Nguyên tắc quán triệt mục tiêu dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vât) cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm (Trang 40 - 42)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng website dạy học

2.1.1. Nguyên tắc quán triệt mục tiêu dạy học

Theo quan điểm “cơng nghệ” thì mục tiêu là “đầu ra” là cái đích cụ thể của một q trình, một cơng đoạn sản xuất. Việc xác định mục tiêu có trúng, có cụ thể thì mới có căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả của mỗi công đoạn, mỗi quá trình sản xuất.

Theo quan điểm “dạy - học lấy HS làm trung tâm” thì mục tiêu đề ra là cho HS, do HS thực hiện chứ không phải là việc mô tả những yêu cầu của nội dung chương trình quy định; nó khơng phải là chủ đề của bài học mà là cái đích HS phải đạt tới; là nhiệm vụ học tập mà HS phải hoàn thành.

Để quán triệt nguyên tắc này, cần tuân thủ những qui tắc viết mục tiêu bài học sau đây:

+ Mục tiêu phải định rõ mức độ hồn thành cơng việc của HS; nghĩa là cần chỉ rõ học xong bài này HS phải đạt được cái gì, chứ khơng phải là trong bài này GV phải làm gì.

+ Mục tiêu phải nói rõ “đầu ra” của bài học chứ khơng phải chỉ nêu lên tiến trình bài học hay tóm tắt nội dung bài học.

+ Mục tiêu khơng đơn thuần là chủ đề bài học mà là cái đích bài học phải đạt tới. + Mỗi mục tiêu chỉ nên phản ánh một “đầu ra” để thuận tiện cho việc đánh giá kết quả bài học. Nếu bài học có nhiều mục tiêu thì nên trình bày riêng từng mục tiêu, với mức độ phải đạt về mỗi mục tiêu đó.

+ Mỗi “đầu ra” trong mục tiêu nên được diễn đạt bằng một động từ được lựa chọn để xác định rõ mức độ HS phải đạt bằng hành động. Những động từ như “nắm được”, “hiểu được” thường thích hợp cho những mục tiêu chung.

Quá trình dạy học cần hình thành ở HS 3 loại mục tiêu dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng. Để diễn đạt mục tiêu cụ thể cần chọn những động từ gợi ý dưới đây: a. Về kiến thức:

- Mức biết: Nêu lên được, trình bày được, phát biểu được, kể lại được, mô tả được, chỉ ra được...

- Mức hiểu: Xác định được, so sánh được, phân biệt được, phát hiện được, tóm tắt được…

- Mức vận dụng: Giải thích được, chứng minh được, liên hệ được, vận dụng được… b. Về kĩ năng: Cần chú trọng phát triển các kỹ năng tư duy; kỹ năng thực hành; kỹ năng học tập, đặc biệt tự học như:

- So sánh, phân tích, tổng hợp, khái qt hóa...

- Lập được, viết được, tính được, vẽ được, đo được, thực hiện được, biết cách, tổ chức được, thu thập được, phân loại được, biết làm thí nghiệm...

c. Về thái độ:

Chú trọng định hướng giáo dục thái độ hành vi bằng việc xác định các hành động như: tiếp nhận, chấp nhận, tán thành, hưởng ứng, tham gia, bảo vệ, phản đối, tranh luận… Từ đó giáo dục được ở HS thế giới quan duy vật biện chứng, tình cảm, đạo đức, tác phong; giá trị và cảm xúc [23].

VD: Mục tiêu mục I: “Khái niệm chung về sinh trưởng và phát triển của thực vật” như sau:

a. Về kiến thức:

- Nêu được bản chất của sinh trưởng và phát triển của thực vật

- Phân biệt được khái niệm sinh trưởng và khái niệm phát triển của thực vật - Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của thực vật

- Lấy được ví dụ minh hoạ về các q trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, mối quan hệ của chúng

- Nêu được các ứng dụng trong đời sống sản xuất dựa trên mối quan hệ đó. b. Về kỹ năng:

- Vận dụng mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của thực vật để giải thích những ứng dụng trong đời sống sản xuất.

- Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm c. Thái độ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vât) cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)