Biến thể của các âm đầu

Một phần của tài liệu Giáo trình ngữ âm tiếng việt hiện đại (Trang 73 - 74)

- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các

5.1.4.Biến thể của các âm đầu

CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM ĐOẠN TÍNH (Hệ thống âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối) (1)

5.1.4.Biến thể của các âm đầu

5.1.4.1. Trong các âm mơi thì /f, v/ được phát âm môi - răng. Ở miền Nam /v/ lại được thể hiện như một âm xát, mặt lưỡi, hữu thanh [j] hoặc với một yếu tố môi ở đầu [bj].

5.1.4.2. Các âm đầu lưỡi bẹt được thể hiện trong lời nói thành hai nhóm: a. Nhóm đầu lưỡi - răng gồm có /t, t‘/.

b. Nhóm đầu lưỡi - lợi gồm /d, n, l, s, z/.

Cách phát âm /s, z/ đầu lưỡi - răng thường gặp ở những người thành thị, nhất là ở những thiếu nữ Hà Nội, thường được coi là cách phát âm “làm dáng”.

5.1.4.3. Các âm đầu lưỡi quặt không xuất hiện trong phương ngữ Bắc. Các âm vị này chủ yếu tồn tại trong phương ngữ Trung và Nam được phát âm với đầu lưỡi cong lên đến phía trên lợi, nơi tiếp giáp với ngạc cứng, ví dụ: “tre, trâu, trước”. [ʂ, ʐ] cũng có vị trí phát

âm như vậy. Ví dụ: “sáng sủa, rộng rãi” (xem Hình 1)

Như vậy, người thuộc phương ngữ Bắc không phân biệt c/ʈ, s/ʂ, z/ʐ, nghĩa là phát âm

như nhau các âm đầu đang xét trong các từ sau đây: “che” trong “che chở” và “tre” trong

“cây tre”, “xa xơi” và “nước sơi”, “da thịt”, “gia đình” và “đi ra”. Tất cả các âm đầu này đều được phát âm với đầu lưỡi - bẹt. Nhưng trong nhà trường phổ thông ở Hà Nội và nhiều nơi khác trên miền Bắc, theo truyền thống, nhiều người vẫn sử dụng 3 âm vị /ʈ, ʂ, ʐ/ và coi

như dấu hiệu của cách phát âm văn học. Duy có điều đáng lưu ý là người ta gán /ʐ/ cho

nhóm con chữ /gi/ ví dụ “gia đình”, “thầy giáo” cịn những âm tiết có âm đầu được ghi bằng chữ “r” thì được phát âm rung đầu lưỡi, ví dụ: “rực rỡ, ra vào”. Cách phát âm này có phần giả tạo vì khác với cách phát âm phổ biến. Người ta đã thêm vào một âm vị /r/ và căn cứ vào cách viết của các từ trong chính tả mà phát âm. Ở đây /ʈ/ được thể hiện như một âm tắc-xát

[ʈj], giống trong tiếng Anh ở những từ như “chalk” (“phấn viết”), /ʂ, ʐ/ được phát âm với

đầu lưỡi hơi đưa ra trước cấu thành một khe hở ở ngang lợi, đồng thời mặt lưỡi được nâng cao lên phía ngạc.

5.1.4.4. Các âm vị mặt lưỡi sau gồm /χ, γ/. Hai âm vị đều được cấu tạo với luồng khí xát nhẹ vào mặt lưỡi sau và ngạc mềm. Ở một số người /χ/ được thể hiện như có một âm tắc nhỏ ở đầu, có thể ghi là /kχ/, nghĩa là dường như một âm tắc-xát, nhưng không phải là một âm bật hơi [k‘]. Cách phát âm bật hơi được coi là không hợp chuẩn.

Âm vị /γ/ cũng vậy, có thể có một âm tắc nhỏ ở đầu; nhưng nó khơng bao giờ được phát âm thành một âm tắc thực sự như trong tiếng Pháp, tiếng Nga.

Những biến thể địa phương của các âm vị rất đa dạng. Cần được nghiên cứu riêng. 5.1.4.5. Trước các nguyên âm hàng trước, nhất là /i/ các phụ âm đều bị ngạc hóa.

Trước các nguyên âm trầm, tức hàng sau trịn mơi và bán nguyệt âm /u/ các phụ âm đều bị

mơi hóa. Tuy nhiên sự biến dạng này khơng hề ảnh hưởng gì tới việc nhận diện các ký hiệu

ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Giáo trình ngữ âm tiếng việt hiện đại (Trang 73 - 74)