Hoạt động phân tích nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập tiếng việt lớp 6 (Trang 31 - 53)

Ứng dụng bản đồ tư duy như một phương tiện dạy học

Không chỉ được ứng dụng như một phương pháp dạy học, bản đồ tư duy cịn có thể được ứng dụng như một phương tiện dạy học. Với vai trò của một phương tiện dạy học, bản đồ tư duy có khả năng truyền đạt thơng tin, trình bày thơng tin và hỗ trợ việc ghi nhớ trong quá trình dạy học.

Bản đồ tư duy là phương tiện truyền tin

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, tỷ lệ vai trò của các giác quan trong việc thu nhận tri thức có sự chênh lệch đáng kể.

Bảng: 1.1. Thống kê tỉ lệ vai trò của các giác quan trong việc thu nhận tri thức trong việc thu nhận tri thức

Vị giác 1%

Xúc giác 1,5%

Khứu giác 3,5%

Thính giác 11%

Thị giác 83%

Từ bảng thống kê trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, thị giác là giác quan giữ vị trí quan trọng nhất trong q trình thu nhận tri thức.

Bản đồ tư duy với việc sử dụng các hình ảnh, từ khóa, đường nét, màu sắc có khả năng kích thích thị giác người học một cách tối đa nhất, đồng thời trên mỗi nhánh lượng thơng tin về bài học sẽ được trình bày một cách cơ đọng và súc tích nhất. Và như vậy, đây chính là phương tiện truyền tin có khả năng đem lại hiệu quả cao.

Bản đồ tư duy là phương tiện trình bày thơng tin

Bản đồ tư duy hình thành theo cơ chế bản đồ mở rộng. Cùng với việc phân nhánh bản đồ tư duy, các thơng tin có thể liên tiếp được trình bày và nội dung, ý tưởng càng được khai thác sâu rộng hơn. Bằng một bản đồ tư duy, người học vừa có thể trình bày những thông tin thu thập được một cách hệ thống.

Bản đồ tư duy là phương tiện hỗ trợ cho quá trình ghi nhớ thơng tin Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, tri thức cịn lưu lại trong trí nhớ bằng các hoạt động học tập là không giống nhau.

Bảng: 1.2. Tỉ lệ tri thức lưu lại trong trí nhớ

Nghe 20%

Nhìn 30%

Nghe và nhìn 50%

Tự trình bày 80%

Tự làm và trình bày 90%

Căn cứ vào kết quả trên, có thể thấy rằng, tỷ lệ tri thức cịn lưu lại trong

trí nhớ đạt được ở mức cao nhất (90%) là nhờ hoạt động tự làm và trình bày.

Bản đồ tư duy là phương tiện dạy học phát huy được hiệu quả này. Học sinh có thể nhánh chóng trình bày tri thức, những thơng tin thi thập được trên một bản đồ tư duy. Bởi bản đồ tư duy hoạt động theo cơ chế của bộ não. Thông qua việc tự trình bày thơng tin trên bản đồ tư duy, học sinh sẽ có được một phương tiện phục vụ cho việc ghi nhớ của người học.

1.2. Thực trạng dạy học bài ôn tập Tiếng Việt 6

1.2.1. Hoạt động dạy của giáo viên

Trước đây, trong ba học phần Văn học, Làm văn và Tiếng Việt thì phần Văn học vẫn được cả giáo viên và học sinh dành nhiều thời gian và công sức để dạy và học hơn nhiều so với phần Làm văn và Tiếng Việt. Hiện nay, phần Tiếng Việt cũng đã được đầu tư hơn song mới chỉ dừng lại ở ít bộ phận giáo viên cịn về phía học sinh thì vẫn chưa có những chuyển hướng rõ rệt.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 7 giáo viên bộ môn Ngữ văn thuộc hai trường THCS Tân Hưng và THCS Gia Tân thuộc tỉnh Hải Dương .

- Nội dung khảo sát: Tìm hiểu hoạt động dạy học ơn tập Tiếng Việt của giáo viên bộ môn Ngữ văn tại hai trường THCS Tân Hưng và THCS Gia Tân, tỉnh Hải Dương.

- Cách thức tiến hành: Phỏng vấn qua bảng hỏi. - Kết quả thu được:

Ở nhiều trường học, với lối dạy và học truyền thống, rất nhiều giáo viên thường không coi trọng và không đặt nhiều tâm huyết vào các bài ôn tập Tiếng Việt – tiết học mà lẽ ra giáo viên cần phải quan tâm và đầu tư nhiều hơn.

Qua phỏng vấn khảo sát các giáo viên dạy Ngữ văn tại hai trường THCS Tân Hưng và THCS Gia Tân thuộc tỉnh Hải Dương cho kết quả như sau:

Đối với những bài ôn tập chung:

Bảng:1.3.Thống kê tỉ lệ cách dạy học ôn tập của GV bài ôn tập chung

Cách ôn tập Ghi lại kiến thức trên bảng Phát tài liệu (file word) Cách khác

Số lượng 5/7 1/7 1/7

Tỉ lệ 71,42% 14,29% 14,29%

Đối với tiết học bài mới

Bảng:1.4. Thống kê tỉ lệ cách dạy học ôn tập của GV bài mới

Cách ôn tập Cho HS đọc lại phần ghi nhớ Gạch ý chính trên bảng Cách khác

Số lượng 6/7 1/7 0/7

Tỉ lệ 85,71% 14,29% 0%

Dựa vào hai bảng khảo sát trên có thể thấy hầu hết các giáo viên thường ôn tập cho học sinh bằng cách hệ thống lại những kiến thức thông qua việc ghi lại kiến thức đó trên bảng, hoặc cho các em tự chép lại các phần ghi nhớ trong SGK, hoặc phát cho các em một tài liệu hệ thống lí thuyết để ôn tập.

Phần bài tập, thường chữa lại một số bài trong sách giáo khoa và bổ sung thêm một số dạng bài tập có thể gặp trong bài kiểm tra sắp tới.

Riêng đối với những tiết học bài mới, việc củng cố, luyện tập các kiến thức trong từng bài học thì hầu hết, các giáo viên đều chỉ cho học sinh đọc và ghi lại phần ghi nhớ trong sách giáo khoa, hoặc gạch vài ý cơ bản trên bảng mà khơng có sự hệ thống lại một cách rõ ràng, cụ thể, dễ nhớ.

Như vậy, ngay từ cách ôn tập chưa thực sự khoa học và thiếu đầu tư sẽ là một nguyên nhân dẫn đến việc giảm hứng thú học tập cho các em.

Rõ ràng, cách ôn tập thông thường này chưa thực sự đem đến hiệu quả cho các em trong q trình ơn tập và học. Hầu hết, việc ôn tập với các em chỉ xem như một cách học để đối phó với các bài kiểm tra trên lớp.

Như đã nói ở trên, mục đích của luận văn ngồi việc giúp các em có nền tảng cho việc học và sử dụng tiếng Việt trong học tập thì luận văn cịn hướng đến việc tạo thói quen tư duy và sử dụng ngơn ngữ cho học sinh trong cuộc sống, làm nền tảng cho sự phát triển tư duy và ngôn ngữ sau này.

1.2.2. Hoạt động học của học sinh 1.2.2.1. Về hứng thú học tập của học sinh 1.2.2.1. Về hứng thú học tập của học sinh Hứng thú nhận thức

Sang đến bậc THCS khối lượng và độ khó về mặt kiến thức của các mơn học nói chung và mơn Ngữ văn nói riêng đã được tăng lên. Các tác phẩm phần Văn học đã được nâng cao về mặt dung lượng và độ sâu. Với phân mơn Tiếng Việt chương trình được xây dựng ở các cấp độ cao hơn, từ tìm hiểu từ đến câu rồi các biện pháp tu từ. Phần Làm văn, do sự nâng cao về hai phân môn trước nên phần Làm văn cũng đòi hỏi học sinh khả năng tư duy, tổng hợp cao hơn. Do đó ở giai đoạn này, các em có sự phân hóa sâu hơn với những bài học mà mình thích hay khơng thích, mức độ nhận thức của các em phụ thuộc vào độ hứng thú mà phương pháp dạy học của giáo viên đóng vai trị quan trọng.

Về động cơ học tập

Giai đoạn còn học Tiểu học, việc đánh giá kết quả của học sinh chỉ dừng ở mức đạt hay không đạt. Tuy nhiên, sang đến bậc THCS, ngay từ lớp 6 đã có sự thay đổi về cách đánh giá trong học tập. Các em được làm quen với các bài kiểm tra có điểm và một loạt những điểm tổng kết các mơn, trong đó Ngữ văn là một trong hai mơn chính. Chính từ sự thay đổi trong cách kiểm tra, đánh giá này dẫn đến việc ở một số em, động cơ học tốt môn Ngữ Văn là để có thành tích cao trong học tập, được khen thưởng, được hãnh diện với người thân, bạn bè. Đối với một số em khác, các em lại coi việc học là để lĩnh hội kiến thức. Cho dù động cơ học tốt môn Ngữ văn của các em là gì thì chúng ta cũng phải thấy một điều đó là, môn Ngữ văn là một trong 2 mơn chính có trong kỳ thi vào cấp 3, do đó dù muốn hay khơng các em vẫn phải nghiêm túc trong việc học tập để có thể tiến xa hơn trên con đường tri thức của mình.

Về thái độ

Như đã nói ở trên, giai đoạn này, học sinh đã có sự phân hóa về mức độ thích hay khơng thích mơn học nào, do đó dù là 1 trong 2 mơn chính thi Tốt nghiệp và cấp 3 thì chúng ta vẫn thấy được mức độ hứng thú, thái độ học tập môn Ngữ văn ở các em là khác nhau. Với những em xác định thi lên cấp 3 vào các lớp chun Văn thì ở các em có thái độ học tập nghiêm túc hơn các em thi ban thường và ban chuyên tự nhiên.

Để tìm hiểu về hứng thú học tập của học sinh với học phần Tiếng Việt, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát với học sinh thuộc 2 trường đã chọn. Cụ thể:

- Đối tượng khảo sát:

+ Học sinh lớp 6A, 6B, 6C trường THCS Tân Hưng + Học sinh lớp 6A, 6B, 6C trường THCS Gia Tân (Tổng: 214 học sinh)

- Nội dung khảo sát: Tìm hiểu hứng thú học tập Tiếng Việt của học sinh 6 lớp trên

- Cách thức tiến hành: Điều tra bằng phiếu hỏi (Xem Phụ lục 1) - Kết quả thu được:

Sau khi phát phiếu điều tra tại 6 lớp trên, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Về mức độ hứng thú của học sinh với học phần Tiếng Việt:

Bảng:1.5. Thống kê tỉ lệ học sinh hứng thú với học phần Tiếng Việt

Phương án

Tỉ lệ Rất thích Thích Khơng thích Tổng

Số HS 7 57 150 214

Tỉ lệ % 3.3% 26,6% 70.1% 100%

Bảng thống kê đã cho chúng ta thấy phần nào mức độ hứng thú của học sinh với học phần Tiếng Việt. Hầu hết các em không hứng thú với học phần này. Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp và lấy ý kiến biểu quyết của 150 phiếu điều tra chọn đáp án khơng thích. Kết quả cho thấy hầu hết các em đều nói rằng phần Tiếng Việt rất khơ khan, khó học và ngay cả đến giáo viên cũng khơng chú trọng, do đó học sinh thường coi nhẹ các giờ Tiếng Việt; với một số em khác đó là do từ trước đến giờ khơng u thích mơn Ngữ văn nên cũng khơng có hứng thú với mơn Tiếng Việt.

1.2.2.2. Về cách học bài ôn tập Tiếng Việt 6 của học sinh

Cùng với đối tượng, cách thức tiến hành khi khảo sát mức độ hứng thú của học sinh với học phần Tiếng Việt, chúng tôi cũng tiến hành điều tra, khảo sát với nội dung thứ hai: Tìm hiểu về cách học bài ôn tập Tiếng Việt 6 của học sinh.

Bảng:1.6. Bảng thống kê tỉ lệ học sinh ôn bài Phương án Phương án Tỉ lệ Không bao giờ ôn tập Chỉ ôn khi tiết sau KT Học và ôn tập thường xuyên Tổng Số HS 141 60 13 214 Tỉ lệ % 65.9% 28% 6.1% 100%

Như vậy trong tổng số 214 em thì chỉ có 73 em có sự ơn tập cho phân mơn Tiếng Việt.

Trong số 73 em đó thì sự lựa chọn cách thức ơn tập của các em có sự khác nhau.

Bảng:1.7. Thống kê tỉ lệ học sinh lựa chọn các cách ôn tập Tiếng Việt

Phương án Tỉ lệ Học thuộc Ghi nhớ trong SGK Học thuộc vở ghi Chép lại lí thuyết ra vở để học Cách khác Số HS 31/73 34/73 5/73 3/73 Tỷ lệ % 42.5% 46.6% 6.9% 4% - Nhận xét, đánh giá

Nhìn vào bảng thống kê kết quả điều tra ở trên, chúng tôi tạm rút ra một số nhận xét, đánh giá như sau:

Cách ôn tập thông thường nhất mà các em hay sử dụng đó là học thuộc phần Ghi nhớ trong SGK và phần ghi chép trong vở.

Chép lại lí thuyết ra vở để học cũng là sự lựa chọn của một số em, tuy nhiên phỏng vấn một vài em thì hầu hết các em đều trả lời chỉ khi nào có nhiều thời gian mới ngồi làm đề cương để học. Như vậy, sự ôn tập diễn ra không liên tục.

Trong số 3 em lựa chọn cách lập ý khác thì cả 3 em cho đáp án thường sử dụng sơ đồ, học theo cách hướng dẫn ôn tập trong phần cuối của SGK Ngữ văn 6, tập 2.

Rõ ràng, có thể thấy rằng việc ơn tập phần Tiếng Việt của các em chưa được chú trọng, tất cả vẫn phụ thuộc vào hứng thú nhiều mà chưa rèn thành kĩ năng, thói quen.

Tiếng Việt là học phần quan trọng, cung cấp cho các em phương tiện để giao tiếp hàng ngày, là phương tiện để giúp các em học tốt hai học phần Văn học và Làm văn nhưng lại chưa được coi trọng. Dựa vào kết quả phỏng vấn sau khi phát phiếu điều tra, kết hợp với những đánh giá mang tính chủ quan của người viết, chúng tơi tạm đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó:

Thứ nhất: do quan niệm của người dạy và người học về môn Ngữ văn.

Hầu hết cả giáo viên và học sinh khi tiếp cận môn Ngữ văn đều coi trọng phần Văn hơn phần Ngữ. Từ quan niệm học Ngữ văn là học các tác phẩm, cảm thụ các tác phẩm văn học, đi thi cũng là thi viết văn, thi về các tác phẩm văn học nên vai trò của phần Ngữ đã bị ẩn lấp cho dù đây là phần có ý nghĩa ngang bằng với phần Văn. Do đó, trước khi có những sự thay đổi trong cách dạy, cách học cả giáo viên và học sinh cần thay đổi cách quan niệm về học phần Tiếng Việt, phải hiểu được ý nghĩa và vai trò to lớn của học phần này khơng chỉ trong học tập mà cịn trong cả đời sống.

Thứ hai: từ quan điểm có phần sai lệch trên sẽ dẫn tới việc xem nhẹ,

giảm hứng thú dạy và học phần Tiếng Việt. Dẫn tới việc giáo viên không đầu tư nhiều thời gian và công sức cho bài dạy, học sinh không quan tâm nhiều đến các đơn vị kiến thức. Bài giảng trở nên sơ sài, giờ học thiếu hứng thú. Và đương nhiên, sẽ dẫn tới việc kĩ năng sử dụng từ và câu của học sinh không tốt, bài viết của các em sẽ mắc nhiều lỗi chưa nói tới việc sử dụng từ ngữ trong cuộc sống sẽ có nhiều lúng túng. Điều đó cũng giải thích lí do tại sao một số em nói giờ học vơ vị, nhàm chán. Vấn đề này, trước tiên cần có sự thay đổi trong cách quan niệm, trong cách dạy của giáo viên.

Thứ ba: do bị mất kiến thức nền tảng từ cấp I. Khi phỏng vấn một số

sợ phần này hay phần này khó...Vậy vấn đề là ở đâu? Ở các em hay ở giáo viên?

Nếu phần Luyện từ và câu trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học các em chưa thực sự nắm vững thì rất có thể sẽ gây hoang mang trong việc tiếp cận những đơn vị kiến thức mới bởi trong tiếng Việt các đơn vị kiến thức mang tính tầng bậc, gắn bó khăng khít với nhau. Hơn nữa, sang lớp 6, sang một bậc học mới với lượng đơn vị kiến thức nhiều hơn, cả học sinh và giáo viên cần có những phương pháp học và dạy phù hợp. Học sinh nên chủ động lĩnh hội kiến thức cịn giáo viên nên có những phương pháp dạy sao cho giúp các em dễ hiểu, dễ ghi nhớ và nhắc lại kiến thức cũ khi cần thiết.

Vấn đề cốt lỗi là người giáo viên cần tạo cho học sinh một môi trường học tập thoải mái nhưng vẫn trong khuôn khổ, tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Giờ học cần có sự sơi nổi, các em cần được lĩnh hội các kiến thức và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập tiếng việt lớp 6 (Trang 31 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)