Việc sử dụng bản đồ tư duy trong phần củng cố ở mỗi giờ học chính là cách để giúp các em bước đầu ghi nhớ và hình thành cách tư duy về vấn đề. Giáo viên có thể sử dụng bản đồ tư duy trong những trường hợp sau.
Sơ đồ hoá các kiến thức trong phần ghi nhớ qua các nhánh của bản đồ tư duy. Giáo viên có thể chuẩn bị sẵn các bản đồ tư duy đầy đủ để nhắc lại kiến thức bài học giúp học sinh ghi nhớ kiến thức trong bộ não.
Một cách khác, mang tính thúc đẩy sự phát triển tư duy của học sinh đó là việc giáo viên sử dụng những bản đồ tư duy khuyết. Bản đồ tư duy khuyết là bản đồ mà trong đó có một hoặc một số nhánh bị thiếu nội dung. Sau khi cho các em đọc xong phần ghi nhớ trong sách giáo khoa, giáo viên có thể đưa ra một bản đồ tư duy khuyết yêu cầu các em lên bảng hoàn thiện bản đồ tư duy đã cho. Bản đồ này giáo viên có thể vẽ trực tiếp lên bảng hoặc chuẩn bị sẵn ở nhà trên giấy.
Việc củng cố kiến thức lí thuyết thơng qua bản đồ tư duy khuyết sẽ đem đến hai hiệu quả.
Một là: khuyến khích các em tư duy tại chỗ, thúc đẩy việc ghi nhớ nhanh bài học trên lớp, tiết kiệm thời gian học lí thuyết ở nhà.
Hai là: trong q trình giáo viên gọi học sinh lên bảng có thể đánh giá được năng lực tư duy của từng học sinh, thông qua việc cho điểm khuyến khích đối với những câu trả lời tốt, hoạt động này sẽ làm tăng hứng thú và
động cơ học tập cho học sinh. Những giờ học sau chắc chắn sẽ sôi nổi và hiệu quả hơn.