Tăng cường kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 81 - 82)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế đối với hộ kinh

3.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát

Quản lý chặt chẽ, thu đúng thu đủ, kịp thời đối với các hộ KDCT trên địa bàn, chống thất thu đối với hộ khoán doanh thu, việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra chống thất thu phải bảo đảm đúng quy định, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức. Kết hợp đồng bộ và hài hòa các biện pháp thanh tra kiểm tra, khảo sát vận động, tuyên truyền đấu tranh để người nộp thuế tự giác kê khai doanh thu sát với thực tế. Đối chiếu cơ sở dữ liệu của ngành với thực tế quản lý số hộ KDCT trên địa bàn, lập danh sách người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro làm căn cứ phải kiểm tra. Như các hộ KDCT có quy mơ lớn tại các chợ trung tâm, thị trấn, khu đơ thị; hộ KDCT sử dụng nhiều hóa đơn; hộ KDCT ngành nghề ăn uống, dịch vụ có thương hiệu, hoạt động theo chuỗi có từ hai địa điểm kinh doanh trở lên; hộ KDCT chuyển lên quy mô lớn, chuyển nhượng thương hiệu; hộ KDCT trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng, khai thác đất, cát, sỏi, đá và có nguồn gốc tài ngun khống sản; hộ KDCT chuyên cung cấp máy móc thiết bị, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất; hộ KDCT quy mô lớn chuyên kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu.

Việc kiểm tra hộ KDCT ngành thuế tùy theo từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh sẽ phối hợp các cơ quan liên quan như: Công an, Quản lý thị trường thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện việc kiểm tra khảo sát tại địa bàn kinh doanh thực tế trong thời gian cao điểm, thời gian thấp điểm để xác định doanh thu bình quân, hoặc thực hiện việc kiểm tra, khảo sát gián tiếp thông qua dữ liệu từ nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ đầu vào, khách hàng, … để xác định các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh hoặc của hộ KDCT cùng quy m ô, ngành nghề, địa bàn, từ đó xác định mức doanh thu khốn cho phù hợp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo công khai minh bạch, tránh việc thỏa thuận ngầm giữa các hộ KDCT và cán bộ thuế và hộ KDCT núp bóng hộ thuế khốn để sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế vào các mục đích bất hợp pháp, xử lý nghiêm các hộ KDCT cố tình dây dưa nợ đọng tiền thuế theo đúng quy định của Luật quản lý thuế.

Đối với các khoản nợ được khoanh nợ, giãn nợ tiếp tục theo dõi, đến hết thời hạn theo các quyết định khoanh, giãn nợ mà hộ KDCT chưa nộp hết số thuế nợ thì cần cương quyết thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo Luật Quản lý thuế. Đối với các trường hợp hộ KDCT gặp khó khăn khách quan do thiên tai, tai nạn bất ngờ thì xử lý gia hạn nộp thuế. Đối với các khoản nợ thông thường cần phải thường xuyên tổ chức vận động, tuyên truyền, tăng cường xử lý nghiêm minh các vi phạm về thuế để răn đe. Theo dõi sát tình hình kê khai, nộp thuế của hộ KDCT để nắm bắt được kịp thời nợ phát sinh, thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nộp để không phát sinh nợ mới.

Trong công tác quản lý thuế thực hiện đồng bộ các giải pháp, sẽ góp phần quản lý tốt các hộ KDCT tăng nguồn thu cho ngân sách, đồng thời nâng cao ý thức của người nộp thuế.

Mặt khác tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý danh bạ hộ kinh doanh theo địa bàn, công khai trên Website giúp việc kiểm tra, giám sát thuận tiện, minh bạch.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)