn tồn tại một số hạn chế. Theo ThS Trương Tinh Hà, nguyên giám đốc điều hành mạng giaovien.net

(http:/www.giaovien.net/) đã chỉ ra năm nhược điểm ở website giáo dục Việt Nam đó là: chưa nhận định rõ trình độ và chưa xác định đúng đối tượng; chưa chuẩn bị tốt các tài liệu phục vụ công tác giảng dạy; Website mắc nhiều lỗi thiết kế; thiếu tính tương tác; thiếu tính cập nhật [12]. Đánh giá một cách toàn diện, chúng tôi nhận thấy một số nhược điểm của Website dạy học là:

- Về lý luận: Việc sử dụng website dạy học mới thực sự chỉ được tiến hành hiệu quả ở một số khâu của quá trình dạy học (như ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá), trong khi một quá trình dạy học hồn thiện phải được thực hiện theo trình tự: kiểm tra kiến thức đầu vào → học kiến thức mới → ôn tập củng cố → kiểm tra đánh giá. - Về phương pháp: Vận dụng PPDH chưa được linh hoạt. Một số website đưa lên những đoạn video quay lại bài giảng trên lớp, người học có thể mở ra và xem giống như ngồi học trên lớp. Bề ngồi tuy có vẻ là tốt, nhưng thực chất đó chỉ là một biện pháp "xem - chép" người học chưa có kỹ năng để tổng hợp kiến thức như học trên lớp trong khi lại khơng có sự hướng dẫn trực tiếp từ GV, khơng hề có sự tương tác giữa người dạy và người học.

- Chất lượng học liệu thấp, số lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu học, tính cập nhật cịn thấp. Đây là một trở ngại khơng nhỏ khi tiến hành dạy qua mạng.

- Một số website thiên về biểu diễn, cung cấp tất cả những kiến thức cần thiết cho người học dẫn đến tình trạng ỷ lại, kiến thức trùng lặp quá nhiều với sách, giáo trình, chưa tận dụng hết nguồn học liệu ngoài mạng, chưa rèn luyện được cho người học tư duy làm việc độc lập với máy tính và Internet.

- Do chưa có những nghiên cứu sâu sắc về kỹ thuật dạy học qua mạng Internet nên việc xây dựng các khóa học cịn chưa có những tính tốn cụ thể làm sao phù hợp nhất với từng mơn học, nhóm đối tượng, từng bài học, khả năng của từng HS, điều kiện học tập và đặc điểm của địa phương.

- Thứ nhất: Cơ sở vật chất còn thiếu, hệ thống phần mềm hỗ trợ Việt hóa cịn ít. Do đó gây khó khăn cho việc tiếp cận và sử dụng của người dạy và người học.

- Thứ hai: Thiếu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng các hệ thống đào tạo trực tuyến.

- Thứ ba: Quan điểm hiện tại về dạy và học qua mạng chưa khuyến khích được sự phát triển của những hình thức đào tạo trực tuyến xuất phát từ những lo ngại điều kiện triển khai và chất lượng đào tạo.

- Thứ tư: Yếu tố con người chưa sẵn sàng cho việc tiếp cận và triển khai hình thức học này. Có thể thấy đây là yếu tố đóng vai trị nội lực quyết định phần lớn đến sự phát triển của dạy và học qua mạng Internet.

1.3.2. Thực trạng khai thác và sử dụng Internet trong dạy học ở các trường CĐSP nói chung CĐSP nói chung

Để nghiên cứu và đưa ra cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng một website dạy học hiệu quả chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng sử dụng Internet trong dạy và học với hai đối tượng là GV và SV tại một số trường CĐSP.

1.3.2.1. Mục đích điều tra

 Đối với GV:

- Điều tra về mức độ sử dụng các tư liệu, phương tiện kĩ thuật số

- Điều tra mức độ khai thác và sử dụng mạng Internet trong DH, những khó khăn gặp phải khi khai thác mạng Internet trong dạy học

- Điều tra mức độ sử dụng PMDH trong hoạt động dạy học của GV - Thăm dò ý kiến GV về việc sử dụng website dạy học

 Đối với SV:

- Điều tra mức độ sử dụng và khai thác mạng Internet trong học tập

- Điều tra những khó khăn gặp phải khi sử dụng mạng Internet trong học tập - Kỹ năng tự học của SV

1.3.2.2. Kết quả điều tra và đánh giá

Chúng tơi đã tiến hành điều tra, thăm dị ý kiến trên 130 GV và 223 SV của trường CĐSP Hà Giang, trường CĐSP Tuyên Quang.

Kết quả thống kê như sau:

- Về mức độ và sử dụng mạng Internet của SV: Được thể hiện qua bảng 1.2

Bảng 1.2. Mức độ sử dụng mạng Internet của SV một số trường CĐSP

Mức độ thƣờng xuyên Tỉ lệ

Không bao giờ 4%

Thỉnh thoảng 32%

Thường xuyên 35%

Ngày nào cũng truy cập 29%

Trong số được hỏi, hoạt động chủ yếu khi truy cập Internet giành cho giải trí (74%), chỉ có 30% thời gian giành cho học tập và tìm kiếm thơng tin. Mức độ thường xuyên truy cập Internet tìm thơng tin liên quan đến việc học chỉ là 19%, còn lại 36% chỉ là thỉnh thoảng và 41% chỉ tìm khi cần thiết. Số SV được hỏi đã được nghe nhắc đến khái niệm website dạy học là 45%, trong đó có 19% đã được tiếp xúc và 13% đã tham gia học.

- Về những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet trong học tập: Được thể hiện trong bảng 1.3

Bảng 1.3. Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet của SV

Những khó khăn gặp phải Tỉ lệ

Khơng có thời gian 26%

Chưa biết cách tìm kiếm 07%

Ít thơng tin bằng tiếng Việt 06%

Cước phí cao 14%

Q nhiều thơng tin liên quan 28%

Lí do khác 08%

Khơng gặp khó khăn 11%

Trong số SV được hỏi, số em chưa được học cách sử dụng máy tính và Internet là 26,5%, có 32% được học qua sự hướng dẫn của người khác, con số tự học qua tài liệu là 17,5%, có 24% số SV được học trong trường. Khi được hỏi về học qua mạng có tới 76% tỏ ra ủng hộ, có 13% nêu ý kiến phản đối vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tốn kém.

- Về mức độ thường xuyên sử dụng mạng Internet trong DH được tổng hợp trong Bảng 1.4

Bảng 1.4. Các mức độ sử dụng Internet của GV một số trường CĐSP

Các mức độ sử dụng Tỉ lệ

Không bao giờ 03%

Thỉnh thoảng khi cần 23%

Thường xuyên 17%

Tùy thuộc vào từng bài. 53%

Bài nào cũng sử dụng 04%

Trong các phương án sử dụng Internet, hoạt động download thông tin về bài dạy là chủ yếu chiếm tới 53%, còn lại 19% là hoạt động trao đổi thông tin, giáo án với đồng nghiệp bạn bè và 28% là hoạt động cập nhật kiến thức.

- Những khó khăn gặp phải khi tìm kiếm thơng tin trên mạng Internet đối với GV được thể hiện trong bảng 1.5

Bảng 1.5. Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet của GV

Khó khăn gặp phải Tỉ lệ

Q nhiều thơng tin khơng liên quan 19%

Ít thơng tin bằng tiếng Việt 18%

Thơng tin có giá trị sử dụng thấp, phải chế biến lại. 33% Thông tin có bản quyền, khơng thể download được thơng tin 17%

Khơng có thơng tin phù hợp 13%

- Về kỹ năng sử dụng PM, phần lớn GV đều có khả năng sử dụng các PM cơ bản vào việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử như Microsoft Word, PM trình chiếu, PM gõ Tiếng Việt Vietkey,… Chỉ có một số ít biết sử dụng PM chỉnh sửa ảnh, PM thiết kế Web.

Bảng 1.6. Mức độ sử dụng tư liệu, PTDH kĩ thuật số

Mức độ thƣờng xuyên Tỉ lệ

Không bao giờ 02%

Thỉnh thoảng 44%

Thường xuyên 54%

Khi được phỏng vấn hầu hết các GV đều cho biết chỉ sử dụng các PTDH kĩ thuật số để minh họa cho lời giảng của mình, rất ít GV sử dụng các PTDH kĩ thuật số là nguồn dẫn tới kiến thức mới, để hoàn thiện - củng cố kiến thức và để kiểm tra – đánh giá kết quả đạt mục tiêu bài học. Tình trạng này dễ dẫn đến nhận định việc ứng dụng CNTT là việc chuyển từ “đọc chép” sang “nhìn chép”. Nguyên nhân là do GV thiếu các nguồn tư liệu kĩ thuật số phù hợp với nội dung dạy học. Có một số ít GV sưu tầm được, nhưng không biết cách gia công sư phạm và gia công kỹ thuật các tư liệu đó, việc sử dụng thường chỉ là những ảnh (tĩnh hoặc động) có sẵn được sưu tầm từ các đĩa CD và các nguồn khác, có thể xem đó là nguồn tư liệu “thơ”, nên mức độ sử dụng cịn rất ít, hiệu quả cịn rất hạn chế.

Nhìn chung, các GV đều mong muốn được trang bị các kiến thức về tin học và mong được tham gia các lớp tập huấn về kĩ năng sử dụng máy tính và thiết kế bài giảng đa phương tiện

Qua đánh giá kết quả điều tra, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

- Phương pháp giảng dạy của GV vẫn chưa được đổi mới, chưa thực sự đầu tư nghiên cứu phối hợp sử dụng PPDH hợp lý.

- GV đã nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của PTDH, nhưng mức độ sử dụng PTDH trong dạy - học bộ mơn cịn nhiều hạn chế

- GV sưu tầm được các tư liệu dạy học từ các nguồn khác nhau, nhưng không biết cách gia công sư phạm và gia cơng kỹ thuật các tư liệu đó. Mọi GV đều có nhu cầu cao về các PTDH kĩ thuật số để xây dựng BGĐPT trong dạy học.

- Trong điều kiện hiện nay việc triển khai website dạy học cịn gặp khó khăn do GV và SV ít được làm quen và chưa được đào tạo đầy đủ những kỹ năng về CNTT. - Cả GV và SV đều có thái độ tích cực đối với website dạy học, đây là một tín hiệu tốt cho việc triển khai các hình thức trong tương lai.

Bởi vậy, DH kết hợp là một giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay, trên cơ sở những điều thuận lợi đã có, tạo ra một cách tiếp cận, một thói quen với hình thức học này. Từ đó tạo cơ sở để triển khai bước hai trong thời gian tới.

Kết luận chƣơng 1:

Chương 1 tập trung nghiên cứu tổng quan về tình hình ứng dụng CNTT vào dạy - học trên thế giới và Việt Nam và cơ sở lí luận của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ cùng các hình thức tổ chức tổ chức dạy học, từ đó nêu bật xu thế tất yếu của dạy học kết hợp để định hướng cho việc xây dựng và sử dụng website dạy học thuận lợi cho phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ . Đây là điểm tựa lí thuyết cho đề tài. Đồng thời, khảo sát thực trạng liên quan trực tiếp đến đề tài như: thực trạng khai thác và sử dụng internet ở các trường CĐSP, thực trạng triển khai website dạy học ở Việt Nam để tìm ra những hạn chế trong xây dựng sử dụng website dạy học. Qua đó, làm nổi bật tính cấp bách của đề tài và làm cơ sở cho việc đề xuất các nguyên tắc, quy trình xây dựng website và vận dụng vào xây dựng và sử dụng website chương Sinh trưởng và phát triển của Thực vật.

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG WEBSITE ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CHƢƠNG SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT

CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM 2.1. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng website dạy học

2.1.1. Nguyên tắc quán triệt mục tiêu dạy học

Theo quan điểm “cơng nghệ” thì mục tiêu là “đầu ra” là cái đích cụ thể của một q trình, một cơng đoạn sản xuất. Việc xác định mục tiêu có trúng, có cụ thể thì mới có căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả của mỗi công đoạn, mỗi quá trình sản xuất.

Theo quan điểm “dạy - học lấy HS làm trung tâm” thì mục tiêu đề ra là cho HS, do HS thực hiện chứ không phải là việc mô tả những yêu cầu của nội dung chương trình quy định; nó khơng phải là chủ đề của bài học mà là cái đích HS phải đạt tới; là nhiệm vụ học tập mà HS phải hoàn thành.

Để quán triệt nguyên tắc này, cần tuân thủ những qui tắc viết mục tiêu bài học sau đây:

+ Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của HS; nghĩa là cần chỉ rõ học xong bài này HS phải đạt được cái gì, chứ khơng phải là trong bài này GV phải làm gì.

+ Mục tiêu phải nói rõ “đầu ra” của bài học chứ khơng phải chỉ nêu lên tiến trình bài học hay tóm tắt nội dung bài học.

+ Mục tiêu không đơn thuần là chủ đề bài học mà là cái đích bài học phải đạt tới. + Mỗi mục tiêu chỉ nên phản ánh một “đầu ra” để thuận tiện cho việc đánh giá kết quả bài học. Nếu bài học có nhiều mục tiêu thì nên trình bày riêng từng mục tiêu, với mức độ phải đạt về mỗi mục tiêu đó.

+ Mỗi “đầu ra” trong mục tiêu nên được diễn đạt bằng một động từ được lựa chọn để xác định rõ mức độ HS phải đạt bằng hành động. Những động từ như “nắm được”, “hiểu được” thường thích hợp cho những mục tiêu chung.

Quá trình dạy học cần hình thành ở HS 3 loại mục tiêu dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng. Để diễn đạt mục tiêu cụ thể cần chọn những động từ gợi ý dưới đây: a. Về kiến thức:

- Mức biết: Nêu lên được, trình bày được, phát biểu được, kể lại được, mô tả được, chỉ ra được...

- Mức hiểu: Xác định được, so sánh được, phân biệt được, phát hiện được, tóm tắt được…

- Mức vận dụng: Giải thích được, chứng minh được, liên hệ được, vận dụng được… b. Về kĩ năng: Cần chú trọng phát triển các kỹ năng tư duy; kỹ năng thực hành; kỹ năng học tập, đặc biệt tự học như:

- So sánh, phân tích, tổng hợp, khái qt hóa...

- Lập được, viết được, tính được, vẽ được, đo được, thực hiện được, biết cách, tổ chức được, thu thập được, phân loại được, biết làm thí nghiệm...

c. Về thái độ:

Chú trọng định hướng giáo dục thái độ hành vi bằng việc xác định các hành động như: tiếp nhận, chấp nhận, tán thành, hưởng ứng, tham gia, bảo vệ, phản đối, tranh luận… Từ đó giáo dục được ở HS thế giới quan duy vật biện chứng, tình cảm, đạo đức, tác phong; giá trị và cảm xúc [23].

VD: Mục tiêu mục I: “Khái niệm chung về sinh trưởng và phát triển của thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vât) cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)