710 đơn vị (chiếm 13,49 %) không đối lập với các từ đơn tiết khác chỉ bằng thanh điệu.
4.2.5. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu sự phân biệt trong sự đối lập thanh điệu giữa
các cấu trúc đoạn tính khác nhau của âm tiết, tức là xem xét sự đối lập thanh điệu giữa các khuôn âm tiết khác nhau. Cụ thể là:
a. Khuôn chỉ gồm một âm tiết (1)
Ví dụ: chơi (khơng có chời, chởi, chỡi, chới, chợi, chợi; chới chỉ xuất hiện trong từ
song tiết “chấp chới” hay “chới với” chứ khơng có khả năng đứng độc lập làm thành mục từ trong từ điển).
Hoặc: dun (khơng có duyền, duyễn, duyển, duyến, duyện),... b. Khuôn chỉ thể hiện hai âm tiết với thanh điệu (2).
Ví dụ: ngăn, ngắn (khơng có ngằn, ngẵn, ngẳn, ngặn).
Hoặc: đương, đường (khơng có đưỡng, đưởng, đướng, đượng),… c. Khn chỉ có ba âm tiết (3).
Ví dụ: lan, làn, lán (khơng có lãn, lản, lạn) Hoặc: tua, tủa, túa (khơng có tùa, tũa, tụa),… d. Khn chỉ có bốn âm tiết (4).
Ví du: tâm, tầm, tẩm, tấm (khơng có tẫm, tậm),… Hoặc: cay, cày, cáy, cạy (khơng có cãy, cảy),… e. Khn chỉ có năm âm tiết (5)
Ví dụ: ban, bàn, bản, bán, bạn, (khơng có bãn)
Hoặc: châu, chầu, chẩu, chấu, chậu (khơng có chẫu),…
Chúng ta có thể thấy là: số lượng của mỗi thanh trong từng khn âm tiết một (tính theo chiều ngang) cũng như số lượng của mỗi thanh trong mỗi khuôn âm tiết (tính theo chiều dọc) là rất khác nhau. Điều đó góp phần khẳng định rằng, tất cả các thanh điệu tiếng
Việt ở từng mức độ khác nhau với những phân lượng khác nhau đều đã tích cực tham gia vào sự khu biệt các tín hiệu ngơn ngữ đơn tiết trong tiếng Việt.
Mặt khác, xét trong chức năng khu biệt, các tín hiệu ngơn ngữ đơn tiết, số lượng từng thanh điệu tuy có thay đổi vì ở đây chúng ta tạm gác 432 từ đơn tiết của khuôn bao gồm sáu âm tiết với thanh điệu (ở đó có sự tham gia khu biệt đều khắp của cả 6 thanh) thì nhìn chung trật tự các thanh thể hiện gánh nặng chức năng của chúng khơng có gì thay đổi, cao nhất và chiếm ưu thế vẫn là thanh ngang, rồi đến thanh sắc, thanh huyền, thanh nặng,
thanh hỏi và thanh ngã có tần suất thấp hơn cả.