Giải nghĩa từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập tiếng việt lớp 6 (Trang 66 - 68)

Bước 3: Đọc bản đồ tư duy và phát triển thành lời giải

Sau khi đã tạo được bản đồ tư duy, học sinh cần đọc bản đồ và diễn xuôi thành lời giải.

Có thể diễn xi thành lời giải từ bản đồ tư duy thiết kế ở trên như sau: Trả lời:

Giải nghĩa của từ

1. giếng: hố đào sâu vào lòng đất để lấy nước ăn uống.

Theo nghĩa của từ được nói ở trên có thể thấy cách giải nghĩa này trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

2. rung rinh: chuyển động nhẹ nhàng, liên tục

Theo nghĩa của từ được nói ở trên có thể thấy cách giải nghĩa này trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

3. hèn nhát: trái với dũng cảm

Đây là cách giải thích nghĩa của từ dựa vào từ trái nghĩa với nó.

Đây là hoạt động kích thích tính chủ động và khả năng diễn đạt của học sinh.

Đối với hoạt động này, giáo viên có thể kiểm tra theo hai cách. Một là: cho học sinh thuyết trình về bản đồ tư duy mình vừa tạo. Hai là: để học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

Bước 1: Chọn bài tập

Bằng hiểu biết của em hãy giải thích nghĩa của từ “dong”

Bước 2: Chọn và lập bản đồ tư duy

Phần này tương tự như ở ví dụ trên, trong bài tập này, chúng ta vẫn phải sử dụng bản đồ tư duy đầy đủ.

Mỗi nhánh của bản đồ tư duy là một định nghĩa về từ dong, kèm theo

đó là một trường hợp mà nghĩa đó hay sử dụng.

Hình:2.11. BĐTD: Giải nghĩa từ “dong”

Bước 3: Đọc bản đồ tư duy và phát triển thành lời giải

Trong bước này, để có thể có một trật tự hợp lí nhất, học sinh có thể sắp xếp, thêm bớt từ ngữ để câu trả lời là tối ưu nhất.

Trả lời:

Trong cuộc sống, từ dong thường được sử dụng với những nghĩa sau đây:

- dong1 (danh từ) chỉ một loại lá dùng để gói bánh chưng: lá dong

- dong2 (danh từ) là một loại cây có củ ăn được: củ dong riềng (cịn gọi là củ dong)

- dong3 (danh từ): ý chỉ hình thức bên ngồi: trơng mặt mà bắt hình dong - dong4 (động từ) chỉ hành động đi kèm để trông coi, giám sát

Ví dụ: dong tù binh

- dong5 (động từ):hành động rũ cho thưa, thống chóng khơ: Ví dụ: dong rơm, rạ cho nhanh khô.

Như vậy, từ dong có tất cả 5 nghĩa thường được dùng. Ví dụ 3: Bài tập bổ sung bài Hoán dụ

Bước 1: Chọn bài tập

Chỉ ra biện pháp hoán dụ trong câu thơ sau và cho biết nó thuộc kiểu hoán dụ nào. Nêu tác dụng của biện pháp hốn dụ đó.

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim”

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính (1969) – Phạm Tiến Duật)

Bước 2: Chọn và lập bản đồ tư duy Chọn bản đồ tư duy đầy đủ Lập bản đồ tư duy.

Quan sát đề bài thấy đề bài có 3 yêu cầu: + Chỉ ra biện pháp hoán dụ

+ Chỉ ra kiểu hoán dụ + Nêu tác dụng

Như vậy, có thể lấy cụm từ thể hiện biện pháp hoán dụ là từ trung tâm, kiểu hốn dụ và tác dụng của nó sẽ là hai nhánh của bản đồ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập tiếng việt lớp 6 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)