Kinh nghiệm quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể của một số

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 39 - 44)

6. Kết cấu luận văn

1.4. Kinh nghiệm quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ở một số địa

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể của một số

địa phương và bài học rút ra

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể của một số địa phương số địa phương

1.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Quận Hồn Kiếm là một quận ở trung tâm thủ đơ Hà Nội, Việt Nam. Tên quận được đặt theo tên của hồ Hồn Kiếm. Quận này bao gồm nhiều trung tâm bn bán, thương mại lớn như: Tràng Tiền Plaza, chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da.Trong các loại hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận, các hộ cá thể là đối tượng kinh doanh chủ yếu. Phía Bắc và Tây Bắc giáp quận Ba Đình, Phía Tây giáp quận Ba Đình và Đống Đa, Phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng, Phía Đơng giáp sông Hồng, qua bên kia sông là quận Long Biên.

Hiện nay toàn bộ quận có 12.384 hộ kinh doanh cá thể (trong đó có 11.054 cá nhân kinh doanh và 1.330 cá nhân cho thuê nhà) phân bố rải rác trên khắp các phường, chợ. Trong số 18 phường và 5 chợ, chợ Đồng Xuân là khu vực có số hộ kinh doanh cá thể cao nhất với 3316 hộ, thấp nhất là phường Phúc Tân có 225 hộ. Các hộ kinh doanh cá thể hoạt động chủ yếu trong các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ ăn uống, tiểu thủ công nghiệp đây là các ngành, lĩnh vực có thị trường lớn, đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều, phù hợp với nguồn vốn hạn hẹp của phần đông các cá nhân kinh doanh, khả năng quay vòng vốn nhanh, hạn chế rủi ro, tỷ suất lợi nhuận cao, phù hợp với triết lý khá phổ biến của các cá nhân kinh doanh “vốn ít, lãi nhiều, quay vòng nhanh, rủi ro thấp”. Sự tập trung của các hộ vào các lĩnh vực thương mại - dịch vụ đã góp phần đáp ứng được nhiều nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, có tác dụng thúc đẩy trở lại với sản xuất. Với sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn quy mô, các hộ kinh doanh cá thể đã đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận.

Hàng năm số thu từ cá nhân kinh doanh thường chiếm khoảng trên 15% trong tổng thu ngân sách nhà nước và ngày một tăng qua các năm, năm 2017 số thu hộ kinh doanh cá thể 359.515 triệu đồng/ kế hoạch 353.319 triệu đồng đạt 102%, năm 2018 thu được 370.196 triệu đ/kế hoạch 357.685 đạt 103,4% . Song với một số lượng lớn hộ kinh doanh cá thể đó đã khiến công tác quản lý thuế trở nên vô cùng phức tạp và bộc lộ nhiều hạn chế. Chính vì vậy Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm thực hiện quản lý thuế như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ của cấp trên giao cho, ngay từ đầu năm để đảm bảo tiến độ công việc, tất cả cán bộ công chức trong Chi cục đã tập trung phấn đấu cao độ thực hiện nhiệm vụ được giao. Căn cứ vào kế hoạch cấp trên giao và tình hình thực tế trên địa bàn, Chi cục đã giao kế hoạch cho từng đội thuế. Mọi công việc từ khâu lập bộ, rà soát, phân loại nợ đọng… đều được tiến hành khẩn trương có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đội thuế.

- Chi cục luôn duy trì tổ thường trực giải đáp các vướng mắc chính sách thuế cho các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn, theo dõi nắm chắc tình hình biến động về giá cả thị trường, về tình hình quản lý và sử dụng hóa đơn bán hàng… Tổ thường trực theo dõi tình hình triển khai các luật thuế tăng cường đối thoại với các đối tượng nộp thuế để phát hiện những khó khăn, vướng mắc, kịp thời có biện pháp xử lý.

- Công tác kiểm tra cá nhân kinh doanh nghỉ được tiến hành thường xuyên, nhất là vào dịp tết nguyên đán, kiên quyết xử lý truy thu và phạt đối với hộ lợi dụng xin nghỉ để kinh doanh trốn lậu thuế

- Hàng tháng các đội thuế thường xuyên kiểm tra, rà soát các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn, đối chiếu các hộ kinh doanh cá thể đang có mã số thuế, khắc phục chênh lệch về số hộ kinh doanh cá thể thu môn bài và số hộ cấp mã.

- Công tác khai thác nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu trên địa bàn với các UBND phường để góp phần tích cực vào việc thực hiện kế hoạch thu ngân sách

- Tăng cường công tác kế toán hộ kinh doanh cá thể, hàng tháng các đội thuế liên phường thực hiện kiểm tra sổ sách kế toán và việc sử dụng hóa đơn.

Khuyến khích các cá nhân kinh doanh thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ.

Hàng tháng, Chi cục đều chú trọng công tác thu hồi nợ đọng, xử lý kiên quyết những trường hợp dây dưa chây ỳ tiền thuế, tham mưu và tập trung lực lượng giúp ban chỉ đạo thu hồi nợ đọng thuế của quận. Tập trung đôn đốc các đối tượng kinh doanh, nộp đủ, nộp kịp thời tiền thuế theo thông báo vào kho bạc không để nợ thuế.

- Thực hiện chỉ thị về việc tăng cường quản lý chống thất thu thuế của Bộ Tài chính, Chi cục đã thành lập tổ công tác chống thất thu. Căn cứ vào đặc thù của từng địa bàn, các tổ công tác đã có biện pháp trọng tâm thiết thực: kiểm tra việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán, kiểm tra chống sót hộ, rà soát doanh thu, đôn đốc thu nợ.

Công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ở Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm đã rất tích cực góp phần nâng cao ý tuân thủ pháp luật thuế của các cá nhân kinh doanh, hạn chế thất thu, tăng thu cho ngân sách Nhà Nước.

1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

Bằng những biện pháp phù hợp cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhất là sự chủ động, tích cực của Chi cục Thuế huyện, đến nay huyện Mỹ Lộc đã từng bước đưa công tác quản lý và thu thuế hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn đi vào nền nếp, tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách địa phương.

Để từng bước đưa công tác quản lý và thu thuế hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn huyện đi vào nền nếp, từ tháng 6-2016 Chi cục Thuế huyện Mỹ Lộc đã xây dựng kế hoạch lập bộ thuế khoán hộ kinh doanh tại làng nghề xã Mỹ Thắng để rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng. Mục đích của kế hoạch là đưa 100% số hộ kinh doanh trên địa bàn xã vào Quản lý thu thuế ; tiến hành lập được bộ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của các hộ kinh doanh và thu róc số lệ phí mơn bài hằng năm. Việc triển khai kế hoạch này phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, cơng khai, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ dân. Khi xác định, ấn định được doanh thu tính thuế

của các hộ kinh doanh trên địa bàn phải gửi danh sách công khai về doanh thu, mức thuế, doanh thu không phải nộp thuế, thông báo tới từng hộ kinh doanh. Để thực hiện thành công kế hoạch này, Chi cục Thuế huyện Mỹ Lộc đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách thuế, đăng ký, kê khai thuế, ấn định thuế, xử lý vi phạm về thuế và các bước thực hiện kế hoạch đến người dân.

Tổ chức tập huấn chính sách thuế đối với hộ kinh doanh cho tồn thể cán bộ, cơng chức xã; các thành viên Hội đồng tư vấn thuế xã và đội ngũ cán bộ, đảng viên, đội ngũ bí thư, phó bí thư chi bộ và trưởng, phó các thơn trong tồn xã. Cùng với đó, Chi cục Thuế huyện phân cơng cán bộ phát tờ khai đăng ký thuế và tờ khai thuế khoán cho các hộ kê khai theo danh sách bộ thuế môn bài yêu cầu các hộ ký nhận tờ khai. Đối với những hộ phát sinh ghi thêm ngoài danh sách, hộ bỏ kinh doanh, cán bộ thơn phải ghi chú rõ ràng. Thơn, xóm thu tờ khai sau 3 ngày phát, đối với hộ đã kê khai, thôn đề nghị hộ ký nhận. Trên cơ sở sổ bộ phí mơn bài, sổ theo dõi thu nộp và căn cứ vào tình hình thực tế kinh doanh của các hộ cùng mặt hàng, ngành nghề, quy mô kinh doanh, UBND và Hội đồng tư vấn thuế xã cùng Chi cục Thuế huyện mời lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, MTTQ và các tổ chức đồn thể chính trị, xã hội của xã cùng đại diện hộ kinh doanh phân loại từng hộ tại trụ sở UBND xã. Chi cục Thuế huyện sẽ tiến hành cấp mã số thuế cho từng hộ, đồng thời lập danh sách hộ đã kê khai doanh thu, mức thuế theo mẫu quy định. Riêng đối với hộ không kê khai sẽ lấy doanh thu cao nhất của hộ kê khai có cùng quy mơ, ngành nghề, mặt hàng tại địa bàn xã hoặc địa bàn huyện để ấn định mức thuế theo quy định tại các Điều 33, Điều 35 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22-7-2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. Đối với những trường hợp kê khai không sát thực tế và khơng có hộ kinh doanh cùng ngành nghề, Chi cục Thuế huyện và UBND xã thành lập đồn đi khảo sát điểm theo quy mơ, ngành nghề mặt hàng cùng loại và số liệu tiêu thụ điện năng của Điện lực huyện Mỹ Lộc làm cơ sở ấn định thuế cho các hộ có cùng quy mơ, ngành nghề, mặt hàng kinh doanh theo quy định. Riêng đối với những hộ kinh doanh vận tải không kê khai sẽ ấn định doanh thu tối thiểu theo quy định tại

Công văn số 3606/CT-THNVDT ngày 13-12-2013 của Cục Thuế tỉnh Nam Định ban hành mức doanh thu tối thiểu tính thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ…

Trên cơ sở phân loại hộ kinh doanh, số liệu kê khai của các hộ, kết quả khảo sát của Chi cục Thuế huyện, UBND và Hội đồng tư vấn xã họp xây dựng dự kiến doanh thu, mức thuế của từng hộ kinh doanh trên địa bàn. Sau đó tiến hành cơng khai doanh thu, mức thuế của từng hộ lần 1 bằng 2 hình thức là gửi trực tiếp đến từng hộ và niêm yết công khai tại bộ phận “một cửa” của Chi cục Thuế, UBND huyện, xã, nhà văn hóa các thơn, xóm, ban quản lý chợ… Căn cứ vào kết quả công khai lần 1, ý kiến phản hồi của các hộ kinh doanh, UBND xã, Hội đồng tư vấn thuế xã và Chi cục Thuế huyện tham vấn đại diện lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, MTTQ và các tổ chức hội, đoàn thể và các hộ trong diện; sau đó Chi cục Thuế chỉnh sửa và duyệt bộ thuế chính thức, đồng thời tiếp tục tổ chức công khai lần 2 theo 3 hình thức là gửi trực tiếp tới hộ kinh doanh, niêm yết công khai và công bố trên website của ngành Thuế…

Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp trên, đến giữa năm 2019, Chi cục Thuế huyện Mỹ Lộc đã cơ bản lập sổ bộ và đưa vào quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện, nhất là ở xã Mỹ Thắng. Theo đó, tổng số hộ kinh doanh thuộc diện Quản lý thu thuế trên địa bàn huyện là 1.319 hộ, trong đó có 805 hộ khốn ổn định, tăng 348% so với năm 2016, hộ thu nhập thấp là 514 hộ. Số lệ phí mơn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đều đã được lập sổ bộ và triển khai thu một cách hiệu quả. Số thuế bình quân mỗi hộ là gần 247 nghìn đồng/tháng, mức cao nhất là 3 triệu 700 nghìn đồng/hộ/tháng và thấp nhất là 162 nghìn đồng/hộ/tháng. Hết năm 2018, tổng số tiền thuế thu được từ hộ gia đình và cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện đạt 2 tỷ 391 triệu đồng, tăng 964 triệu đồng so với năm 2017 và là mức thu cao nhất từ trước tới nay. Để có được kết quả này, ngồi sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo ngành Thuế, sự nỗ lực vượt khó của đội ngũ cán bộ Chi cục thì sự “vào cuộc quyết liệt” của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp là yếu tố quyết định. Thường trực Huyện ủy đã xác định và quán triệt, giao nhiệm vụ thu thuế

nói chung, thu thuế hộ cá thể kinh doanh nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm của từng xã, thị trấn để huy động sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị của địa phương, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên ở thơn, xóm.

Có thể khẳng định, với cách làm chủ động, sáng tạo và khoa học, Chi cục Thuế huyện Mỹ Lộc là đơn vị đầu tiên trong tỉnh đưa công tác Quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể vào nền nếp, góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)