Các biến thể của âm vị /-u-/

Một phần của tài liệu Giáo trình ngữ âm tiếng việt hiện đại (Trang 79)

- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các

5.2.3.Các biến thể của âm vị /-u-/

CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM ĐOẠN TÍNH (Hệ thống âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối) (1)

5.2.3.Các biến thể của âm vị /-u-/

Sự thể hiện của âm đệm /-u-/ lệ thuộc vào độ mở của nguyên âm đi sau nó. Các biến thể xê dịch từ [u] đến [o], [ɔ]. Trước /i/ (một nguyên âm có độ mở hẹp) âm đệm /-u-/ được thể hiện bằng một âm tố khép nhất, chẳng hạn “quý” [kui5]. Trái lại trước [ε,a] là những nguyên âm hơi rộng và rộng nó được thể hiện như [ɔ] chẳng hạn “khoa” [χa].

Phong cách phát âm cũng ảnh hưởng đến việc thể hiện âm đệm này. Trong giao tiếp với cách nói năng chậm rãi, âm đệm /-u-/ có độ mở hẹp hơn, dù nó xuất hiện trước các nguyên âm rộng, ví dụ “khỏe” [χoε4]. Ngược lại, khi nói nhanh, trong phong cách tỉnh lược /-u-/ được thể hiện rộng hơn, ví dụ “khoe” [χoε1].

Riêng trường hợp sau đây âm đệm /-u-/ có một cách thể hiện đặc biệt. Khi xuất hiện trong một âm tiết có âm chính là ngun âm đơi yếu dần [ie] và âm cuối là âm vị /zêrơ/, ví dụ “khuya” (thành phần âm vị là /χuie1/) thì âm đệm /-u-/ có độ mở rộng hẹp và được thể hiện như một ngun âm hàng trước trịn mơi [y], nằm ở đỉnh đường cong cường độ của âm tiết. Sở dĩ như vậy vì trong điều kiện âm cuối là /zêrô/, yếu tố thứ hai của nguyên âm đôi /ie/ được thể hiện thoải mái, chiếm tồn bộ phần biên phía sau của âm tiết, và như thế yếu tố đầu của ngun âm đơi gần như một mình làm đỉnh của âm tiết; tính chất trịn mơi của âm đệm lan tới [i] và cùng nằm ở đỉnh đường cong cường độ của âm tiết. Dù phát âm nhanh hay chậm bao giờ ta cũng có [y] làm đỉnh âm tiết.

Trái lại trong âm tiết “khuyên ” tình hình khơng phải như vậy. Khi phát âm nhanh ta cũng có [y] làm đỉnh âm tiết như trên; khi phát âm chậm, âm đệm /-u-/ cũng được thể hiện rất khép, nhưng không cùng với yếu tố đầu của nguyên âm đôi làm đỉnh âm tiết, bởi vì ở đỉnh khơng chỉ có riêng một yếu tố nào của nguyên âm đôi /ie/ mà cả hai, hoặc ít ra cũng gần như thế, do chỗ phần biên phía sau âm tiết cịn có [n], phụ âm cuối. Âm đệm /-u-/ chỉ được thể hiện ở phần biên của âm tiết, ta khơng có [y] mang âm sắc chủ yếu của âm tiết như trong trường hợp “khuya” được.

Trong âm tiết “khuy” [i] bao giờ cũng được nhấn mạnh, một mình chiếm lĩnh đỉnh của âm tiết. Âm đệm /u/ chỉ được thể hiện ở phần biên. Tính trịn mơi của /u/ khơng ảnh hưởng đến tồn bộ /i/ khiến nó khơng trở thành [y] được.

Một phần của tài liệu Giáo trình ngữ âm tiếng việt hiện đại (Trang 79)