- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các
CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM ĐOẠN TÍNH (Hệ thống âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối) (1)
5.1.5. Sự thể hiện bằng chữ viết của các âm đầu
Sự thể hiện các âm vị phụ âm đầu của tiếng Việt hiện đại bằng chữ viết được trình bày trong bảng tóm tắt sau:
Hình 2. So sánh cách phát âm của người miền trung, miền nam (đường vạch) với cách phát âm của đa số người miền bắc trong ngôn ngữ văn học (đường chấm).
ÂM VỊ CON CHỮ ÂM VỊ CON CHỮ 1 /b/ b 12 /ʈ/ tr 2 /m/ m 13 /ʂ/ s 3 /f/ ph 14 /ʐ/ r (gi) 4 /v/ v 15 /c/ ch 5 /t‘/ th 16 /ɲ/ nh 6 /t/ t 17 /k/ c, k, q 7 /d/ đ 18 /ŋ/ ng, ngh 8 /n/ n 19 /χ/ kh 9 /s/ x 20 /γ/ g, gh 10 /v/ d, gi 21 /ʔ/ (khuyết) 11 /l/ l 22 /h/ h
Đa số các âm vị đều tuân thủ theo nguyên tắc ghi âm ngữ âm học đó là nguyên tắc 1-1. Nghĩa là một âm vị được ghi bằng một con chữ. Tuy nhiên, vẫn cịn có một số trường hợp vi phạm nguyên tắc này. Cụ thể là:
a. 9 âm vị sau đây được thể hiện bằng cách ghép 2 con chữ: /f/ được thể hiện bằng “ph”, ví dụ: “phim pháo”
/ t‘/ ---------- “th”, --- “thướt tha”
/ʈ/ ---------- “tr”, --- “cây tre”, “đằng trước”
/z/ ---------- “gi”, --- “gia đình” /c/ ---------- “ch”, --- “cha, chú” /ɲ/ ---------- “nh”, --- “nhớ nhung”
/χ/ ---------- “kh”, --- “khơng, khí” /γ/ ---------- “gh”, --- “ghi, ghế”
Việc dùng 2 con chữ, vốn đã biểu hiện 2 âm vị nào đó, ghép lại để ghi âm vị thứ 3 chỉ có lợi, vì tiết kiệm được con chữ, dễ học, miễn là lựa chọn các con chữ cho hợp lý và ghi nhất quán âm vị đó trong mọi trường hợp. Yêu cầu nhất luật mỗi âm vị có một con chữ để biểu hiện là khơng cần thiết.
b. Trong “chữ quốc ngữ” có một trường hợp trong đó một âm vị được thể hiện bằng 3 con chữ, đó là âm vị /ŋ/ khi đứng trước /i, e, ε, ie/; nó được ghi bằng “ngh”. Ví dụ: “nghĩ,
nghe, nghề, nghiệp”.
c. Có 5 âm vị ghi khơng thống nhất trong mọi trường hợp.
/k/ được ghi: bằng “k” khi đứng trước /i, e, ε, ie/, ví dụ: “ký, kể, kẻ, kiếp”, bằng “q”
khi đứng trước bán nguyên âm /u/, ví dụ: “qủa, quê”, bằng “c” trong những trường hợp còn lại, ví dụ: “cá, cờ, cốm”.
/γ/ được ghi: bằng “gh” khi đứng trước /i, e, ε/, ví dụ: “ghi, ghế, ghẻ”, bằng “g” trong những trường hợp khác, ví dụ: “gà gô, gỗ gụ”.
/ŋ/ được ghi: bằng “ngh” khi đứng trước /i, e, ε, ie/, ví dụ: như trên đã biết, bằng “ng” trong những trường hợp khác.
/ʐ/ được ghi: bằng “r” theo cách phát âm của người miền Trung, miền Nam, ví dụ:
“rực rỡ, rộng rãi”.
/z/ được ghi: bằng “d”, ví dụ: “con dao”, bằng “gi” theo cách phát âm phổ biến ngoài xã hội.
Tuy vậy, cách ghi “gi” cũng khơng được nhất luật. Nếu nhóm con chữ này gặp chữ “i” hoặc “iê, ia” vốn ghi ngun âm làm âm chính trong âm tiết thì nhóm “gi” bị tinh giảm chỉ cịn lại “g”, ví dụ: “làm gì” (đáng lẽ phải viết “làm giì”), “cái giếng” (đáng lẽ, “cái giiếng”).
Cách ghi “d” và “gi” khác nhau trong những từ cụ thể, không thể đúc rút thành quy luật chính tả được và nó là vấn đề từ vựng học và có lý do lịch sử của nó. Những từ đuợc ghi bằng “d” có lẽ vào thời kỳ chữ quốc ngữ được xây dựng có cách phát âm khác với những từ được ghi bằng “gi” ở bộ phân âm đầu. Những từ như “con dao”, “dưới nhà” hiện nay cịn một số đồng bào ở Quảng Bình phát âm với một phụ âm gần giống như âm vị /d/ mềm trong tiếng Nga, tức là một âm tắc, dầu lưỡi, ngạc hóa. Trái lại những từ được ghi
bằng “gi” như “gia”, “giang”, “giáo”,…thường là những từ Hán Việt mà theo cách phát âm cổ của chúng trước kia đều có âm đầu là [kj], ví dụ [kja, kjaŋ].
Nguyên nhân chủ yếu của cách ghi khơng thống nhất trong chính tả là ở chỗ hệ thống chữ cái hiện hành do các giáo sĩ người nước đặt ra và mục đích của việc làm ấy là tạo ra một phương tiện ghi chép, học tập tiếng Việt cho những người giáo sĩ phương tây. Chữ “g” được dùng để ghi âm vị /γ/ nhưng khi “g” đứng trước “i, ê, e” thì khơng cịn giữ được giá trị ấy nữa bởi vì đối với những giáo sĩ này, theo truyền thống văn tự quen thuộc của họ, “gi”, “gê”, “ge” có giá trị ngữ âm là [ʒi, ʒe, ʒε] và do đó các âm tố [γi, γe, γε] phải được thể hiện
bằng chữ viết là “ghi, ghê, ghe”.
Âm vị /ŋ/ được thể hiện trong chính tả bằng cách đặt thêm chữ “n” vào đằng trước chữ “g”, vốn dùng để ghi âm vị /γ/. Nếu ta đã có “gh” trước “i, ê, e” để ghi /γ/ thì trong trường hợp này việc đặt thêm “n” đằng trước “gh” thành “ngh” là tất yếu.
Cũng như vậy, “c” trong đại đa số trường hợp dùng để ghi âm vị /k/; nhưng khi gặp “i, ê, e” các giáo sĩ phương tây không thể dùng “c” được mà phải thay bằng “k” vì “ci, cê, ce” đối với họ sẽ có giá trị là [se, se, sε].
Cịn việc dùng chữ “q” lại có một ngun nhân khác. Chữ quốc ngữ ra đời trong tình hình khoa học về ngơn ngữ chưa phát triển, lý thuyết về âm vị học có thể nói là chưa có. Âm vị /k/ khi được phân bố trước bán nguyên âm làm âm đệm /-u-/ được phát âm sâu hơn trong các trường hợp khác. Những người sáng lập ra chữ quốc ngữ nhận biết được điều đó, song họ đã xử lý những biến thể ấy như những âm vị riêng biệt và ghi bằng một con chữ khác, tức là dùng “q” ngoài “c” và “k”. Tuy nhiên, “q” đi với “u” lập thành một nhóm con chữ để thể hiện một phụ âm với một âm lướt mà cả hai được coi là một tổ hợp phụ âm đầu, như trong từ “qui, quá” chẳng hạn, và chỉ trong trường hợp này ta mới có thể nghĩ tới một âm nào đó, khác với âm của “c” hay “k”. Trong từ “cả ” chẳng hạn, do đó âm đầu của từ “củ” vẫn được ghi bằng “c” chứ không phải bằng “q”.
Trong hệ thống chữ cái cịn có “p, r”, dùng để ghi 2 âm vị hạn hữu /p, r/, vốn nằm ngoài hệ thống các âm đầu của tiếng Việt hiện đại. Chúng được dùng để ghi những từ phiên âm từ tiếng nước ngoài.
Việc dùng “r” trong những từ như “rổ, rá, rực rỡ ” khiến ta nghĩ rằng có lẽ vào thời kì chữ quốc ngữ mới được xây dựng, “r” dùng để ghi một âm rung đầu lưỡi thật sự. Tuy nhiên tương ứng với cách phát âm rung này, vốn chỉ tồn tại ở một số địa phương nhỏ bé, là cách phát âm một âm xát quặt lưỡi /ʐ/ xảy ra trên một địa bàn rộng lớn hơn nhiều, mà các giáo sĩ
phương Tây không biết tới. Họ chỉ thấy âm vị /r/ và dùng chữ “r” để thể hiện. Việc thiếu điều tra ngôn ngữ rộng khắp khi xây dựng chữ viết là nguyên nhân của việc thừa nhận một hệ thống âm vị không đúng đắn lúc ban đầu, và ngày nay sự tương ứng với chữ viết và âm vị là khác xưa. Cũng có thể nghĩ tới một nguyên nhân lịch sử: trước kia các từ “rổ rá, rực rỡ ” được phát âm phổ biến với các âm rung, và ngày nay [r] đã chuyển thành /ʐ/ trên một địa
bàn rộng lớn.