Kiến nghị với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 87 - 89)

6. Kết cấu luận văn

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế

Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất bao quát hết các mối quan hệ đang tồn tại và phát sinh. Khắc phục tình trạng luật cịn quy định chung (luật khung) dẫn đến hiện tượng muốn thực hiện được luật thì phải chờ ban hành văn bản dưới luật hướng dẫn; đôi khi hướng dẫn khơng phù hợp với Luật. Tránh tình trạng như hiện nay quá nhiều văn bản dưới luật gây khó khăn cho việc thực hiện và dễ xảy ra tiêu cực do lách luật. Luật phải rõ ràng, cụ thể, không đa nghĩa; đặc biệt về thuế đối với hộ KDCT tách chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế. Về thể chế quản lý thuế, ngành Thuế cần tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí, thời gian của người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Cụ thể, giảm tần suất kê khai, nộp thuế, chi phí của người nộp thuế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian thực hiện và được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ và đánh giá cao.

pháp lý cho việc áp dụng quản lý rủi ro, các quy định đối với chống chuyển giá, xây dựng các quy định về hoạt động của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao trách nhiệm trong công tác tham vấn. Đồng thời, mở rộng số lượng hộ kinh doanh tham gia để tăng thêm tính dân chủ, bổ sung các quy định về hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế. Quy định đối với hộ sản xuất sản phẩm thuốc lá, rượu bia khi thực hiện công nghệ in tem, tem điện tử và các quy định đẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt động đối với đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế... nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.

Bộ Tài Chính, Tổng cục Thuế cũng nên xem xét việc tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh phát triển, mở rộng sản xuất nới lỏng quy định giới hạn về số lao động tối đa của một hộ KDCT được sử dụng. Bên cạnh đó, để các chính sách thuế tăng tính ổn định, Bộ Tài Chính, Tổng cục Thuế trước khi đưa ra các quy định mới về chính sách thuế cần bố trí một đội ngũ cán bộ thuế khảo sát tính thực tiễn và khả năng thực hiện trên khắp cả nước và trong một khoảng thời gian tương đối để có thể xác định được tính hiệu quả của chính sách thuế mới. Tránh tình trạng, chính sách mới ra đã phải sửa đổi bổ sung nhiều lần.

Thêm vào đó, hầu hết các hộ KDCT đền bị hạn chế về thông tin thị trường, giá cả và nhất là hạn chế về vốn sản xuất kinh doanh, do đó các cơ quan chức năng nên có các chính sách ưu đãi về lãi suất, đồng thời bảo lãnh cho họ được tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng thơng qua hình thức vay tín chấp nhằm mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động.

Bộ Tài chính có cơ chế phối hợp với các Bộ ngành có liên quan trong việc xây dựng quy chế hậu kiểm sau đăng ký kinh doanh, nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng chính sách thơng thống của Nhà nước trong việc thành lập hộ kinh doanh cá thể, kê khai thuế điện tử… để thành lập hộ kinh doanh cá thể mua bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn khơng hợp pháp nhằm gian lận thuế và chiếm đọat tiền thuế

Thời gian kiểm tra tại hộ kinh doanh cá thể có giới hạn nhất định trong khi phát sinh những vướng mắc phải chờ ý kiến trả lời của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Thường kết quả trả lời rất chậm, làm kéo dài thời gian thanh tra thuế tại hộ kinh doanh cá thể. Kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế bên cạnh việc xây dựng

hệ thống luật đơn giản, rõ ràng, minh bạch cần phải có ý kiến trả lời nhanh cho các Chi Cục Thuế để có cơ sở xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thu thuế tại hộ kinh doanh cá thể.

Quản lý thu thuế cũng như thanh tra thuế theo cơ chế rủi ro, yếu tố quan trọng nhất là thông tin để đánh giá rủi ro về thuế. Qua thực trạng Quản lý thu thuế cho thấy nguồn thông tin phục vụ công tác Quản lý thu thuế thời gian qua còn hạn chế. Kiến nghị xây dựng hệ thống thơng tin tích hợp quốc gia dữ liệu về người nộp thuế, dữ liệu từ các ngành có liên quan (ngân hàng, hải quan…) để các đơn vị khai thác phục vụ cho công tác Quản lý thu thuế đạt hiệu quả.

Kiến nghị tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu cho công chức theo chức năng, đặc biệt kỹ năng nghiệp thuế; xác định công tác đào tạo và đào tạo lại là việc làm thường xuyên, liên tục nhằm trang bị kiến thức cho cơng chức thích ứng với xu hướng phát triển ngày càng nhanh của xã hội.

Quy định riêng về việc luân phiên, luân chuyển đối với cán bộ làm công tác thuế để vừa đáp ứng được mục tiêu ngăn ngừa, chống tiêu cực, vừa phát huy hết sở trường, năng lực của công chức.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)