Phươngpháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập tiếng việt lớp 6 (Trang 83)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Phươngpháp thực nghiệm

- Phương pháp đối chiếu, so sánh

+ Lớp thực nghiệm: 6A: Sử dụng bản đồ tư duy để dạy học ơn tập lí thuyết và luyện bài tập trước khi làm bài kiểm tra Tiếng Việt 1 tiết.

+ Lớp đối chứng: 6B: Không sử dụng bản đồ tư duy để ôn tập và làm bài tập mà ôn tập theo cách thông thường.

+ Đặc điểm học sinh 2 lớp: cả 2 lớp đều có 35 học sinh, trình độ ngang nhau. Số lượng nam nữ mỗi lớp tương đối như nhau. Phương pháp thực nghiệm ở 2 lớp được tiến hành song song.

- Phương pháp khảo sát, thống kê: bài viết và số điểm của học sinh - Phương pháp phỏng vấn:

+ Phỏng vấn học sinh sau khi làm bài xong + Phỏng vấn giáo viên sau khi chấm bài 3.5. Các bước thực hiện

Bước 1: Xuống tìm hiểu và gặp gỡ học sinh 2 lớp (6A, 6C) Bước 2:

- Phổ biến Lý thuyết về bản đồ tư duy cho học sinh lớp 6A, hướng dẫn các em cách sử dụng bản đồ tư duy.

- Tiến hành dạy thử nghiệm 2 bài đã lựa chọn ở hai lớp

Trong đó, ở lớp thực nghiệm, chúng tơi xây dựng giáo án riêng biệt, có sử dụng bản đồ tư duy đối với việc xây dựng khái niệm lí thuyết và tìm hướng giải quyết cho bài tập thực hành. Sự lựa chọn ngữ liệu cũng như bài tập bổ sung được tiến hành qua việc trao đổi với giáo viên giảng dạy thử nghiệm. Điều này nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu vừa sức, tạo sức cho học sinh tham gia.

Ở lớp đối chứng, giáo viên tự chuẩn bị giáo án và triển khai bài học theo ý định của mình.

Bước 3:

- Cho học sinh hai lớp làm một bài kiểm tra tổng hợp về dấu câu và các biện pháp tu từ trong thời gian 45 phút.

Để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi không tự soạn đề thi mà lấy một đề thi có sẵn do giáo viên trường soạn trước đó để kiểm tra kiến thức của các em.

Bước 4: Đánh giá kết quả dựa trên mức độ điểm của bài viết (Giáo viên

chấm bài)

3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Đối với 2 tiết dạy thực nghiệm trên lớp

Thông qua phỏng vấn điều tra về việc sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học hai tiết thử nghiệm, chúng tôi rút ra một số nhận xét ban đầu về việc ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập Tiếng Việt 6 và những tác động của nó đến việc dạy – việc học như sau:

Về việc dạy của giáo viên

Bản đồ tư duy vẫn là một lí thuyết mới mẻ ở nước ta chứ khơng riêng gì trong lĩnh vực giáo dục, giảng dạy – học tập trong nhà trường. Vì thế, ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đòi hỏi ở người giáo viên sự công phu, tỉ mỉ và đầu tư nhiều thời gian, công sức. Giáo viên không những phải nắm chắc được nội dung bài giảng như thường lệ mà cũng cần dành nhiều tâm huyết để tìm hiểu thêm về lí thuyết bản đồ tư duy - đặc điểm, cơ chế và bản chất của nó.

Nhìn chung, sau khi được chúng tơi giới thiệu, từ chỗ cịn tương đối e ngại vận dụng thì các giáo viên làm thực nghiệm đều đã nảy sinh hứng thú, có ý muốn tự nghiên cứu thêm các tài liệu hỗ trợ. Kết quả thu được đáng ghi nhận đầu tiên là giáo viên bắt đầu nắm được kĩ thuật dùng bản đồ tư duy và vận dụng công cụ này vào các trường hợp ngôn ngữ cụ thể. Mặc dù bản đồ tư duy được tạo lập vẫn còn tương đối đơn giản song sự trao đổi thường xuyên giữa hai bên cũng khiến giáo viên ngày càng hoàn thiện được những kĩ năng, thao tác cần thiết.

Trước khi vào tiết thực nghiệm chính thức, các giáo viên tham gia đều dành thời lượng nhất định để giới thiệu và triển khai các bản đồ tư duy mẫu cho học sinh quan sát. Đồng thời, hướng dẫn học sinh những bước đi cần thiết để xây dựng một bản đồ tư duy cụ thể. Vì mới triển khai một cơng cụ dạy học mới nên nhìn chung, giáo viên không tránh khỏi những lúng túng bước đầu, nhất là việc trình bày bảng và phát triển ý tưởng ở mức độ sâu. Tuy nhiên, đến

tiết thực nghiệm chính thức, giáo viên đã sử dụng bản đồ tư duy thành thạo hơn, đưa ra các tình huống vận dụng hợp lí, chặt chẽ, phù hợp với logic bài học. Bên cạnh đó, giáo viên cũng chủ động hơn khi đưa ra bài tập thực hành, hướng dẫn học sinh tự phát hiện và đào sâu ý tưởng.

Qua quan sát và lấy ý kiến đánh giá của giáo viên sau tiết dạy thực nghiệm, có thể nhận thấy việc ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học tiếng Việt sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực sau đối với giáo viên:

Một là: giáo viên dễ dàng và khoa học hơn trong việc hệ thống các kiến

thức lí thuyết trong các giờ ơn tập hoặc chốt lại kiến thức trong những giờ học bài mới.

Hai là: giáo viên có thêm cơng cụ để xây dựng các câu hỏi, các bài tập

một cách khoa học và tạo hứng thú cho học sinh, góp phần giúp các em ghi nhớ nhanh và ghi nhớ lâu các kiến thức đã được học.

Ba là: giáo viên kiểm tra được mức độ sáng tạo, tư duy logic cũng như

sự nhanh/ chậm trong phản xạ của học sinh lớp mình. Từ đó, có sự điều chỉnh tốc độ học tập một cách hợp lí.

Bốn là: Thông qua lập bản đồ tư duy, giáo viên bước đầu trở thành

người tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động. Điều này phản ánh đúng tinh thần dạy học mới hiện nay là lấy người học làm trung tâm.

Về việc học tập của học sinh

Các em học sinh khởi đầu tiết giới thiệu về bản đồ tư duy khá hào hứng vì theo ý kiến của nhiều em, giờ học như thế sẽ sinh động hơn khi “vừa được viết, vừa được vẽ”, sử dụng trí tưởng tượng và sáng tạo của mình. Điều này giúp giờ học tiếng Việt giảm bớt sự khô khan, cũng như các em được thể hiện mình nhiều hơn.

Sau bài giới thiệu của giáo viên cùng với việc được cung cấp thêm một số tài liệu tham khảo và bài tập thực hành, đến tiết thực nghiệm chính thức, hầu hết học sinh đã bắt đầu “quen tay” trong việc triển khai một bản đồ tư duy ở dạng đơn giản. Mặc dù hình thức bản đồ cịn chưa “bắt mắt”, sinh động; nội

dung chưa sâu sắc nhưng bước đầu có thể thấy học sinh sẽ nắm được kĩ thuật phân tích, phát triển vấn đề bằng bản đồ tư duy nếu có nhiều thời gian để giáo viên hướng dẫn chu đáo, cẩn thận hơn.

Dưới đây là một số kết quả thu được qua đánh giá việc học sinh học tập bằng bản đồ tư duy:

Thứ nhất: học sinh có cơng cụ học tập mới nên hứng thú, tích cực tham

gia vào giờ học hơn.

Thứ hai: trong giờ học, các em không thể dựa dẫm vào giáo viên hay

bạn khác mà phải tự mình xây dựng bản đồ tư duy để phân tích ví dụ, phát hiện tri thức mới hay luyện tập thực hành.

Thứ ba: học sinh biết thêm một cách phân tích và phát triển vấn đề hiệu

quả, tốn ít thời gian nhưng thể hiện được khả năng tìm tịi, sáng tạo của bản thân.

Thứ tư: học sinh có thể hệ thống và ghi nhớ nhiều đơn vị kiến thức lí

thuyết chỉ thơng qua một vài tờ giấy thay vì hàng chục trang văn bản.

Đối với việc thống kê kết quả bài kiểm tra 45 phút làm bài trên lớp của 2 lớp

Với sự nghiêm túc trong khi làm bài và được sự giúp đỡ của giáo viên bộ môn Ngữ Văn, chúng tôi đã khảo sát 70 bài làm của học sinh, thống kê số

liệu và thu được kết quả như sau:

Bảng: 3.1. Thống kê xếp loại điểm bài làm lớp 6A

Xếp loại

Tỉ lệ Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Dưới TB

Số học sinh 1 9 19 6 0

Bảng: 3.2. Thống kê xếp loại điểm bài làm lớp 6C

Xếp loại

Tỉ lệ Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Dưới TB

Số học sinh 0 6 14 13 2

Tỷ lệ % 0 % 17,14% 40% 37,14% 5,72%

Trong đó bậc xếp loại tương ứng với khoảng điểm như sau: Xuất sắc: từ 9 đến 10 điểm

Giỏi: từ 8 đến dưới 9 điểm Khá: từ 7 đến dưới 8 điểm

Trung bình: từ 5 đến dưới 7 điểm Yếu - kém: dưới 5 điểm

Với kết quả % trung bình như trên, có thể xác lập được biểu đồ so sánh như sau: 0 10 20 30 40 50 60

Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Yếu - kém

TN ĐC

Biểu đồ: 3.1. So sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng

Nhìn vào hai bảng trên chúng ta có thể thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp 6A nhiều hơn tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp 6C. Đặc biệt, ở lớp 6A có 1 học sinh đạt điểm xuất sắc (điểm 9), khơng có học sinh bị điểm dưới trung bình. Trong khi đó ở lớp 6C, có 2 học sinh bị điểm dưới trung bình.

Khảo sát bài làm của các em ở các câu tự luận, chúng tơi có một số nhận xét sau:

Một là: hầu hết bài làm của các em ở lớp 6C bị mất điểm ở câu số 1 và câu số 2. Trong đó câu hỏi 1 phần tự luận là câu nhắc lại kiến thức lí thuyết, dễ ăn điểm nhất thì các em lại bị mất điểm một cách lãng phí.

Câu hỏi tự luận số 2 yêu cầu các em viết một đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh. Mục đích của câu hỏi này không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra kiến thức hai biện pháp tu từ đó mà cịn kiểm tra khả năng diễn đạt, dùng từ, tổ chức câu của học sinh.

Hai là, kết quả cho thấy, bài viết của các em học sinh lớp 6C mắc hai lỗi chính: lỗi thiếu thành phần chính của câu và lỗi sai dấu câu.

Trong tổng số 35 bài viết của lớp 6C, có tới 13 bài mắc phải hai lỗi này. Lớp 6A chỉ có 6 bài mắc cùng lỗi.

Nguyên nhân có thể tạm thời đánh giá đó là do các em chưa chắc phần

kiến thức về Các thành phần chính của câu và Các dấu câu. Đây không phải

là hai đơn vị kiến thức quá khó. Nếu các em có một phương pháp học và ơn tập đúng, hợp lí các em chắc chắn sẽ khơng cịn bị mắc phải hai lỗi đơn giản này nữa.

Hầu hết các lỗi còn lại là do diễn đạt và dùng từ chưa chuẩn xác khiến câu văn còn lủng củng.

Phỏng vấn giáo viên chấm bài, cô cho rằng bài làm của lớp 6A (lớp thực nghiệm) có chất lượng cao hơn bài làm của lớp 6C (lớp đối chiếu), đặc biệt ở hai câu hỏi tự luận, lớp 6A có nhiều bài viết mạch lạc, rõ ràng, trình bày sát với yêu cầu của đề, ít bị mắc những lỗi đơn giản.

Với tất cả những kết quả thu được và nhận xét, đánh giá ở trên có thể xem là một phần cơ sở giúp chúng tôi khẳng định hiệu quả sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học tiếng Việt. Bước đầu ứng dụng có thể mang đến nhiều khó khăn cho cả giáo viên và học sinh, song nếu kiên trì phổ biến, tìm hiểu thì giờ học tiếng Việt sẽ ngày càng trở nên lí thú hơn. Giáo viên thực sự trở thành

người dẫn dắt, giúp đỡ học sinh phát hiện tri thức, rèn luyện kĩ năng, từ đó mà phát triển tư duy cho các em. Về phần mình, học sinh cũng phải tích cực, chủ động hơn nữa để nắm bắt vấn đề và theo kịp nhịp độ học tập của tập thể.

Tiểu kết chương 3

Như vậy thơng qua q trình tiến hành dạy học thử nghiệm các bài học có sử dụng bản đồ tư duy và kiểm chứng qua bài kiểm tra Tiếng Việt 45 phút, đồng thời qua khảo sát thống kê và phân tích kết quả thể nghiệm chúng tơi đã rút ra được những kết luận mang tính khả thi cho đề tài. Việc sử dụng bản đồ tư duy để dạy học ôn tập Tiếng Việt 6 là hiệu quả và phát huy được khả năng sáng tạo, tư duy của học sinh.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Bản đồ tư duy là một phương pháp, một công cụ dạy và học mới đầy hiệu quả có tác dụng thúc đẩy khả năng tư duy, khả năng nhớ nhanh của con người. Công cụ này không chỉ hỗ trợ tốt cho học sinh trong việc học Ngữ văn mà chúng ta có thể sử dụng rộng rãi ở nhiều bộ mơn khác. Do đó Lí thuyết bản đồ tư duy cần được áp dụng nhiều hơn nữa trong dạy học.

Từ những điểm mạnh của bản đồ tư duy chúng tôi đã đi vào kiểm chứng mức độ khả thi của việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập Tiếng Việt 6. Thơng qua q trình thực nghiệm, chúng tơi đi đến một số kết luận sau đây:

- Sử dụng bản đồ tư duy để ôn tập kiến thức Tiếng Việt sẽ giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, tạo sự mới mẻ, sôi nổi cho giờ học, tăng hứng thú học tập của các em.

- Sử dụng bản đồ tư duy phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, tưởng tượng, liên kết và khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh, giúp các em nhớ nhanh và nhớ lâu những kiến thức tiếng Việt.

Như vậy, với những ưu điểm trên, việc sử dụng bản đồ tư duy để dạy học ôn tập Tiếng Việt là tương đối hiệu quả.

Việc sử dụng bản đồ tư duy để dạy học ơn tập phần Tiếng Việt 6 ngồi mục đích tạo hứng thú học tập cho các em, giúp các em ghi nhớ kiến thức thì quan trọng hơn còn giúp các em phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo và khả năng tư duy của mình. Việc hiểu và ghi nhớ các kiến thức lí thuyết về tiếng Việt sẽ là nền tảng để các em vận dụng trong đời sống hàng ngày. Biết sử dụng đúng từ, đúng kiểu câu, đúng hoàn cảnh giao tiếp...là một điều vô cùng quan trọng, nhất là trong xã hội hiện nay, khi mà việc sử dụng tiếng Việt của chúng ta đang tồn tại nhiều vấn đề.

Khuyến nghị

Thông qua hoạt động thực nghiệm sư phạm, số học sinh biết đến bản đồ tư duy chưa nhiều, do đó hi vọng trong thời gian tới, bản đồ tư duy sẽ được phổ biến và sử dụng rộng rãi hơn, đặc biệt sẽ trở thành người bạn thân thiết của giáo viên và các em học sinh…

Để sử dụng bản đồ tư duy một cách hiệu quả trong dạy học Ngữ văn nói riêng và dạy học nói chung cần có sự hợp tác từ phía nhà trường, giáo viên và học sinh.

Về phía nhà trường

- Luôn cập nhật, phổ biến những quan điểm sư phạm, giáo dục mới mẻ, tiến bộ để có thể đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

- Cần có sự hỗ trợ về mọi mặt cho người dạy và người học để có thể tiến hành những hình thức và sử dụng nhiều phương tiện dạy học hiện đại.

Về phía giáo viên

- Phải thực sự có tâm huyết, có thái độ tích cực đối với sự nghiệp trồng người.

- Cần không ngừng học hỏi để tiếp nhận những phương pháp dạy học mới và những phương tiện dạy học hiện đại.

- Mạnh dạn ứng dụng một cách có chọn lọc những thành tựu của các ngành khoa học vào dạy học.

Về phía học sinh

- Phải thực sự cố gắng và có trách nhiệm đối với chính hoạt động học tập

của bản thân.

- Cần luôn chủ động tham gia vào các hoạt động học tập, phát huy khả

năng sáng tạo trong tập thể.

- Phải ln có thái độ tích cực và hợp tác trong các hoạt động học tập do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập tiếng việt lớp 6 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)