Những nét khu biệt của thanh điệu

Một phần của tài liệu Giáo trình ngữ âm tiếng việt hiện đại (Trang 39 - 40)

THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT

4.1.2. Những nét khu biệt của thanh điệu

4.1.2.1. Quan sát những âm tiết là hình thức biểu đạt của những hình vị khác nhau như:

ta với tá, tã với tả, tá với tạ chúng ta thấy chúng đối lập về cao độ: các âm tiết đầu trong

từng cặp được phát âm với cao độ cao, các âm tiết sau được phát âm với cao độ thấp. Cao độ khác nhau, hay những đặc trưng về âm vực là những nét đầu tiên không thể thiếu được, khu biệt các thanh điệu.

4.1.2.2. Trong số những âm tiết trên thì những âm tiết cũng thuộc một âm vực lại đối lập nhau về sự biến thiên của cao độ trong thời gian. Ta, tã, tá đều thuộc âm vực cao nhưng

ta được phát âm với cao độ dường như không biến đổi từ đầu đến cuối, nghĩa là với đường

nét biến thiên cao độ hồn tồn bằng phẳng, cịn tã, tá khi phát âm có sự biến chuyển lên xuống về cao độ từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, nghĩa là với đường nét biến thiên cao độ không bằng phẳng. Người ta bảo sự khác biệt giữa những đường nét biến thiên cao độ như vậy là sự đối lập về âm điệu. Những âm tiết tà, tá, mạ cùng thuộc âm vực thấp nhưng khác nhau về âm điệu. tà có âm điệu bằng phẳng, tá, ạt có âm điệu khơng bằng phẳng. Những đặc trưng này có tác dụng quyết định trong sự khu biệt của thanh điệu.

4.1.2.3. Những âm tiết thuộc cùng một âm vực và cùng có một âm điệu như như tá với

tả (âm vực cao, âm điệu không bằng phẳng) lại có một sự đối lập nữa về ngữ âm. Khi phát

âm tã với tá đường nét âm điệu đi xuống rồi đi lên trong khi đó ở những âm tiết tá, tạ đường nét âm điệu chỉ đơn thuần đi lên hoặc đi xuống. đường nét phức tạp, đổi hướng còn được gọi là gãy, đối lập với đường nét đơn giản, một hướng, được gọi là không gãy. Các thanh

điệu “ngã” và “sắc”, “hỏi” và “nặng” khu biệt nhau bằng tiêu chí này.

4.1.2.4. Quan sát cách phát âm các âm tiết mang thanh điệu khác nhau ở trên, còn thấy những hiện tượng khác như sự nghẽn thanh hầu ở thanh ngã, thanh sắc, hiện tượng yết hầu

hóa ở thanh hỏi, thanh nặng, sự thay đổi cường độ trong quá trình phát âm các thanh ngã, sắc, nặng. Những hiện tượng này chỉ xảy ra kèm theo với những đặc trưng cấu âm - âm học đã nói ở trên, hoặc có khi có, có khi khơng, hoặc đó chỉ là ấn tượng chủ quan nào đó của người phát âm. Chỉ có những đặc trưng về âm vực, về âm điệu trong đó có sự đối lập giữa âm điệu bằng phẳng và không bằng phẳng, giữa đường nét gãy và khơng gãy là những tiêu chí tồn tại thực sự, thường xuyên, cần và đủ để khu biệt các thanh điệu.

Quan sát những âm tiết như máng và mác, nạng và nạc, ta thấy thanh điệu trong mỗi cặp âm tiết có khác nhau, rõ rệt nhất là tính vơ thanh ở phần cuối của các âm tiết mác, nạc. Tuy nhiên có thể nghĩ rằng sự đối lập vơ thanh, hữu thanh này là thuộc tính của các âm phụ cuối, chứ khơng phải của thanh điệu và các thanh điệu được quan sát khơng khu biệt nhau bằng tiêu chí này.

4.1.2.5. Các âm vị thanh điệu

Như ta vừa thấy, có ba tiêu chí khu biệt thanh điệu. Phối hợp ba tiêu chí này để phân biệt các thanh điệu về lý thuyết ta sẽ có tám âm vị thanh điệu vì căn cứ vào cách đối lập lưỡng phân ta sẽ có 8 vế đối lập (2 = 8). Nhưng trong thực tế khơng có thanh điệu nào có âm điệu bằng phẳng mà lại gãy cả, vì vậy 2 khả năng bị bỏ trống và ta chỉ có 6 thanh điệu mà thơi.

Xét theo từng tiêu chí ta có những thanh điệu đối lập nhau như sau:

Về âm vực, các thanh có âm vực cao là “khơng dấu’, “ngã”, “sắc”. Các thanh thuộc âm vực thấp là “huyền’, “hỏi”, “nặng”.

Về âm điệu, các thanh có âm điệu bằng phẳng, hay cịn gọi đơn giản là bằng, gồm có “khơng dấu”, “huyền”; các thanh có âm điệu khơng bằng phẳng hay cịn gọi là trắc gồm có “ngã”, “hỏi”: các thanh có âm điệu khơng gãy là “sắc”, “nặng”.

Một phần của tài liệu Giáo trình ngữ âm tiếng việt hiện đại (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)