Quy trình thiết kế bản đồ tư duy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập tiếng việt lớp 6 (Trang 26)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Lí thuyết về Bản đồ tư duy

1.1.4. Quy trình thiết kế bản đồ tư duy

Bản đồ tư duy là kết quả của sự liên kết và trí tưởng tượng của mỗi người. Trước đây, khi bản đồ tư duy mới ra đời thì người ta thường thiết kế chúng trên những tờ giấy trắng đặt nằm ngang để có thể triển khai các nhánh trong bản đồ một cách dễ dàng. Còn hiện nay với sự phát triển của khoa học cơng nghệ chúng ta đã có những phần mềm vẽ bản đồ tư duy như FreeMind hay Imindmap. Tuy nhiên, dù có dùng phương tiện nào để lập bản đồ tư duy thì cũng đều cần phải trải qua những bước cơ bản.

Trong cuốn Lập bản đồ tư duy của tác giả Tony Buzan, ông đã chỉ ra 7

bước để tạo lập một bản đồ tư duy thơng thường, tuy nhiên để có thể hiểu một cách ngắn gọn và dễ nhất có thể chúng tơi xin thu gọn lại 7 bước trên thành 4 bước cơ bản.

Bước 1: Tạo trung tâm của bản đồ tư duy

Lựa chọn từ khóa biểu thị cho chủ đề của bản đồ tư duy.

Từ khóa viết bằng kiểu chữ mà bạn u thích, sử dụng màu sắc và hình ảnh minh họa phù hợp, tạo được ấn tượng.

Bước 2: Thiết lập nhánh chính – bản đồ tư duy cấp độ 1

Chọn một màu và vẽ một nhánh cong xuất phát từ hình ảnh trung tâm. Lựa chọn từ khóa biểu thị nội dung của nhánh chính và viết trên nhánh. Tương tự sử dụng những màu sắc khác đối với những nhánh xuất phát từ hình ảnh trung tâm. Mỗi nhánh biểu thị một khía cạnh của chủ đề.

Điều quan trọng cần lưu ý là sự kết nối giữa các nhánh, bởi điều này sẽ tạo nền hay thiết lập cấu trúc nền tảng trong suy nghĩ và liên tưởng của chúng ta. Chúng ta cần vẽ những nhánh cong để thu hút sự chú ý của mắt.

Hình: 1.4. Thiết lập nhánh chính của bản đồ tư duy

Bước 3: Hình thành các nhánh nhỏ - Bản đồ tư duy cấp độ 2, 3…

Từ các nhánh chính vẽ các nhánh nhỏ để cụ thể hóa nội dung nhánh chính.

Cấp độ phân xuất nhánh tương ứng với cấp độ của bản đồ tư duy. Bản đồ tư duy ở cấp độ càng cao thì nội dung, ý tưởng chủ đề càng được phân tích cụ thể.

Bước 4: Lựa chọn hình ảnh, từ khóa cho mỗi nhánh

Mỗi từ hay hình ảnh có tính linh hoạt cao, có thể mang đến những liên tưởng thú vị, khơi dậy ý tưởng mới. Chính vì vậy, cần sử dụng hình ảnh và từ khóa trong suốt qt trình xây dựng bản đồ tư duy.

Hình: 1.6. BĐTD: Các đồ lưu niệm bạn thích 1.1.5. Khả năng ứng dụng Bản đồ tư duy vào dạy học 1.1.5. Khả năng ứng dụng Bản đồ tư duy vào dạy học

1.1.5.1. Tác dụng của bản đồ tư duy

Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, bản đồ tư duy sẽ giúp con người:

Tiết kiệm thời gian, công sức

Nhờ vào việc tận dụng những từ khóa và hình ảnh sáng tạo, một khối lượng kiến thức dài vài trang giấy có thể được ghi chú hết sức cô đọng chỉ một trang, mà khơng bỏ sót bất kì một thơng tin quan trọng nào. Tác dụng này có hiệu quả tối đa khi chúng ta sử dụng bản đồ tư duy trong việc khái quát, hệ thống hóa kiến thức đã được học của học sinh.

Khi cần phải hệ thống kiến thức của chương sách dài 20 trang chúng ta chỉ cần cụ thể qua 2-3 trang bản đồ tư duy. Những người khác có thể mất một tiếng hoặc hơn thế nữa để hồn tất việc ơn lại cùng một chương sách mà vẫn có thể bỏ sót thơng tin trong khi chúng ta chỉ cần 20 phút để ơn lại tồn bộ kiến thức một cách hoàn chỉnh. Như vậy, so sánh với cách học truyền thống

bản đồ tư duy có những ưu thế vượt trội giúp chúng ta tiết kiệm được nhiều thời gian cơng sức mà vẫn có hiệu quả như mong muốn.

Cung cấp bức tranh tổng thể

Cái hay của bản đồ tư duy là ở chỗ nó giúp người sử dụng có cái nhìn tổng thể, khơng bỏ sót các ý tưởng; từ đó có thể dễ dàng đánh số thứ tự ưu tiên các cơng việc để sắp xếp và quản lí thời gian một cách có hiệu quả, hợp lý hơn so với một số quyển sổ liệt kê các công việc thông thường. Với bản đồ tư duy người ta sẽ có cách giải quyết cơng việc một cách khoa học hơn, hiệu quả hơn.

Tổ chức và phân loại suy nghĩ

Có thể nói bộ não của chúng ta như một cái kho sách với đủ các loại sách khác nhau. Và sự lộn xộn của kho sách ấy chính là sự lộn xộn của những thơng tin, kiến thức có trong bộ não người. Hầu hết thời gian con người thu nhận thơng tin một cách có ý thức và khơng có ý thức. Thế nhưng những thông tin ấy không được lưu trữ theo thứ tự ngăn nắp để dễ dàng tìm lại sau này. Do đó con người cảm thấy khó khăn trong việc hồi tưởng lại thông tin được lưu trữ trong não. Một trong những bí quyết để phát huy trí nhớ là sử dụng bản đồ tư duy phát triển một hệ thống mục lục thông tin trong não bộ. Với những hình ảnh, kí hiệu, màu sắc và hệ thống từ khóa, bản đồ tư duy sẽ giúp con người nhớ lại kiến thức một cách nhanh chóng khi cần.

Ghi nhớ tốt

Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một cơng dụng lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải và não trái cùng hoạt động. Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa hai bán cầu não, kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não, điều đó sẽ giúp con người ghi nhớ tốt hơn rất nhiều.

Kích thích tiềm năng sáng tạo

Chúng ta thấy ngoài việc sử dụng các từ khóa, bản đồ tư duy cịn vận dụng được khá nhiều các nguyên tắc làm tăng khả năng ghi nhớ của não bộ từ

đó tăng khả năng tiếp thu bài nhanh hơn. Cụ thể, bản đồ tư duy địi hỏi người sử dụng phải:

Hình dung: Bản đồ tư duy có rất nhiều hình ảnh giúp con người có thể

hình dung về kiến thức cần nhớ. Đối với não bộ, bản đồ tư duy giống như một bức tranh lớn đầy hình ảnh, màu sắc. Nó phong phú hơn là một bài học khơ khan, nhàm chán.

Ghi nhớ, liên tưởng: Bất cứ khi nào thơng tin được xuất hiện trong bộ

não, thì Bản đồ tư duy cho phép các ý tưởng được ghi lại rất nhanh ngay khi nó được sinh ra vào một hệ thống tổ chức. Vì thế chẳng cần phải viết cả một câu. Bản đồ tư duy như một phương tiện nhanh và hiệu quả trong việc tổng quát và vì thế giữ lại các hồi tưởng rất nhanh gọn. bản đồ tư duy hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng.

Sáng tạo: Bản đồ tư duy sẽ giúp con người giải phóng cách suy diễn cổ

điển với phương thức ghi chép sự kiện theo dòng tẻ nhạt, đơn điệu. Bản đồ tư duy cho phép các ý tưởng mới được hình thành nhanh chóng theo luồng tư duy xuất hiện. Các ý tưởng trọng tâm được nổi bật với việc sử dụng những màu sắc kích cỡ, hình ảnh đa dạng. Để xây dựng bản đồ tư duy hoàn chỉnh người tạo lập phải vận dụng trí tưởng tượng sáng tạo đầy phong phú của mình, tạo sự liên kết chặt chẽ với tất cả những gì được học. Ngồi ra, mỗi người cũng có thể xây dựng bản đồ tư duy theo cách chủ quan, cá nhân, cốt làm sao giúp học ứng dụng một cách hiệu quả nhất.

Sử dụng rộng rãi, hiệu quả và dễ dàng ở mọi lĩnh vực

Sử dụng rộng rãi, hiệu quả và dễ dàng ở mọi lĩnh vực như: học tập, nghiên cứu, thuyết trình, kinh doanh, các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… Hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới hiện nay đều sử dụng bản đồ tư duy như là một phương pháp củng cố, hệ thống, tìm ra cách thức, giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả cơng việc cho tập đồn của mình.

1.1.5.2. Khả năng ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học Ứng dụng bản đồ tư duy như một phương pháp dạy học Ứng dụng bản đồ tư duy như một phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học là cách thức tiến hành các hoạt động của người dạy và người học nhằm thực hiện nội dung dạy học đã được xác định. Bằng phương pháp dạy học, người dạy có thể tổ chức các hoạt động dạy học hướng tới mục tiêu xác định. Bản đồ tư duy có thể được ứng dụng như một cách tiếp cận trong tổ chức các hoạt động dạy học, nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Ứng dụng bản đồ tư duy như một phương pháp dạy học là nhấn mạnh việc giáo viên ứng dụng cách tiếp cận của bản đồ tư duy để thiết kế các hoạt động dạy học. Cách tiếp cận đó diễn ra theo hướng xuất phát từ một hoạt động trung tâm, giáo viên xác định những hoạt động phân nhánh khác, nhằm hỗ trợ hoạt động trung tâm đạt mục đích, hiệu quả.

Ví dụ:

Trong hoạt động bình giảng văn học, giáo viên có thể chọn hoạt động chủ đạo là hoạt động phân tích nhân vật. Để làm sáng tỏ nội dung hoạt động này giáo viên sẽ tiến hành (hoạch định) hàng loạt những hoạt động phân nhánh khác.

Ứng dụng bản đồ tư duy như một phương tiện dạy học

Không chỉ được ứng dụng như một phương pháp dạy học, bản đồ tư duy cịn có thể được ứng dụng như một phương tiện dạy học. Với vai trò của một phương tiện dạy học, bản đồ tư duy có khả năng truyền đạt thông tin, trình bày thơng tin và hỗ trợ việc ghi nhớ trong quá trình dạy học.

Bản đồ tư duy là phương tiện truyền tin

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, tỷ lệ vai trò của các giác quan trong việc thu nhận tri thức có sự chênh lệch đáng kể.

Bảng: 1.1. Thống kê tỉ lệ vai trò của các giác quan trong việc thu nhận tri thức trong việc thu nhận tri thức

Vị giác 1%

Xúc giác 1,5%

Khứu giác 3,5%

Thính giác 11%

Thị giác 83%

Từ bảng thống kê trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, thị giác là giác quan giữ vị trí quan trọng nhất trong q trình thu nhận tri thức.

Bản đồ tư duy với việc sử dụng các hình ảnh, từ khóa, đường nét, màu sắc có khả năng kích thích thị giác người học một cách tối đa nhất, đồng thời trên mỗi nhánh lượng thơng tin về bài học sẽ được trình bày một cách cơ đọng và súc tích nhất. Và như vậy, đây chính là phương tiện truyền tin có khả năng đem lại hiệu quả cao.

Bản đồ tư duy là phương tiện trình bày thơng tin

Bản đồ tư duy hình thành theo cơ chế bản đồ mở rộng. Cùng với việc phân nhánh bản đồ tư duy, các thơng tin có thể liên tiếp được trình bày và nội dung, ý tưởng càng được khai thác sâu rộng hơn. Bằng một bản đồ tư duy, người học vừa có thể trình bày những thông tin thu thập được một cách hệ thống.

Bản đồ tư duy là phương tiện hỗ trợ cho quá trình ghi nhớ thơng tin Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, tri thức còn lưu lại trong trí nhớ bằng các hoạt động học tập là không giống nhau.

Bảng: 1.2. Tỉ lệ tri thức lưu lại trong trí nhớ

Nghe 20%

Nhìn 30%

Nghe và nhìn 50%

Tự trình bày 80%

Tự làm và trình bày 90%

Căn cứ vào kết quả trên, có thể thấy rằng, tỷ lệ tri thức cịn lưu lại trong

trí nhớ đạt được ở mức cao nhất (90%) là nhờ hoạt động tự làm và trình bày.

Bản đồ tư duy là phương tiện dạy học phát huy được hiệu quả này. Học sinh có thể nhánh chóng trình bày tri thức, những thông tin thi thập được trên một bản đồ tư duy. Bởi bản đồ tư duy hoạt động theo cơ chế của bộ não. Thơng qua việc tự trình bày thơng tin trên bản đồ tư duy, học sinh sẽ có được một phương tiện phục vụ cho việc ghi nhớ của người học.

1.2. Thực trạng dạy học bài ôn tập Tiếng Việt 6

1.2.1. Hoạt động dạy của giáo viên

Trước đây, trong ba học phần Văn học, Làm văn và Tiếng Việt thì phần Văn học vẫn được cả giáo viên và học sinh dành nhiều thời gian và công sức để dạy và học hơn nhiều so với phần Làm văn và Tiếng Việt. Hiện nay, phần Tiếng Việt cũng đã được đầu tư hơn song mới chỉ dừng lại ở ít bộ phận giáo viên cịn về phía học sinh thì vẫn chưa có những chuyển hướng rõ rệt.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 7 giáo viên bộ môn Ngữ văn thuộc hai trường THCS Tân Hưng và THCS Gia Tân thuộc tỉnh Hải Dương .

- Nội dung khảo sát: Tìm hiểu hoạt động dạy học ơn tập Tiếng Việt của giáo viên bộ môn Ngữ văn tại hai trường THCS Tân Hưng và THCS Gia Tân, tỉnh Hải Dương.

- Cách thức tiến hành: Phỏng vấn qua bảng hỏi. - Kết quả thu được:

Ở nhiều trường học, với lối dạy và học truyền thống, rất nhiều giáo viên thường không coi trọng và không đặt nhiều tâm huyết vào các bài ôn tập Tiếng Việt – tiết học mà lẽ ra giáo viên cần phải quan tâm và đầu tư nhiều hơn.

Qua phỏng vấn khảo sát các giáo viên dạy Ngữ văn tại hai trường THCS Tân Hưng và THCS Gia Tân thuộc tỉnh Hải Dương cho kết quả như sau:

Đối với những bài ôn tập chung:

Bảng:1.3.Thống kê tỉ lệ cách dạy học ôn tập của GV bài ôn tập chung

Cách ôn tập Ghi lại kiến thức trên bảng Phát tài liệu (file word) Cách khác

Số lượng 5/7 1/7 1/7

Tỉ lệ 71,42% 14,29% 14,29%

Đối với tiết học bài mới

Bảng:1.4. Thống kê tỉ lệ cách dạy học ôn tập của GV bài mới

Cách ôn tập Cho HS đọc lại phần ghi nhớ Gạch ý chính trên bảng Cách khác

Số lượng 6/7 1/7 0/7

Tỉ lệ 85,71% 14,29% 0%

Dựa vào hai bảng khảo sát trên có thể thấy hầu hết các giáo viên thường ôn tập cho học sinh bằng cách hệ thống lại những kiến thức thơng qua việc ghi lại kiến thức đó trên bảng, hoặc cho các em tự chép lại các phần ghi nhớ trong SGK, hoặc phát cho các em một tài liệu hệ thống lí thuyết để ơn tập.

Phần bài tập, thường chữa lại một số bài trong sách giáo khoa và bổ sung thêm một số dạng bài tập có thể gặp trong bài kiểm tra sắp tới.

Riêng đối với những tiết học bài mới, việc củng cố, luyện tập các kiến thức trong từng bài học thì hầu hết, các giáo viên đều chỉ cho học sinh đọc và ghi lại phần ghi nhớ trong sách giáo khoa, hoặc gạch vài ý cơ bản trên bảng mà khơng có sự hệ thống lại một cách rõ ràng, cụ thể, dễ nhớ.

Như vậy, ngay từ cách ôn tập chưa thực sự khoa học và thiếu đầu tư sẽ là một nguyên nhân dẫn đến việc giảm hứng thú học tập cho các em.

Rõ ràng, cách ôn tập thông thường này chưa thực sự đem đến hiệu quả cho các em trong q trình ơn tập và học. Hầu hết, việc ơn tập với các em chỉ xem như một cách học để đối phó với các bài kiểm tra trên lớp.

Như đã nói ở trên, mục đích của luận văn ngồi việc giúp các em có nền tảng cho việc học và sử dụng tiếng Việt trong học tập thì luận văn cịn hướng đến việc tạo thói quen tư duy và sử dụng ngơn ngữ cho học sinh trong cuộc sống, làm nền tảng cho sự phát triển tư duy và ngôn ngữ sau này.

1.2.2. Hoạt động học của học sinh 1.2.2.1. Về hứng thú học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập tiếng việt lớp 6 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)