2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả, hữu dụng đặc trưng của công nghệ thông tin công nghệ thông tin
Website dạy học phải đảm bảo được tính linh hoạt, hiệu quả, hữu dụng tận dụng được thế mạnh của CNTT, nghĩa là bài giảng khi xây dựng xong GV vẫn dễ dàng chỉnh sửa, dễ dàng sử dụng để tổ chức các hoạt động học tập; về phía SV cũng dễ dàng thao tác với bài giảng trên các đối tượng học tập để tự chiếm lĩnh tri thức mới nhanh chóng, đầy đủ và sâu sắc.
Để đảm bảo nguyên tắc này, cần phải lựa chọn PM có nhiều ưu điểm, đặc biệt là ưu điểm về tính năng tương tác, đáp ứng được ý đồ sư phạm để thiết kế bài giảng trực tuyến hướng dẫn học kết hợp. Nó phải cho phép thiết lập giao diện cấu trúc bài giảng hợp lí, đẹp và thân thiện, chèn các tranh ảnh tĩnh và động, các video và phim DH để qua đó truyền tải thơng tin, nội dung bài học...
Chúng tôi chọn PM MS.powerpoint để xây dựng bài giảng và PM MS. Expression Web ( MS. Frontpage 2007) để xây dựng website. Có thể nói PM MS.powerpoint là một PM thiết kế bài giảng quen thuộc với GV, là PM dễ sử dụng, xây dựng được bài giảng sinh động có khả năng tương tác, dễ chỉnh sửa, có khả năng tích hợp các hình ảnh, video dễ dàng.
Tóm lại, tất cả các nguyên tắc nêu trên là một tổ hợp các nguyên tắc có quan
hệ chặt chẽ với nhau, có ý nghĩa lý luận DH giúp chỉ đạo tồn bộ q trình xây dựng và sử dụng mơ hình DH kết hợp có hiệu quả.
2.2. Quy trình xây dựng website dạy học
Quy trình xây dựng website dạy học được tiến hành qua các bước sau: Bước 1 Xác định mục tiêu dạy - học
Bước 2 Phân tích lôgic cấu trúc nội dung dạy - học
Bước 3 Sưu tầm, gia công sư phạm và gia công kỹ thuật hệ thống tư liệu kỹ thuật số phù hợp với nội dung dạy - học .
Bước 4
Thiết kế kịch bản các giáo án để chỉ định việc nhập liệu thông tin vào phần mềm tin học (MS. PowerPoint 2007...) hình thành bài giảng đa phương tiện.
Bước 5 Xây dựng Web quản lí thư viện tư liệu kỹ thuật số, kịch bản giáo và bài giảng đa phương tiện bằng phần mềm Frontpage 2007
2.2.1. Xác định mục tiêu dạy - học
Yêu cầu sư phạm
Mục tiêu bài học là đặt ra cho nguời học thực hiện, sau khi học xong bài học, trò phải đạt được những kiến thức, kỹ năng, thái độ gì, ở mức độ như thế nào. Không nên dùng các động từ chung chung mà nên căn cứ vào mức độ cần đạt mà sử dụng các cụm từ chỉ hành động học cho phù hợp.
Mục tiêu dạy - học phải được diễn dạt bằng các động từ hành động, phải được diễn đạt ngắn gọn, càng cụ thể càng tốt để có thể lượng hóa, đánh giá được mức độ hồn thành cơng việc học tập của SV.
Mục tiêu dạy - học được xác định bằng sự chuyển biến của SV được thể hiện qua các hoạt động tự lực, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và hình thành nhân cách.
Mục tiêu dạy - học càng cụ thể, sát hợp với yêu cầu của nội dung và với điều kiện dạy - học thì càng thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả và điều chỉnh hợp lý QTDH để từng bước thực hiện mục đích dạy - học một cách vững chắc.
Phương pháp thực hiện Khi xác định mục tiêu cần:
- Nêu rõ hành động mà HS cần phải thực hiện. (Phần này chứa một động từ hành
động chỉ cách thức hoạt động học của HS để đạt tới mục tiêu).
- Xác định những điều kiện HS cần có để thực hiện các thao tác của hoạt động học tập. (Bao gồm các thao tác với “tổ hợp nghe nhìn”; các thao tác với các phương tiện dụng cụ thực hành, thí nghiệm).
- Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ đạt mục tiêu của HS. (Cụ thể là sau khi học xong một bài, một phần nào đó thì HS phải đạt được những kiến thức, kỹ năng gì, hình thành được thái độ gì và với mức độ đạt được như thế nào)
Khi viết kịch bản GV phải xây dựng các câu hỏi và sưu tầm các hình ảnh, đoạn băng hướng về mục tiêu. SV trả lời các câu hỏi qua việc quan sát hình ảnh nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt ra.
2.2.2. Phân tích lơgic cấu trúc nội dung dạy - học
Việc xác định mục tiêu bài học là cơ sở cho việc phân tích lơgic nội dung dạy học. Khi xây dựng KBGA, mỗi mục tiêu phải được cụ thể hoá bằng các dạng
câu hỏi, phiếu học tập, sơ đồ graph, bảng biểu,… kết hợp với các phim khoa học, âm thanh, ảnh động, các flash, các video clip... tạo nên một “tổ hợp nghe nhìn” để tổ chức các hoạt động học tự lực cho SV. Tiến trình tổ chức cho SV từng bước giải quyết được các câu hỏi, phiếu học tập đó cũng đồng thời là q trình thực hiện các mục tiêu dạy - học đã đề ra.
Yêu cầu sư phạm
Phân tích nội dung kiến thức của chương trình, và nội dung từng chương trong chương trình, tìm ra các kiến thức cơ bản của chương định hướng cho việc sưu tầm tư liệu.
Xác định những kiến thức có thể mã hóa thành các dạng câu hỏi và thiết kế thành hệ thống câu hỏi cho phù hợp với nội dung từng phần.
Phương pháp thực hiện
- Nội dung kiến thức học phần sinh lý thực vật:
Nội dung học phần sinh lý thực vật (trình độ cao đẳng) gồm 4 tín chỉ (60 tiết) với các nội dung:
Phần mở đầu: Giới thiệu về đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp, hướng nghiên cứu của sinh lý học thực vật và mối liên hệ với các học phần khác
Chương I: Sinh lý học tế bào thực vật: Giới thiệu khái quát về tế bào và hệ thống tổ chức sống, đặc điểm cấu tạo, chức năng, sinh lí của tế bào thực vật
Chương II: Nước và đời sống thực vật: Giới thiệu tính chất, đặc điểm và vai trị của nước, và các q trình trao đổi nước trong cây
Chương III: Dinh dưỡng khoáng và ni tơ ở thực vật: Giới thiệu về vai trò sinh lý của ngun tố khống và nitơ ở thực vật, q trình đồng hố nitơ trong cây, từ đó khái quát cơ sở khoa học của việc bón phân hợp lý cho cây trồng.
Chương IV: Quang hợp: Giới thiệu vai trò của quang hợp với sự sống của sinh giới, đặc điểm và vai trò của các cơ quan quang hợp, bản chất và cơ chế của quang hợp, những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp
Chương V: Hô hấp: Giới thiệu vai trị của hơ hấp với đời sống thực vật, bản chất và cơ chế của hô hấp, những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hơ hấp
Chương VI: Sinh trưởng và phát triển của thực vật: Giới thiệu về quá trình ST & PT của thực vật, các trạng thái ST & PT của thực vật, các tác dụng sinh lý và ứng dụng của các hoocmon thực vật trong sản xuất
Chương VII: Sinh lý học chống chịu của thực vật: Giới thiệu về các khả năng chống chịu của thực vật: chịu hạn, chịu nóng, chịu rét, chịu mặn, chịu úng, chịu lốp đổ. Từ đó khái quát các biện pháp khắc phục
- Nội dung kiến thức chương Sinh trưởng và phát triển của thực vật
Chương “Sinh trưởng và phát triển của thực vật” được sắp xếp tìm hiểu sau khi SV đã có đầy đủ kiến thức về sự phù hợp trong cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào thực vật, vai trò của nước, các chất dinh dưỡng khoáng và nitơ với đời sống thực vật, bản chất cơ chế các q trình quang hợp và hơ hấp… Sự sắp xếp như vậy thể hiện được tính hệ thống của kiến thức, tính logic của cấu trúc nội dung. Tuỳ vào điều kiện cụ thể từng trường, dựa vào chương trình khung của Bộ giáo dục & đào tạo giành cho trình độ đào tạo cao đẳng để xây dựng chương trình chi tiết.
Trong khn khổ đề tài này, chúng tôi đề xuất cấu trúc nội dung chương Sinh trưởng và phát triển của thực vật như sau:
I. Khái niệm chung về ST & PT của thực vật 1. Khái niệm sinh trưởng
2. Khái niệm phát triển
3. Mối quan hệ giữa ST & PT II. Sinh trưởng của thực vật 1. Sinh trưởng của TB thực vật 1.1. Giai đoạn phân chia của tế bào 1.2. Giai đoạn giãn của tế bào 1.3. Giai đoạn phân hoá của tế bào 2. Sinh trưởng của thực vật có hoa 2.1. Các mô phân sinh
2.2. Sinh trưởng sơ cấp 2.3. Sinh trưởng thứ cấp
3. Tương quan sinh trưởng trong cây 3.1. Tương quan kích thích
3.2. Tương quan ức chế
4. Các hình thức vận động của thực vật 4.1. Khái niệm về tính cảm ứng của thực vật 4.2. Hướng động
4.3. Ứng động
III. Sự phát triển của thực vật 1. Các pha phát triển của thực vật
2. Các tác nhân ảnh hưởng đến sự chuyển đoạn từ sinh trưởng dinh dưỡng sang phát triển sinh sản
2.1. Tác nhân bên trong 2.2. Tác nhân bên ngoài
IV. Các trạng thái ST - PT của thực vật 1. Sự ngủ nghỉ
2. Sự nảy mầm của hạt 3. Sự sinh trưởng của chồi
4. Sự sinh trưởng của hoa và sự phân hố giới tính 5. Sự hình thành quả và chín của quả
6. Sự hoá già và rụng của thực vật
V. Các nhân tố ảnh hưởng đến ST & PT của thực vật 1. Nhân tố bên trong – phytohoocmon
1.1. Khái niệm phytohoocmon 1.2. Các nhóm hoocmon thực vật
1.3. Mối tương tác giữa các hoocmon thực vật 1.4. Ứng dụng của hoocmon thực vật trong sản xuất 2. Nhân tố bên ngoài
2.1. Nước 2.2. Nhiệt độ 2.3. Ánh sáng 2.4. Ôxi
Chúng tôi nhận thấy cách sắp xếp như trên sẽ thể hiện được tính hệ thống và logic của kiến thức. Các khái niệm có trước tạo điều kiện cho việc hình thành khái niệm sau. Hệ thống kiến thức được trình bày từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ ngoài vào trong, từ cụ thể đến trừu tượng và theo nguyên tắc đi từ tổng hợp sơ bộ, khái quát đến phân tích và cuối cùng tổng hợp ở mức độ cao hơn, đồng thời đảm bảo tính vừa sức, hợp với trình độ và lứa tuổi SV. Cụ thể:
Ở mục I, SV sẽ được tìm hiểu khái quát thế nào là quá trình sinh trưởng, thế nào là quá trình phát triển và mối quan hệ giữa hai quá trình này. Sang mục II và III, SV sẽ được đi sâu phân tích từng q trình để thấy rõ bản chất, đặc điểm của từng quá trình làm tiền đề nghiên cứu mục IV về các trạng thái sinh trưởng phát triển trong cây. Ở mục VI, SV sẽ khái quát được các nhân tố ảnh hưởng đến ST & PT của TV, qua đó biết ứng dụng vào đời sống.
Lôgic cấu trúc nội dung được trình bày như trên làm cơ sở để xác định trọng tâm các kiến thức cơ bản của từng nội dung, định hướng cho việc sưu tầm, gia công sư phạm và gia công kĩ thuật các tư liệu trở thành các PTDH ở dạng kỹ thuật số, đồng thời thiết kế hệ thống các dạng câu hỏi giúp SV tìm tịi trên các PTDH nói trên để có thể tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
2.2.3. Sưu tầm, gia công sư phạm và gia công kỹ thuật hệ thống tư liệu kỹ thuật số phù hợp với nội dung dạy - học số phù hợp với nội dung dạy - học
Yêu cầu sư phạm
Sưu tầm, xây dựng tư liệu, hình ảnh (tĩnh và động), video, phim khoa học từ nhiều nguồn khác nhau: trên mạng internet, từ các đĩa CD, tự chụp ảnh những tư liệu cần thiết, thu lại chương trình Discoveri, …
Gia cơng sư phạm các tư liệu, hình ảnh, đoạn phim thu được bằng các PMCC cho phù hợp với từng nội dung để thiết kế BGĐPT.
Phương pháp thực hiện
- Sử dụng Internet khai thác tư liệu hình ảnh tĩnh và động phục vụ dạy - học:
Để sử dụng Internet khai thác thông tin, ta cần một trình duyệt web (Web Browser) như: Netscape, Mozilla Firefox, Internet Explorer. Trình duyệt Internet Explorer đã được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Microsoft Windows. Trước hết, ta
khởi động Internet Explorer: Vào Start chọn Programs (All Programs) Chọn Internet Explorer, cửa sổ Internet Explorer sẽ hiện ra