Mơ hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt

Một phần của tài liệu Giáo trình ngữ âm tiếng việt hiện đại (Trang 33 - 35)

LÝ THUYẾT SYLLABEME VÀ CƠ CẤU ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT

3.2.4. Mơ hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt

3.2.4.1. Mơ hình cấu trúc tầng bậc của âm tiết

Theo Đoàn Thiện Thuật [122] và nhiều tác giả khác, âm tiết tiếng việt là một đơn vị có cấu trúc tầng bậc chặt chẽ.

Cấu trúc tầng bậc này được thể hiện bằng mơ hình cấu trúc âm tiết sau: Thanh điệu

Vần Âm đầu

3.2.4.2. Thảo luận về các mơ hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt

Ngồi mơ hình cấu trúc âm tiết trên, tùy vào quan điểm của các tác giả chúng ta cịn thấy các mơ hình cấu trúc âm tiết sau:

a. Theo Cù Đình Tú, Hồng Văn Thung, Nguyễn Nguyên Trứ, thanh điệu tiếng Việt chỉ bao trùm lên phần vần chứ khơng phủ lên tồn bộ thành phần đoạn tính của âm tiết từ âm đầu cho đến âm cuối như mơ hình cấu trúc âm tiết nói trên.

Thanh điệu Vần

Âm đầu

Âm đệm Âm chính Âm cuối

b. Nguyễn Quang Hồng [76] đưa ra một mơ hình cấu trúc âm tiết mới với sự phân bố cân đối với khái niệm “vần cái” bao gồm âm chính và âm cuối.

Thanh điệu Âm đầu Vần cái Âm đệm

c. Vương Hữu Lễ và Hoàng Dũng đã khái quát cấu trúc âm tiết dưới dạng khuôn âm tiết, tức là âm tiết trừ đi thanh điệu.

(C1) (W) V (C2)

Ghi chú:

- C1: Âm đầu, W: Âm đệm, V: Âm chính, C2: Âm cuối. - Các vị trí để trong ngoặc đơn có thể tỉnh lược.

Với mơ hình cấu trúc này, các tác giả đã tiến hành phân loại âm tiết tiếng Việt dựa vào cấu trúc. Kết quả ta có 8 loại hình âm tiết sau:

1. C1WVC2: loan. 2. C1WV: loa. 3. C1V: la. 4. WVC2: oan 5. VC2: an 6. C1VC2: lan. 7. WV: oa 8. V: a

Số lượng âm tiết tiềm năng và hiên thực trong tiếng Việt có thể được xác định đến con số hàng nghìn (xem Chủ đề 3) nhưng nếu xét về mặt cấu tạo, các âm tiết tiếng Việt chỉ được sản sinh dựa trên 8 khn hình âm tiết đã nêu.

Một phần của tài liệu Giáo trình ngữ âm tiếng việt hiện đại (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)