BĐTD sử dụng để kiểm tra ghi nhớ nhanh lí thuyết trên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập tiếng việt lớp 6 (Trang 61 - 66)

Ngoài việc chủ động thiết kế các bản đồ tư duy để ơn tập cho học sinh, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho các em tự thiết kế các bản đồ tư duy để hệ thống các đơn vị kiến thức đã học. Mỗi một bài học ôn tập, mỗi một tiết học với những nhiệm vụ như thế, các em sẽ có trong tay mình một “bộ sưu tập” bản đồ tư duy về các kiến thức lí thuyết được học. Và thật đơn giản, khi nào

cần tổng ơn hoặc trước các kì thi, các em chỉ cần xem lại sản phẩm của mình mà không mất công ngồi làm lại hoặc viết đề cương ôn tập.

Ở bậc Tiểu học, thông thường các em học sinh hay làm theo sự bắt chước giáo viên, sang đến lớp 6, tuy đã có sự trưởng thành hơn về mặt nhận thức song tâm lí bắt chước vẫn cịn tồn tại, việc giáo viên tiếp cận vấn đề theo tư duy từ cụ thể đến khái quát hay từ khái quát đến cụ thể sẽ là một con đường mà có thể sẽ có nhiều em học sinh chọn để giải quyết các vấn đề của mình sau này. Dùng bản đồ tư duy để ôn tập kiến thức Tiếng Việt nhưng đồng thời cũng dạy cho các em cách tư duy và giải quyết vấn đề. Đây là những lợi ích mà bản đồ tư duy mang lại.

2.4.3. Sử dụng trong luyện tập thực hành

Dân gian ta thường có câu: “Học đi đơi với hành”, do vậy, không chỉ

cần hiểu kiến thức lí thuyết mà quan trọng hơn là các em cần chuyển hoá những kiến thức đó trong việc giải quyết các bài tập, xử lí các tình huống

trong đời sống. “Mọi lí thuyết chỉ là màu xám” nếu như nó khơng được đưa

vào trong thực tiễn. Học Tiếng Việt cũng vậy, và dường như ý nghĩa của nó lại càng thiết thực hơn khi đây lại là công cụ giao tiếp hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam. Nói vậy để thấy rằng phần luyện tập thực hành đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Đó khơng chỉ là cơ hội giúp các em rèn luyện kiến thức lí thuyết mà cịn để kiểm tra mức độ hiểu và vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế, trong từng trường hợp cụ thể. Và một trong những cách luyện tập thực hành, chính là việc làm các dạng bài tập tiếng Việt trong và ngoài sách giáo khoa.

Thông qua các đơn vị bài tập, giáo viên cũng có thể phần nào kiểm tra được kết quả hoạt động dạy của mình, đánh giá được mức độ tiếp thu và vận dụng của từng học sinh để từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

Hiện nay, các bài tập được sử dụng trong sách giáo khoa khá phong phú như: bài tập nhận diện - phân tích, bài tập tái hiện, bài tập tái tạo, bài tập hoàn thiện, bài tập biến đổi, bài tập so sánh đối chiếu, bài tập lĩnh hội, bài tập

sáng tạo, bài tập sửa chữa,...hoặc có thể gọi chung thành hai dạng: bài tập lí thuyết và bài tập thực hành. Vận dụng linh hoạt các hình thức bài tập khác nhau này một mặt khiến học sinh không bị nhàm chán mà ngược lại, tích cực, hào hứng hơn trong học tập; mặt khác, giáo viên lại có thể tổ chức để phát huy tối đa, toàn diện năng lực tư duy của học sinh.

Với việc phát triển của khoa học công nghệ, việc đưa các ứng dụng phương tiện tiến tiến vào trong dạy học sẽ giúp cho cả giáo viên và học sinh có những trải nghiệm mới mẻ. Bản đồ tư duy với những ưu điểm của nó sẽ là một gợi ý tích cực cho việc sử dụng vào hoạt động luyện tập thực hành mà cụ thể là làm và chữa các bài tập.

Vậy cách thức sử dụng bản đồ tư duy trong luyện tập thực hành như thế nào?

Giáo viên có thể yêu cầu học sinh dùng bản đồ tư duy để giải quyết các bài tập có trong sách giáo khoa hoặc bài tập bổ sung. Tuỳ từng dạng bài tập mà chúng ta có thể sử dụng bản đồ tư duy cho hợp lí.

Hoạt động này đem lại hai lợi ích song song

Một là giúp các em ghi nhớ nhanh kiến thức, nhận diện tốt các dạng bài

tập và cách giải quyết.

Hai là giúp các em hình thành kĩ năng giải quyết các vấn đề dựa trên

khả năng tư duy. Việc sử dụng bản đồ tư duy để giải các bài tập dần dần sẽ giúp các em hình thành những thao tác logic để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống. Bên cạnh đó sử dụng bản đồ tư duy sẽ thúc đẩy các em có những ý tưởng sáng tạo, các mối liên hệ logic, rõ ràng, rành mạch.

Vì bản đồ tư duy cho phép người sử dụng tự do thể hiện cách vẽ, cách trình bày qua các đường nét, màu sắc; sự phóng túng trong cách thể hiện của học sinh sẽ phần nào cho thấy cá tính và năng lực nghệ thuật của các em. Một cơng đơi việc, giáo viên hồn tồn có thể phát hiện những tiềm năng từ các em.

Để sử dụng bản đồ tư duy trong phần này, chúng ta tiến hành qua 3 bước chính.

Bước 1: Chọn loại bài tập để ứng dụng bản đồ tư duy

Bước 2: Lập bản đồ tư duy: bao gồm việc chọn loại bản đồ phù hợp và tạo bản đồ thể hiện câu trả lời

Bước 3: Đọc bản đồ tư duy và phát triển thành lời giải

Cụ thể:

Bước 1: Chọn loại bài tập để ứng dụng bản đồ tư duy

Tùy từng loại bài tập, giáo viên sẽ sử dụng bản đồ tư duy để kiểm tra, đánh giá, luyện tập kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Cần lựa chọn loại bài tập phù hợp với việc sử dụng bản đồ tư duy. Tùy vào mục đích và mức độ của từng loại bài tập mà giáo viên xem xét có nên sử dụng bản đồ tư duy hay không. Không nên lạm dụng trong những trường hợp không cần thiết.

Bước 2: Lập bản đồ tư duy: bao gồm việc chọn loại bản đồ phù hợp và tạo bản đồ thể hiện câu trả lời

Mỗi một loại bản đồ tư duy được chọn sẽ phục vụ một mục đích giải quyết bài tập nhất định. Nếu bài tập là dạng kiểm tra lại lí thuyết thì có thể sử dụng bản đồ tư duy khuyết, còn nếu bài tập là dạng vận dụng thì có thể dùng bản đồ tư duy đầy đủ hoặc cũng có thể kết hợp hai loại bản đồ này.

Trước khi lập bản đồ tư duy để giải quyết một bài tập cụ thể, vẫn đòi hỏi học sinh phải xác định được yêu cầu của đề bài. Điều này giúp cho việc xác định từ trung tâm và các nhánh phụ cũng như các cấp độ của bản đồ tư duy được dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bước 3: Đọc bản đồ tư duy và phát triển thành lời giải

Việc đọc bản đồ tư duy ở đây được hiểu là: quan sát bản đồ và tư duy về câu trả lời. Bản đồ tư duy chỉ là sự khái quát những ý chính nhất, do đó việc sắp xếp các ý, diễn đạt các ý theo một hướng nào đó địi hỏi học sinh cần phải có sự tư duy. Và cuối cùng thể hiện tư duy đó bằng những lời giải cụ thể với những từ nối, cách hành văn phù hợp.

Dưới đây là ba ví dụ cho việc sử dụng bản đồ tư duy vào việc luyện tập với yêu cầu: học sinh cụ thể hóa lời giải qua sơ đồ tư duy.

Ví dụ 1: Bài Nghĩa của từ

Bước 1: Chọn bài tập: giải nghĩa từ:

Bài 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 36) Giải thích các từ sau theo những cách

đã biết. - giếng - rung rinh - hèn nhát

Giáo viên yêu cầu học sinh vừa giải thích nghĩa của từ, vừa chỉ ra cách mà mình giải thích.

Bước 2: Chọn và lập bản đồ tư duy

Đối với yêu cầu của đề bài, dễ nhận thấy loại bản đồ tư duy cần dùng là bản đồ tư duy đầy đủ.

Khi tạo lập bản đồ tư duy, chúng ta tuân thủ theo các bước tạo lập.

Đầu tiên: cần chuẩn bị giấy và bút vẽ

Sau đó: hình dung về việc giải thích nghĩa của từng từ, vận dụng những

kiến thức đã học về nghĩa của từ. Cụ thể: Có 2 cách giải thích nghĩa của từ: + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

+ Dùng từ trái nghĩa/đồng nghĩa với từ cần giải thích nghĩa

Theo cách tư duy đó, chúng ta có thể nhận diện cách giải thích nghĩa của từng từ được nêu trong đề bài.

Cuối cùng: thể hiện trên bản vẽ

Cần xác định được hai yếu tố: từ trung tâm và các nhánh.

Ở đây, trong trường hợp giải thích nghĩa của từ, từ trung tâm có thể được chọn là từ khoá của đề bài. Các nhánh phụ phát triển sẽ là các từ cần giải thích nghĩa. Và theo đó nghĩa của các từ, cách giải thích nghĩa sẽ được cụ thể hố qua bản đồ tư duy.

Chú ý rằng, chúng ta có thể sử dụng các loại màu sắc, hình ảnh, kí hiệu để tối ưu hoá lợi thế của bản đồ tư duy.

Dưới đây là một bản đồ tư duy được thiết kế trên phần mềm Imindmap 6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập tiếng việt lớp 6 (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)