Sự tác động của lý thuyết syllabeme đối với sự phát triển cơ cấu âm tiết tiếng

Một phần của tài liệu Giáo trình ngữ âm tiếng việt hiện đại (Trang 27 - 28)

LÝ THUYẾT SYLLABEME VÀ CƠ CẤU ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT

3.1.3.Sự tác động của lý thuyết syllabeme đối với sự phát triển cơ cấu âm tiết tiếng

Việt

Như trên đã trình bày, lý thuyết syllabeme có các tiêu chí ảnh hưởng đến cơ cấu ngữ âm của loại hình ngơn ngữ đơn lập. Đó chính là tính cố định của ranh giới âm tiết và ranh giới hình vị về cơ bản là trùng nhau cho nên trong việc sử dụng tiếng Việt, hiện tượng thêm hay bớt các nguyên âm trung tính là rất hiếm. Cấu trúc ngữ âm của một từ hầu như là ổn định. Ví dụ: nhà là nhà chứ khơng hề có sự thay đổi về mặt hình thái. Khác hẳn với tiếng Nga, một từ có thể thay đổi hình thức nhiều lần phụ thuộc vào cách của từ. (dom, doma,

domou,…). Vì là ngơn ngữ đơn lập, nên tiếng Việt có xu hướng đơn lập hoá âm tiết về mặt

ngữ âm. Các âm tiết đều có cấu trúc chặt chẽ và ổn định. Mỗi khi chúng ta phát ngơn thì các âm thanh mà ta nhận được là rõ ràng. Chứ hồn tồn khơng có sự nối âm, hoặc lướt âm như các ngơn ngữ biến hình khác như chúng ta sẽ trở lại phân tích rõ hơn ở mục đặc điểm và cấu trúc của âm tiết tiếng Việt (xem Mục 2.2). Cấu trúc âm thanh đó được thể hiện qua một số điểm sau:

- Các yếu tố mở đầu âm tiết và kết thúc âm tiết phải được phân biệt rõ ràng.

- Không giống như các ngôn ngữ khác, phụ âm này có thể vừa là phụ âm đầu cũng có thể là phụ âm cuối, tiếng Việt thì khác, có hệ thống phụ âm đầu khác với hệ thống phụ âm cuối.

- Phụ âm đầu và phụ âm cuối âm tiết có tính chất cấu âm khác nhau. Phụ âm đầu có tính mở: explosion. Phụ âm cuối có tính đóng: implosion. Cho nên dù là cùng một loại phụ âm thì phụ âm đầu và phụ âm cuối vẫn tách biệt nhau.

- Đơn vị âm đầu “zerô” của các âm tiết không bắt đầu bằng phụ âm mà bắt đầu bằng nguyên âm như ăn uống, ai ơi,… có thể biểu hiện bằng một âm tắc họng nhẹ.

- Trong quá trình phát triển theo hướng đơn lập hoá âm tiết, nhiều ngôn ngữ đã thủ tiêu dần các phụ âm xát hoặc rung ở vị trí cuối âm tiết.

- Tiếng Việt có sự phân hố và phân cấp về xu hướng và khả năng đơn lập âm tiết lớn. Người ta đã chứng minh rằng tiếng Việt là ngơn ngữ điển hình cho sự đơn lập âm tiết.

- Tiếng Việt có số lượng âm tiết có thể tính được: 19520 âm tiết, trong thực tế sử dụng thì chỉ chiếm 30% số âm tiết.

Tiếng Việt của chúng ta thuộc nhóm loại hình ngơn ngữ đơn lập - âm tiết tính, có thanh điệu. Trên cơ sở so sánh với các nhóm loại hình ngơn ngữ khác ta thấy rằng đặc trưng đơn lập âm tiết tính thể hiện rõ trong cơ cấu ngữ âm của tiếng Việt. Nhằm tránh không bị xê dịch về ranh giới âm tiết như các ngơn ngữ biến hình-phân tích tính, tiếng Việt có cơ cấu ngữ âm thiên về hướng các phụ âm xát và phụ âm rung bị triệt tiêu dần như [-s], [-h], [-l], [- r],… thay vào đó là phụ âm mũi hoặc bán nguyên âm.

Các thành tố cấu âm trong phạm vi một âm tiết phải hồ kết chặt chẽ vói nhau. Sự liên kết này có giới hạn, khơng chấp nhận có các tổ hợp các âm tố rộng rãi và quá tự do. Nhờ vậy mà các âm tiết mới trở nên một khối ngữ âm vững chắc, không thể bị chia tách và phân

bố lại trong dòng ngữ lưu. Sự rút gọn các tổ hợp cấu âm trong thành phần cấu trúc âm tiết làm cho mỗi một âm tiết có prosody riêng biệt với prosody của các đơn vị ngữ âm ở cấp độ cao hơn. Như thế, khi các tổ hợp cồng kềnh về mặt cấu âm ở đầu và cuối âm tiết bị đơn giản hoá và đi đến thủ tiêu. Ngược lại thanh điệu xuất hiện nhằm giữ thế cân bằng âm vị học giữa các âm tiết, làm cho các âm tiết bị khuôn vào một cơ cấu cố định. Từ đó ta gọi tiếng Việt là một ngơn ngữ đơn lập, âm tiết tính, có thanh điệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình ngữ âm tiếng việt hiện đại (Trang 27 - 28)