Thống kê tỉ lệ cách dạy học ôn tập của GV bài mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập tiếng việt lớp 6 (Trang 34 - 37)

Cách ôn tập Cho HS đọc lại phần ghi nhớ Gạch ý chính trên bảng Cách khác

Số lượng 6/7 1/7 0/7

Tỉ lệ 85,71% 14,29% 0%

Dựa vào hai bảng khảo sát trên có thể thấy hầu hết các giáo viên thường ôn tập cho học sinh bằng cách hệ thống lại những kiến thức thông qua việc ghi lại kiến thức đó trên bảng, hoặc cho các em tự chép lại các phần ghi nhớ trong SGK, hoặc phát cho các em một tài liệu hệ thống lí thuyết để ơn tập.

Phần bài tập, thường chữa lại một số bài trong sách giáo khoa và bổ sung thêm một số dạng bài tập có thể gặp trong bài kiểm tra sắp tới.

Riêng đối với những tiết học bài mới, việc củng cố, luyện tập các kiến thức trong từng bài học thì hầu hết, các giáo viên đều chỉ cho học sinh đọc và ghi lại phần ghi nhớ trong sách giáo khoa, hoặc gạch vài ý cơ bản trên bảng mà khơng có sự hệ thống lại một cách rõ ràng, cụ thể, dễ nhớ.

Như vậy, ngay từ cách ôn tập chưa thực sự khoa học và thiếu đầu tư sẽ là một nguyên nhân dẫn đến việc giảm hứng thú học tập cho các em.

Rõ ràng, cách ôn tập thông thường này chưa thực sự đem đến hiệu quả cho các em trong q trình ơn tập và học. Hầu hết, việc ôn tập với các em chỉ xem như một cách học để đối phó với các bài kiểm tra trên lớp.

Như đã nói ở trên, mục đích của luận văn ngồi việc giúp các em có nền tảng cho việc học và sử dụng tiếng Việt trong học tập thì luận văn cịn hướng đến việc tạo thói quen tư duy và sử dụng ngơn ngữ cho học sinh trong cuộc sống, làm nền tảng cho sự phát triển tư duy và ngôn ngữ sau này.

1.2.2. Hoạt động học của học sinh 1.2.2.1. Về hứng thú học tập của học sinh 1.2.2.1. Về hứng thú học tập của học sinh Hứng thú nhận thức

Sang đến bậc THCS khối lượng và độ khó về mặt kiến thức của các mơn học nói chung và mơn Ngữ văn nói riêng đã được tăng lên. Các tác phẩm phần Văn học đã được nâng cao về mặt dung lượng và độ sâu. Với phân môn Tiếng Việt chương trình được xây dựng ở các cấp độ cao hơn, từ tìm hiểu từ đến câu rồi các biện pháp tu từ. Phần Làm văn, do sự nâng cao về hai phân môn trước nên phần Làm văn cũng đòi hỏi học sinh khả năng tư duy, tổng hợp cao hơn. Do đó ở giai đoạn này, các em có sự phân hóa sâu hơn với những bài học mà mình thích hay khơng thích, mức độ nhận thức của các em phụ thuộc vào độ hứng thú mà phương pháp dạy học của giáo viên đóng vai trị quan trọng.

Về động cơ học tập

Giai đoạn còn học Tiểu học, việc đánh giá kết quả của học sinh chỉ dừng ở mức đạt hay không đạt. Tuy nhiên, sang đến bậc THCS, ngay từ lớp 6 đã có sự thay đổi về cách đánh giá trong học tập. Các em được làm quen với các bài kiểm tra có điểm và một loạt những điểm tổng kết các mơn, trong đó Ngữ văn là một trong hai mơn chính. Chính từ sự thay đổi trong cách kiểm tra, đánh giá này dẫn đến việc ở một số em, động cơ học tốt mơn Ngữ Văn là để có thành tích cao trong học tập, được khen thưởng, được hãnh diện với người thân, bạn bè. Đối với một số em khác, các em lại coi việc học là để lĩnh hội kiến thức. Cho dù động cơ học tốt môn Ngữ văn của các em là gì thì chúng ta cũng phải thấy một điều đó là, mơn Ngữ văn là một trong 2 môn chính có trong kỳ thi vào cấp 3, do đó dù muốn hay khơng các em vẫn phải nghiêm túc trong việc học tập để có thể tiến xa hơn trên con đường tri thức của mình.

Về thái độ

Như đã nói ở trên, giai đoạn này, học sinh đã có sự phân hóa về mức độ thích hay khơng thích mơn học nào, do đó dù là 1 trong 2 mơn chính thi Tốt nghiệp và cấp 3 thì chúng ta vẫn thấy được mức độ hứng thú, thái độ học tập môn Ngữ văn ở các em là khác nhau. Với những em xác định thi lên cấp 3 vào các lớp chun Văn thì ở các em có thái độ học tập nghiêm túc hơn các em thi ban thường và ban chuyên tự nhiên.

Để tìm hiểu về hứng thú học tập của học sinh với học phần Tiếng Việt, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát với học sinh thuộc 2 trường đã chọn. Cụ thể:

- Đối tượng khảo sát:

+ Học sinh lớp 6A, 6B, 6C trường THCS Tân Hưng + Học sinh lớp 6A, 6B, 6C trường THCS Gia Tân (Tổng: 214 học sinh)

- Nội dung khảo sát: Tìm hiểu hứng thú học tập Tiếng Việt của học sinh 6 lớp trên

- Cách thức tiến hành: Điều tra bằng phiếu hỏi (Xem Phụ lục 1) - Kết quả thu được:

Sau khi phát phiếu điều tra tại 6 lớp trên, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Về mức độ hứng thú của học sinh với học phần Tiếng Việt:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập tiếng việt lớp 6 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)