Thanh điệu với hình thức ngữ âm của từ ngữ 1 Đặt vấn đề

Một phần của tài liệu Giáo trình ngữ âm tiếng việt hiện đại (Trang 59 - 60)

- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các

4.4. Thanh điệu với hình thức ngữ âm của từ ngữ 1 Đặt vấn đề

4.4.1. Đặt vấn đề

Mục 4.4 tiếp tục tìm hiểu về chức năng của các thanh điệu tiếng Việt không phải trên phương diện nội dung ngữ nghĩa mà trên phương diện hình thức ngữ âm của từ ngữ. Và như vậy, dù hai nội dung thuộc hai chủ đề khác nhau nhưng mỗi chủ đề (chủ đề 3 và 4) là một bộ phận hợp thành của một chỉnh thể thống nhất về chức năng của các thanh điệu tiếng Việt trên cả hai phương diện nội dung và hình thức của từ ngữ. Cụ thể là xem xét vai trò chức năng của các thanh điệu tiếng Việt trong sự tạo lập hình thức ngữ âm trong từ láy và trong thành ngữ tiếng Việt.

Từ những năm đầu của thế kỷ XX mà tập trung vào những năm 70 đến nay, giới ngôn ngữ học đã quan tâm đến hiện tượng láy trong tiếng Việt, bởi đây là một hiện tượng ngôn

ngữ phổ biến và mang tính đặc trưng của loại hình ngơn ngữ Đơn lập. Vấn đề đặt ra và được xem xét trên nhiều phương diện khác nhau với những quan điểm nghiên cứu khơng hồn toàn giống nhau. Điều thú vị là, dù với cách tiếp cận nào thì nhận xét chung khá thống nhất được rút ra từ các cơng trình nghiên cứu chun sâu về từ láy hoặc các cơng trình có liên quan đến từ láy là: thanh điệu trong từ láy tiếng Việt kết hợp theo quy luật nhất định. Đó là

quy luật hịa phối thanh điệu trong từ láy. Song cho đến nay, quy luật hòa phối thanh điệu

vẫn chỉ được nhận thức trên đại thể mà chưa được xem xét một cách cụ thể trên những cứ liệu thống kê - định lượng.

Tình hình cũng xảy ra tương tự trong lĩnh vực nghiên cứu thành ngữ. Nhiều nhà nghiên cứu có cảm nhận chung là, thanh điệu ở những thành tố cuối nhịp và có thể ở cả những thành tố kế cận trong thành ngữ kết hợp với nhau theo quy luật đối lập bằng / trắc. Điều đó có đúng khơng? Nếu cảm nhận chung này đúng thì tỉ lệ và phân lượng của các thanh tham gia vào sự đối lập này là bao nhiêu? Và quan trọng hơn, tại sao lại có sự đối lập

bằng / trắc ấy ở những thành tố cuối nhịp trong thành ngữ tiếng Việt?... Những câu hỏi cho

vấn đề này còn chưa được giải đáp thỏa đáng và có căn cứ bằng số liệu thống kê định lượng cụ thể.

Tư cách của một đơn vị ngữ âm phải được xem xét và xác nhận trên cơ sở chức năng của đơn vị đó đối với các đơn vị mang nghĩa trong hệ thống ngôn ngữ đã cho. Thanh điệu - một âm vị siêu đoạn tính trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt - ngoài chức năng khu biệt và thể

hiện nghĩa như đã trình bày ở Chủ đề 1 và 2, nó cịn là chất keo dính, có thể nói là chất keo

dính đặc biệt, liên kết các thành tố của từ láy cũng như các thành tố trong cấu trúc của thành ngữ, giúp cho các đơn vị ngơn ngữ này có tính bền vững cao. Đó là chức năng liên kết của

các thanh điệu trong cấu trúc của từ ngữ. Chính nhờ chức năng liên kết này của các thanh

điệu mà trong cảm nhận ngôn ngữ của người Việt, không thể tách đo ra khỏi đỏ, tim ra khỏi tím hay chầm ra khỏi chậm trong các từ láy đo đỏ, tim tím, chầm chậm,... Ngược lại, trong cảm thức người Việt dễ dàng tách đo đỏ, tim tím, chầm chậm,… ra làm hai đơn vị độc lập, bởi vì giữa hai thành tố của từ láy theo phương thức lặp lại hồn tồn này hầu như khơng có một sự nối kết nào trong cấu trúc hình thức của chúng.

Một phần của tài liệu Giáo trình ngữ âm tiếng việt hiện đại (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)