BĐTD trong hoạt động kiểm tra bài cũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập tiếng việt lớp 6 (Trang 58 - 60)

Như vậy, với việc sử dụng bản đồ tư duy trong hoạt động kiểm tra bài cũ sẽ mang đến những hiệu quả sau:

Thứ nhất sẽ giúp giáo viên đánh giá mức độ nhớ, hiểu, vận dụng của học sinh.

Thứ hai là giúp học sinh rèn luyện sự tự tin, khả năng thuyết trình trước lớp.

2.4.2. Sử dụng trong ơn tập lí thuyết

Như đã nói ở trên, đặc điểm chính của bài ơn tập Tiếng Việt là hệ thống lại các đơn vị kiến thức lí thuyết đã được học một cách khái quát và tuân theo

trật tự logic.

Trong chương trình Ngữ văn 6, ở mỗi kì học, chỉ có 1 bài ơn tập, do đó lượng kiến thức cần hệ thống lại tương đối nhiều.

Đối với hoạt động này, giáo viên có hai cách để giúp các em nhớ lại kiến thức.

Cách một: đi từ khái quát đến cụ thể

Bước 1: Sử dụng bản đồ tư duy khái quát

Giáo viên sẽ khái quát toàn bộ những kiến thức lí thuyết trên một bản đồ tư duy để học sinh có thể trực quan toàn bộ kiến thức trọng tâm đã học trong thời gian qua.

Đối với từng nhánh cấp độ của bản đồ tư duy, tùy từng nội dung kiến thức, giáo viên sẽ tách và cụ thể hóa từng nhánh của bản đồ tư duy khái quát thành những bản đồ tư duy cụ thể, độc lập. Điều này sẽ giúp các em tiếp cận vấn đề ở khoảng cách gần hơn, cụ thể hơn, giúp các em nhớ lại một cách chi tiết đơn vị kiến thức đó.

Cách hai: đi từ cụ thể đến khái quát

Cách này chính là cách tiếp cận ngược lại với cách trên. Sau khi sử dụng bản đồ tư duy chi tiết để nhắc lại lí thuyết của từng đơn vị kiến thức, giáo viên sẽ khái quát lại toàn bộ bằng một bản đồ tư duy khái quát.

Ở đây, chúng ta hãy tưởng tượng rằng: bản đồ tư duy khái quát chính là bản đồ của đất nước Việt Nam, các bản đồ cụ thể chính là bản đồ của từng tỉnh, từng thành phố.

Như vậy dù có tiếp cận ở cách một hay cách hai thì với việc sử dụng hai loại bản đồ này sẽ giúp các em học sinh hồi tưởng và ghi nhớ các kiến thức một cách logic, có trình tự, hiểu từ các vấn đề chi tiết đến các vấn đề ở mức độ khái quát, tổng hợp.

Với một lượng kiến thức tương đối nhiều, để có thể giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng chỉ trong 1 đến 2 tiết ôn tập chung là một điều khơng hề đơn giản. Do đó, sự ơn tập ln cần được diễn ra thường xun.

Đó có thể là việc giáo viên nhắc lại kiến thức của bài trước, khi mà các kiến thức này có mối liên hệ với kiến thức bài mới, xem đó như một sự tiếp nối hoặc so sánh, đối chiếu để tìm ra điểm giống, điểm khác biệt.

Thơng thường sự nhắc lại này tương đối nhanh, chỉ khoảng 5 – 10 phút, do đó, giáo viên có thể tạo ngay một bản đồ tư duy vẽ nhanh trên bảng.

Dưới đây là một ví dụ về việc sử dụng bản đồ tư duy để nhắc nhanh lại kiến thức đã học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập tiếng việt lớp 6 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)