Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 69 - 71)

6. Kết cấu luận văn

2.4.2. Những hạn chế, tồn tại

Thứ nhất, về lập kế hoạch thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa

bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội: Kế hoạch quản lý thu thuế đối với hộ

kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội được Chi cụ thuế lập dưa theo kết quả năm trước và theo quy định, ít điều tra phân tích những biến động kinh tế xã hội trên địa bàn hyện nên tính tốn phân bổ nguồn lực theo mơ hình chức năng chưa thật sự phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ trong điều kiện trình độ hiểu biết pháp luật thuế và tính tự giác của nhân dân nói chung và người nộp thuế nói riêng cịn thấp dẫn đến kết quả khi thực hiện chênh lệch rất lớn vói chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Thứ hai, về tổ chức thực hiện thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên

doanh cá thể có xu hướng giảm sút và chưa đạt kế hoạch. Về tốc độ thu các hộ KDCT, so sánh giữa năm sau với năm trước thì tăng nhưng hai năm gần đây kết quả có xu hướng giảm và có tốc độ tăng thấp hơn so với sự tăng trưởng của GDP, chưa đạt được mục tiêu đề ra là tăng 16% đến 18%.

Công tác quản lý đối tượng nộp thuế là hộ KDCT chưa đạt hiệu quả, số hộ thống kê và số hộ đã được cấp giấy chứng nhận ĐKKD còn chênh lệch khá lớn. Chủ yếu nhất là những hộ ở lĩnh vực vận tải tư nhân, hộ cho thuê nhà, xây dựng tư nhân, hộ kinh doanh sáng tối, hộ kinh doanh thời vụ, vãng lai. Tỷ lệ hộ đưa vào quản lý thuế so với số hộ thống kê được vẫn ở mức thấp vào khoảng 81%. Như vậy số hộ bị thất thu thuế do không quản lý được là khoảng 19%.

Việc kê khai đối tượng nộp thuế là hộ KDCT cịn chậm trễ, sai sót. Một lượng khơng nhỏ (chiếm khoảng 23% số hộ không thực hiện nộp tờ khai thuế). Trong số các hộ nộp tờ khai thuế thì phải đến 30% số tờ khai được chuyển cho đội Dự toán - kê khai - kế toán thuế và tin học không đúng với thời hạn theo quy định. Số tờ khai mà cán bộ đội thuế liên xã tự ý khai hộ hộ kinh doanh cịn cao. Cơng tác quản lý kê khai vẫn chưa chủ động nắm bắt và phân loại được nhóm đối tượng thường xuyên kê khai sai, chậm nộp, cũng như các vướng mắc của từng nhóm đối tượng nộp thuế trong kê khai…để từ đó chủ động đề xuất thay đổi, hồn thiện và nâng cao hiệu quả công tác kê khai. Vẫn tồn tại tình trạng nợ động thuế kéo dài, nợ khó có khả năng thu được. Tổng số thuế nợ đọng thống kê vào cuối mỗi năm có chiều hướng giảm nhưng thuế nợ trong năm vẫn còn ở mức cao phần lớn các hộ nộp được nợ đọng cũ nhưng lại để lại nợ mới phát sinh. Còn cán bộ thuế thì thường chỉ sát sao đơn đốc nợ đọng mỗi khi hạn phải hoàn thành chỉ tiêu đến gần, mặt khắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế còn thiếu kiên quyết.

Thứ ba, về kiểm tra giám sát thu thuế: Việc kiểm tra thuế chưa được thực

hiện toàn diện, xử lý vi phạm chưa đúng mức. Công tác nghiên cứu xây dựng phương pháp kiểm tra trên cơ sở phân tích thơng tin về người nộp thuế cịn chậm, thu thập và phân tích thơng tin chưa tốt, số lượng người nộp thuế được thanh tra, kiểm tra cịn ít, đặc biệt là cơng tác kiểm tra sử dụng hố đơn, chứng từ ở các hộ sử dụng hóa đơn chưa được nhiều. Mặc khác, việc xử lý đối với các hành vi vi phạm

còn nể nang, nương nhẹ. Nguồn lực dành cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng so với yêu cầu Quản lý thu thuế theo cơ chế người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế và phương pháp quản lý theo yếu tố rủi ro.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)