Các tiêu chí khu biệt âm cuố

Một phần của tài liệu Giáo trình ngữ âm tiếng việt hiện đại (Trang 92 - 93)

- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các

CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM ĐOẠN TÍNH (Hệ thống âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối) (1)

5.4.1. Các tiêu chí khu biệt âm cuố

Ngoài cách mở đầu khác nhau, các âm tiếng Việt đối lập nhau bằng những cách kết thúc khác nhau. Có âm tiết kết thúc bằng sự kéo dài và giữ nguyên, về cơ bản, âm sắc của âm chính, ví dụ: “lã, la” trong câu ca “cánh cò bay lã bay la”. Các âm tiết khác kết thúc

bằng cách biến đổi âm sắc của âm tiết ở phần cuối do động tác khép lại của bộ máy phát âm, ví dụ: “sầu, đầy” trong câu thơ “Sầu đông càng lắc càng đầy”, hay: “trơng, đình” trong câu “Qua đình ngã nón trơng đình/ đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Trong trường hợp thứ nhất ta có âm cuối là âm vị /zêrơ/. Trong trường hợp thứ ta có âm cuối là một bán nguyên âm, trường hợp thứ ba âm cuối là một phụ âm, tùy theo mức độ của động tác khép âm tiết. Các âm vị làm âm cuối này là tập hợp của những đặc trưng khu biệt dưới đây.

5.4.1.1. Về phương thức

a. Tiêu chí ồn/vang khu biệt các âm tiêt như “sắp” với “sắm” và “sáu”, “cắt” với “cắn” và “cây”,… Tiêu chí này phân các âm cuối ra:

- Các âm ồn /p, t, k/.

- Các âm vang /m, n, ŋ, u, i/.

b. Tiêu chí mũi/khơng mũi khu biệt “sắm” với “sáu”, “cắn” với “cây”, tức là trong số các âm cuối vang tiêu chí này phân ra:

- Các âm mũi /m, n, ŋ/.

- Các âm không mũi /u, i/. 5.4.1.2. Về bộ vị cấu âm

Tiêu chí định vị phân các âm cuối ra làm 2 loại: - Các âm môi /p, m, u/.

- Các âm lưỡi /t, k, n, ŋ, i/.

Trong số các âm lưỡi lại có sự đối lập đầu lưỡi/mặt lưỡi. Các âm đầu lưỡi là /t, n/, còn các âm mặt lưỡi là /k, ŋ/.

5.4.1.3. Âm cuối /zêrô/ đối lập với các âm vị khác theo tất cả các tiêu chí kể trên, chỉ có điều đặc biệt là ở mỗi thế đối lập có/khơng thì vế khơng bao giờ cũng thuộc về nội dung của âm vị này.

Trong những âm tiết như “cảnh” và “kẻng” sự đối lập trải ra cả âm chính lẫn âm cuối: /kɲ4

/-/kεŋ4

/. Nếu đặc trưng về trường độ của âm chính được coi là thỏa đáng âm vị học thì đặc trưng về vị trí cấu âm của âm cuối (mặt lưỡi giữa/mặt lưỡi sau) chỉ là nét rườm và ngược lại. Ở đây có hai giải pháp âm vị học để lựa chọn. Vấn đề đặt ra là chấp nhận giải pháp nào để phù hợp đến mức tối đa với những sự kiện ngôn ngữ, gần gũi hơn với thực tế phát âm và đạt được những tiêu chuẩn khác của một giải pháp tốt. Sau khi cân nhắc chúng ta đã thừa nhận sự đối lập âm vị học ở âm chính và như thế [ɲ, ŋ] chỉ cịn là những biến thể

Trong những âm tiết như “móc” và “mc” ta cũng có một tình hình tương tự. Chúng ta thừa nhận hai âm vị // và /ɔ/ đối lập nhau bằng tiêu chí trường độ cịn [kp

] và [k] chỉ là những biến thể của /k/ duy nhất.

Về các bán nguyên âm cuối ta cũng cần lưu ý mấy điều sau đây:

a. Tuy có trường hợp [i, u] được thể hiện dài hơn bình thường, chẳng hạn trong “tay” [tăi1

], “đau” [dău1

] (so với trong “tài” [tai2

], “cao” [kau1

]) nhưng chúng cũng chỉ là những biến thể của hai âm vị /-i, -u/ mà thôi: chúng xuất hiện sau các nguyên âm ngắn, còn các biến thể khác xuất hiện sau các nguyên âm dài.

b. Các tổ hợp [i, u] ở cuối như [ai, oi,...] không thể là những nguyên âm đôi, do chỗ sau tổ hợp này chúng ta không thể thêm một âm vị nào được nữa, và điều đó chứng tỏ rằng [i, u] có chức năng kết thúc âm tiết. Một tổ hợp mà các yếu tố có chức năng khác nhau như vậy thì tổ hợp đó khơng phải là một đơn vị duy nhất.

c. Số lượng bán nguyên âm cuối trong tiếng Việt chỉ là hai, đó là /i/ và /u/. Andreev đưa ra thêm // như trong những âm tiết: “bìa”, “bùa”, “bừa”, nhưng ý kiến này, như chúng ta đã chứng minh ở phần trên, là không thể chấp nhận được.

Tóm lại với 4 tiêu chí khu biệt đã nói trên đây, tiếng Việt có 9 âm vị làm âm cuối, trong đó có một âm vị /zêrô/, 2 bán nguyên âm và 6 phụ âm.

Lưỡi Định vị

Phương thức

Môi

Đầu lưỡi Mặt lưỡi Ồn p t k

Mũi m n ŋ

Vang Không mũi u i

Một phần của tài liệu Giáo trình ngữ âm tiếng việt hiện đại (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)