Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 36 - 39)

6. Kết cấu luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

thể trên địa bàn huyện

1.3.1. Hệ thống luật và chính sách về thuế

Hệ thống các văn bản chính sách, pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể . Pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của Nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất, trên quy mơ rộng lớn nhất. Do tính chất phức tạp và phạm vi rộng lớn của chức năng quản lý kinh tế, Nhà nước không thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế cụ thể mà thực hiện quản lý mang tầm vĩ mô và mang tính hành chính - kinh tế, vì thế trong việc Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể không thể thiếu hệ thống pháp luật. Chỉ có trên cơ sở một hệ thống pháp luật đồng bộ và đủ mạnh Nhà nước mới phát huy được hiệu lực quản lý kinh tế - xã hội. Luật thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, các văn bản quy định phạm vi, đối tượng thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ thu, quản lý thu của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách; quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu thế thu nhập hộ kinh doanh cá thể và sử dụng quỹ ngân sách; quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu... Các văn bản này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên một địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi Nhà nước phải ban hành những văn bản đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế thì cơng tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể mới đạt được hiệu quả.

1.3.2. Đội ngũ nhân lực làm công tác thu thuế

Công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể được thực hiện đội ngũ cán bộ làm công tác thu thuế. Đây là lực lượng nắm trong tay công cụ quản lý và tác động trực tiếp đến các chính sách cũng như công tác thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể . Chính vì vậy, năng lực và cơ cấu tổ chức của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể các cấp ảnh hưởng to lớn đến công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

Việc tổ chức cơ cấu đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại mỗi địa phương tùy điều kiện nhân lực, diện tích địa bàn và yêu cầu tính chất cơ cấu hộ kinh doanh cá thể sẽ khác nhau. Nếu tổ chức tốt đội ngũ với đầy đủ nhân lực, phối hợp đồng bộ sẽ giúp công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể được thực hiện tốt và ngược lại.

Về năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại địa phương, có thể thấy việc nắm trong tay tất cả công cụ, nhiệm vụ... mỗi hành động của đội ngũ các nhà quản lý đều tác động hoặc tích cực, hoặc tiêu cực đến cơng tác thực hiện các đường lối chính sách của cả bộ máy. Nếu năng lực, trình độ của các nhà quản lý càng cao thì việc quản lý càng được đảm bảo và quy trình thực hiện đều đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật và những vấn đề thực tiễn đặt ra; ngược lại năng lực yếu kém thì cơng tác quản lý cũng không tránh khỏi hạn chế và yếu kém.

1.3.3. Sự tuân thủ và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của hộ kinh doanh cá thể

Nộp thuế là nghĩa vụ của người dân nói chung và hộ KDCT nói riêng.Ý thức tuân thủ và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của hộ kinh doanh cá thể càng cao thì quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể càng thuân lợi ngược lại ý thức chấp hành pháp luật về thuế của hộ kinh doanh cá thể chưa đúng mức sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, kéo dài thời gian và phải áp dụng các hình thức cưỡng chế nợ thuế. Mục tiêu công tác quản lý thu thuế là tập trung huy động đầy đủ, kịp thời nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Sự tự nguyện, tự giác chấp hành các luật thuế của các đối tượng nộp thuế là điểm mấu chốt để thực hiện mục tiêu đó. Với mục tiêu lợi nhuận là trên hết, các hộ kinh doanh cá thể sẽ tìm mọi cách để trốn thuế, gian lận về thuế để thu lợi bất hợp pháp. Do đó, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cùng với sự hiểu biết của các hộ KDCT về những lợi ích xã hội mà hộ KDCT nhận được thơng qua nguồn thu từ thuế được phân phối lại vào nền kinh tế sẽ là yếu tố làm giảm tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế và thất thu thuế cho Ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy mà ý thức chấp hành chính sách của các đối tượng nộp thuế cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác Quản lý thu thuế .

1.3.4. Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng

Công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể được thực hiện cần sự phối hợp đồng bộ của cả bộ máy và ban ngành chức năng. Chính vì vậy sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng cơ quan thuế và chính quyền địa phương ảnh hưởng

rất lớn đến hiệu quả, tốc độ giải quyết thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Thuế

liên quan đến nhiều lĩnh vực nên ngoài việc phối hợp trong nội bộ ngành địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng như: Ủy ban nhân dân, ngân hàng, phịng tài chính, hội đồng tư vấn thuế xã... Việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan này giúp cơ quan thuế thu thập thơng tin về hộ KDCT, tình hình họat động kinh doanh, sự biến động về số hộ một cách chính xác, kịp thời, tồn diện hơn. Từ đó, giúp quản lý hộ chặt chẽ, giảm tình trạng thất thu thuế do bỏ sót hộ cũng như xác định doanh thu khơng chính xác đồng thời có những quyết định quản lý chính xác hơn

1.3.5. Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ

Cơ sở vật chất cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế, làm thay đổi giảm chi phí việc thực hiện quản lý thuế. Một hệ thống thuế hiệu quả còn được đánh giá thơng qua chi phí phải bỏ ra để thu được thuế. Từ chi phí thực hiện cơng tác thu, duy trì bộ máy đều cần được cân nhắc và thiết kế sao cho phù hợp.

Công nghệ thông tin, hệ thống hỗ trợ Quản lý thu thuế của địa phương: Việc quản lý thu thuế tại Chi Cục Thuế rất cần các công cụ hỗ trợ thông tin lưu trữ cũng như sổ sách, chứng từ điện tử. Đây là yếu tố quan trọng, công nghệ và hệ thống hỗ trợ càng hiện địa thì cơng tác quản lý thu thuế càng thuận lợi và ngược lại.

1.3.6. Các yếu tố khác

Ngồi ra, tình hình kinh tế xã hội của địa phương có ảnh hưởng lớn đến cơng tác quản lý thuế, trong đó có quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Địa phương có tình hình kinh tế - xã hội ổn định và phát triển đồng bộ công nghiệp, nông nghiệp chắc chắn sẽ tác động tích cực đến quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách. Khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình qn trên địa bàn cịn thấp cũng như ý thức chấp

hành pháp luật về thu thế thu nhập hộ kinh doanh cá thể chưa đúng mức sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)