BĐTD tổng kết bài Từ loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập tiếng việt lớp 6 (Trang 74 - 76)

Đây là những bản tư duy đầu tiên của các em sau một tiết giới thiệu tổng quan và có những trải nghiệm cụ thể qua 2 tiết học, tuy còn đơn giản nhưng phần nào đã cho thấy tư duy logic và khả năng sáng tạo của các em. Chúng tôi tin rằng, những bản đồ tư duy sau đó của các em sẽ đa dạng hơn và sáng tạo hơn nữa.

2.6. Một số lưu ý khi sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học Tiếng Việt

2.6.1. Phân biệt bản đồ tư duy với Graph

Lý thuyết Graph ra đời hơn 250 năm trước đây. Cơng trình đầu tiên là của Ơle (Nhà toán học Thụy Sĩ – 1736).

Graph có nghĩa là “sơ đồ”, “mạng”, “mạch”. Graph là một tập hợp số

lượng hữu hạn các đỉnh và các cung có đầu mút tại các đỉnh đó.

Bản chất của Graph được quyết định bởi số lượng các đỉnh và số lượng cung, đặc điểm của đỉnh tạo nên cung ấy.

Giữa những năm 60 của thế kỉ XX, những nghiên cứu về Graph và ứng dụng của nó vào đời sống xã hội và dạy học trong nhà trường mới thu được

những thành tựu đáng kể, như các cơng trình nghiên cứu của Claudơ Becgơ, R.J Wilson… Tiếp sau đó nhiều nhà khoa học Nga đã cố gắng chuyển phương pháp nghiên cứu khoa học Graph thành phương pháp dạy học như các nhà nghiên cứu: R. Baxep, T. Satch, A.A. Opchenhicô…

Graph vốn là một thuật ngữ tốn học, nhưng nó đã được sử dụng rộng rãi và trở thành tên gọi chung, khá quen thuộc của nhiều ngành khoa học, kể cả khoa học xã hội.

Ở Việt Nam, giáo sư Nguyễn Ngọc Quang là nhà sư phạm đầu tiên

nghiên cứu việc ứng dụng lí thuyết graph vào dạy học nói chung và dạy Hố

học nói riêng. Ngay từ những năm 70 của thế kỉ XX, ông đã bắt đầu tiến hành

thực nghiệm việc đưa lí thuyết graph vào dạy học một số bộ môn trong nhà

trường như: Địa lí, Hố học, Vật lí. Sau giáo sư đã có nhiều hơn cơng trình nghiên cứu về Graph có thể kể đến một số cơng trình như: cơng trình “Vận

dụng phương pháp graph trong dạy học các bộ môn khoa học xã hội - nhân văn ở Đại học Quân sự” (năm 2000) của tác giả Nguyễn Văn Phán đã đi sâu

và làm sáng tỏ một số cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp graph vào giảng dạy các bộ môn khoa học xã hội - nhân văn.

Gần đây, năm 2003, TS Phạm Văn Tư, cho công bố liên tiếp hai bài

báo: “Dạy học bằng phương pháp graph góp phần nâng cao chất lượng giờ

giảng” và “Dạy học bằng phương pháp graph góp phần nâng cao chất lượng học tập, tự học” nhằm mục đích khẳng định hiệu quả của graph trong việc

nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp dạy học. Khi bàn đến

việc tự học, tự tìm tịi kiến thức của học sinh, tác giả cho rằng “ở học sinh sự

thành thạo của kĩ năng sử dụng graph trong học tập chính là đặc trưng cho chất lượng lĩnh hội nội dung bản chất của bài học”.

Trong dạy học Tiếng Việt, có thể kể đến những đóng góp của PGS.TS Nguyễn Quang Ninh. Năm 1996, tại cuộc Hội thảo toàn quốc về đổi mới

phương pháp graph trong dạy học Tiếng Việt”. Đây là bài viết đầu tiên trực

tiếp bàn tới việc sử dụng graph trong dạy học tiếng Việt. Có thể quan sát một số graph sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập tiếng việt lớp 6 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)