Về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 52 - 62)

6. Kết cấu luận văn

2.2. Phân tích thực trạng quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên

2.2.2. Về tổ chức thực hiện

2.2.2.1. Tổ chức bộ máy thu thuế

Công tác thu thuế hộ KDCT trên địa bàn huyện Phú Xuyên do UBND huyện phân cấp giao nhiệm vụ cho Chi cục thuế huyện Phú Xuyên trực tiếp quản lý và thực hiện, phối hợp với KBNN và phịng tài chính kế hoạch huyện trong công tác kê khai, quyết toán thuế. Cục thuế thành phố Hà Nội chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát Chi cục thuế Phú Xuyên thực hiện quy trình, quản lý và thu thuế trên địa bàn.

Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Phú Xuyên

(Nguồn: Uỷ ban nhân dân Huyện Phú Xuyên, năm 2018).

Chi cục thuế huyện Phú Xuyên đã hoàn thành việc sắp xếp lại bộ máy theo Quyết định số 201/QĐ-CT-TCCB ngày 07/01/2011 của Cục trưởng Cục thuế Hà Nội quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Đội thuộc Chi cục thuế Phú Xuyên. Việc tổ chức lại hệ thống thuế đã góp phần tích cực vào việc tăng cường quản lý thu thuế, đảm bảo sự đồn kết nhất trí trong ngành, khơng xảy ra khiếu kiện. Chi cục đã triển khai và xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ từ chức danh lãnh đạo Chi cục đến các đội thuế đến năm 2018 theo chỉ đạo của Cục thuế Hà Nội và của UBND huyện Phú Xuyên.

Lãnh đạo Chi cục thuế huyện Phú Xuyên gồm Chi cục trưởng và 2 Chi cục phó. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm tồn diện trước Cục thuế thành phố Hà Nội và Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện về kết quả hoạt động và bộ máy của Chi cục, Chi cục phó chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về các nhiệm vụ được phân công và trực tiếp chỉ đạo thực nhiệm vụ của một số Đội thuế.

UBND Huyện Phú Xuyên

Kho bạc nhà nước Huyện Phú Xuyên Chi cục Thuế huyện Phú Xuyên Phòng TCKH Huyện Phú Xuyên HĐND Huyện Phú Xuyên Cục thuế thành phố Hà Nội

2.2.2.2. Tổ chức thực hiện thu thuế a) Kê khai thuế

Thông qua hồ sơ đăng ký thuế của các đối tượng nộp thuế, Chi cục Thuế huyện thực hiện việc thu thập thông tin về người nộp thuế để làm cơ sở quản lý. Ngồi ra thơng tin về người nộp thuế cịn được chi cục khai thác thơng qua các cơ quan có liên quan như UBND các xã, thị trấn, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh, Ngân hàng và các tổ chức có liên quan.

Hàng năm, mặc dù đã rất nỗ lực quản lý số hộ KDCT nhằm giảm thiểu số hộ kinh doanh có thực tế hoạt động lại không nộp thuế nhưng kết quả cho thấy, tỷ lệ số hộ quản lý với số hộ theo thống kê hàng năm chỉ đạt mức trung bình là 77% trong đó năm 2016 số hộ được đưa vào quản lý so với số hộ KDCT thống kê từ Phịng Tài Chính - Kế hoạch đạt mực thấp nhất trong vòng các năm 2016 - 2019 là 63,2%, dù con số này có tăng qua các năm nhưng đến thời điểm lập sổ bộ thuế năm 2019 tỷ lệ hộ đưa vào quản lý so với số hộ thống kê cũng chỉ đạt 81% . Như vậy, số hộ kinh doanh thuộc diện phải quản lý thu thuế nhưng chưa được đưa vào quản lý thu chiếm 19% - 23% tổng số hộ được thống kê.

Toàn bộ thông tin của đối tượng nộp thuế được cập nhật vào cơ sở dữ liệu tại Chi cục để phục vụ cho cơng tác Quản lý thu thuế. Nhìn chung trong những năm qua công tác quản lý thông tin đối tượng nộp thuế tại Chi cục được thực hiện khá tốt, qua đó đã góp phần tích cực trong việc ngăn ngừa, phát hiện các hành vi, vi phạm pháp luật về thuế, kịp thời đôn đốc đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Việc giữ gìn bảo mật thơng tin về người nộp thuế cũng được Chi cục thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý thu thuế. Theo báo cáo tổng kết của Chi cục trong các năm 2016-2018 tại Chi cục không xảy ra trường hợp nào khiếu kiện liên quan đến tình hình bảo mật thơng tin của người nộp thuế.

toán thuế và tin học thực hiện rà soát, cập nhật và tổng hợp danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế để có cơ sở đơn đốc NNT nộp hồ sơ khai thuế kèm theo bảng kê và hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong kỳ để làm cơ sở xác định doanh số và số thuế phải nộp. Các đội thuế liên xã có trách nhiệm đơn đốc NNT nộp tờ khai thuế. Toàn bộ hồ sơ khai thuế được chuyển đến cho đội Dự toán - kê khai - kế toán thuế và tin học để kiểm tra, tính tốn, xác định doanh số, số thuế phải nộp để tổng hợp và nhập vào cơ sở dữ liệu Quản lý thu thuế . Các hộ nộp thuế theo hình thức thuế khoán, căn cứ vào thơng báo thuế của Chi cục Thuế có trách nhiệm nộp thuế cho cán bộ thu hoặc nộp trực tiếp tại kho bạc Nhà nước.

Tình hình kê khai quyết tốn thuế đối với hộ KDCT huyện Phú Xuyên từ năm 2016-2018 như sau:

Bảng 2.4: Tình hình kê khai quyết tốn thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Phú Xuyên giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Lượt tờ khai

Năm

Hộ KDCT

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số tờ khai 1.425 100,7 1.633 114,5 1.738 106,4 TK khoán 1.299 105,6 1.499 115,3 1.552 103,5 TK hộ sử dụng hóa đơn 118 108,6 125 105,9 180 144

TK cho hóa đơn bán lẻ 8 112,7 9 112,5 6 75

Nguồn: BC của Chi Cục Thuế huyện Phú Xuyên

Qua số liệu trong bảng 2.4 cho thấy số lượng tờ khai thuế mà Chi cục đã tiếp nhận và xử lý năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Chi cục Thuế trong việc đôn đốc và xử lý tờ khai thuế. Chính vì vậy mà việc đơn đốc đối tượng nộp thuế nộp đầy đủ tờ khai thuế có ý nghĩa rất quan trọng trong cơng tác quản lý thu thuế. Nếu như số lượng tờ khai thuế đối với hộ khốn sử dụng hóa

đơn và tờ khai thuế phát sinh đối với hộ sử dụng hóa đơn lẻ hầu như đều đạt 100% so với số hộ phải nộp tờ khai thì số lượng tờ khai thuế đối với các hộ kinh doanh nộp thuế theo hình thức khốn cịn hạn chế so với số lượng tờ khai phải thực hiện theo quy định. Cụ thể năm 2016 xử lý 1.299/1.642 tờ khai, đạt tỷ lệ này là 79,1%, năm 2017 xử lý 1.499/1777 tờ khai đạt 84,3% và năm 2018 xử lý 1.552/1.913 tờ khai đạt 81,1%. Về thực trạng này, qua trao đổi với cán bộ của đội thuế liên xã được biết do có nhiều hộ phát sinh kinh doanh vào những tháng cuối năm nên nhiều khi không yêu cầu hộ kinh doanh nộp tờ khai ngay mà chỉ yêu cầu hộ kinh doanh kê khai gộp vào tờ khai thuế khoán cho năm sau.

b) Quản lý doanh thu

Trong công tác quản lý thu thuế, để nâng cao chất lượng thu ngân sách , cơ quan thuế không chỉ tập trung quản lý tốt đối tượng nộp thuế mà còn cần quản lý tốt doanh thu thực tế của hộ KDCT. Doanh thu của các hộ kinh doanh là cơ sở để xác định số thuế phải nộp. Việc quản lý chặt chẽ doanh thu của hộ kinh doanh, đặc biệt là hộ kinh doanh lớn có ý nghĩa quyết định đến việc hồn thành dự tốn thu, đảm bảo cơng bằng bình đẳng về thuế.

Trên điạ bàn huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội thời gian qua các hộ kinh doanh cá thể chỉ phát sinh hộ nộp thuế theo phương pháp khốn mà khơng có hộ cá thể nộp thuế theo phương pháp kê khai. Việc quản lý hộ KDCT nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định rất phức tạp, để có được một mức doanh thu ấn định phải thực hiện qua nhiều bước, nhiều bộ phận cùng tham gia xem xét. Phương pháp này có ưu điểm: đơn giản trong việc tính thuế, tạo được sự ổn định cho cả đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế. Song nhược điểm của phương pháp này lại không nhỏ: mang tính áp đặt, thiếu sự cơng bằng về nghĩa vụ thuế. Đặc biệt khốn doanh thu khó có thể theo sát được tình hình biến động về giá cả, về tình hình sản xuất kinh doanh của các đối tượng nộp thuế nên khó có thể thu thuế cho phù hợp với biến động của tình hình kinh doanh.

Bảng 2.5. Tình hình quản lý doanh thu, mức thuế hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Phú Xuyên giai đoạn 2016- 2018

Đơn vị tính: nghìn đồng, nghìn đồng/năm

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 6 tháng năm 2019

Tổng số hộ quản lý (hộ) 1.284 1.386 1.535 1.601

Số hộ ghi thu GTGT + TNCN (hộ) 747 840 866 867

Tổng doanh thu 143.800.000 136.600.000 157.300.000 79.352.000

Tổng thuế ghi thu 2.150.000 2.050.000 2.359.500 1.587.040

Doanh thu bình quân 1 hộ/năm 192.503 162.619 181.678 183.048

Thuế bình quân 1

hộ/năm(nghìn đồng/năm) 2.878 2.440 2.724 3.660

(Nguồn: Đội Dự toán - kê khai - kế toán thuế và tin học - Chi cục Thuế huyện Phú Xuyên)

Huyện Phú Xuyên vốn là một huyện thuần nông, trong những năm vừa qua tuy cơ cấu hộ KDCT có chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa (tỷ lệ các ngành thương mại dịch vụ tăng) nhưng đa phần cũng chỉ là kinh doanh nhỏ lẻ. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy doanh thu hàng năm của các hộ kinh doanh cá thể còn ở mức thấp. Cụ thể, năm năm 2016 số hộ ghi thu chiếm 58,17%, năm 2017 là 60,6%, năm 2018 là 56,41% và 6 tháng đầu năm 2019 là 54,15%. Mặt khác, doanh thu bình quân của hộ KDCT khơng cao với mức cao nhất khoảng 183.048 nghìn đồng/ năm (15.254 nghìn đồng/tháng) và thấp nhất chỉ có 146.409 nghìn đồng /năm (12.200 nghìn đồng/tháng). Trong khi mức doanh thu 100.000 nghìn đồng/năm là ngưỡng doanh thu mà chính sách thuế miễn thuế cho hộ KDCT. Điều này phản ánh một phần hộ kinh doanh hoạt động không hiệu quả, phần khác là do cán bộ thuế đã không điều tra doanh thu mà chỉ căn cứ vào số liệu năm trước để lập sổ bộ, ấn định số thuế cho những năm tiếp theo. Hoặc có tổ chức điều tra doanh thu nhưng chưa đạt hiệu quả dẫn đễn bỏ sót hộ kinh doanh cũng như phản ánh không đúng doanh thu thực tế hộ kinh doanh. Điều này là làm tổn thất một con số không nhỏ đối với ngân sách Nhà nước. Cũng từ bảng trên ta thấy mặc dù doanh thu của 6 tháng đầu

năm 2019 tăng không nhiều nhưng số thuế ghi thu tăng đáng kể khi đạt mức 1.587.040 nghìn đồng trong vịng 6 tháng, tăng 34,52% so với mức bình quân của năm 2018. Đây là kết quả của việc luật số 71/2014/QH13 ra đời sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế trong đó có việc phát sinh thêm số thuế TNCN nộp trên doanh thu của các hộ kinh doanh. Nếu như từ năm 2018 trở về trước, hộ KDCT được nộp thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần và được xét giảm trừ gia cảnh đối với bản thân và người phụ thuộc (với chính sách này hầu như hộ KDCT không phải nộp thuế TNCN do số tiền giảm trừ gia cảnh quá nhiều so với mức doanh thu phát sinh phải nộp thuế) thì sau khi luật 71/2014/QH13 ra đời có hiệu lực từ 01/01/2015 hộ KDCT phải nộp thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu và không xét giảm trừ gia cảnh. Việc áp dụng chính sách thuế mới này làm cho 100% số hộ trong ngưỡng doanh thu phải nộp thuế sẽ đều phải nộp thuế TNCN dẫn đến tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

Hàng năm, ngoài việc điều tra doanh thu được tổng hợp trước 30/11 năm trước thì Chi cục Thuế ln thực hiện điều chỉnh, bổ sung sổ bộ thuế hàng tháng đối với các hộ kinh doanh mới phát sinh nộp thuế khoán trong năm như các hộ mới ra kinh doanh, hộ kinh doanh đã đăng ký thuế tại nơi khác, có phát sinh hoạt động vãng lai tại địa bàn, hộ kinh doanh có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh do cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện hoặc do hộ kinh doanh tự kê khai bổ sung, hộ kinh doanh thay đổi địa chỉ kinh doanh, hộ kinh doanh ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh….Tuy nhiên, số lượt hộ điều chỉnh chưa nhiều và đa phần được điều chỉnh là do số hộ ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh.

Bảng 2.6. Kết quả điều chỉnh thuế thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Phú Xuyên giai đoạn 2016- 2018

Đơn vị tính: lượt hộ

Năm điều chỉnh Số lượt hộ Số lượt hộ ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh

Số hộ quản lý năm sau tăng so với năm trước

2016 235 220 114

2017 256 222 102

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số hộ kinh doanh năm 2016 có 235 lượt hộ điều chỉnh, số hộ nghỉ bỏ kinh doanh là 220 lượt hộ. vậy số hộ được điều chỉnh vì lý do mới ra kinh doanh chỉ có 15 hộ trong khi đó số hộ kinh doanh lập bộ để quản lý năm 2018 nhiều hơn số hộ lập bộ để quản lý năm 2017 là 149 hộ.

Như vậy qua đây ta có thể thấy, mặc dù đã rất cố gắng sát sao trong việc cập nhật thông tin của các hộ nghỉ bỏ kinh doanh để kịp thời điểu chỉnh doanh thu, số thuế để tránh tình trạng nợ đọng do khơng cập nhật kịp thời. Tuy nhiên, số lượng lượt điều chỉnh chỉ tập trung vào hộ ngừng, nghỉ bỏ kinh doanh mà không chú trọng đến số hộ mới ra kinh doanh để kịp thời đưa vào sổ bộ theo dõi tránh thất thu thuế.

Qua số liệu tính tốn ở trên bảng 2.5 cho thấy tình hình quản lý doanh số đối với các hộ khốn cịn rất hạn chế, tỷ lệ các hộ kê khai doanh số thấp hơn thực tế là khá lớn, từ đó dẫn đến thất thu doanh số và thất thu thuế như đã tính toán ở trên. Điều này địi hỏi Chi cục Thuế cần phải có những biện pháp thích hợp nhằm khai thác và quản lý hiệu quả doanh số đối với các hộ khoán trong thời gian tới.

c) Đôn đốc và tổ chức công tác thu nộp thuế

Hàng năm vào cuối quý III đầu quý IV, Chi cục Thuế huyện tiến hành rà soát các đối tượng nộp thuế trên địa bàn quản lý, rà soát bộ thuế của năm trước, đồng thời căn cứ vào khung hướng dẫn của Tổng Cục Thuế và Cục thuế Thành phố để tiến hành lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn huyện để báo cáo về Cục thuế và Sở Tài chính thành phố. Căn cứ quyết định giao dự toán của Ủy ban nhân dân thành phố, Chi cục Thuế phối hợp với Phịng Tài chính-Kế hoạch tham mưu Ủy ban nhân dân huyện phân khai dự tốn và trình Hội đồng nhân dân huyện xem xét phê chuẩn. Căn cứ Nghị quyết hội đồng nhân dân huyện, Phịng Tài chính-Kế hoạch và Chi cục Thuế phối hợp tham mưu Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Các xã, thị trấn và các đơn vị được giao dự tốn thu có trách nhiệm xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu dự toán thu ngân sách được giao. Định kỳ tháng, quý có tổng hợp kết quả để báo cáo Ủy ban

nhân dân huyện.

Chi cục Thuế huyện Phú Xuyên trong nhiều năm qua với sự cố gắng nỗ lực trước sự khó khăn của nền kinh tế đã ln ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao thể hiện ở kết quả thu ngân sách luôn vượt kế hoạch được giao. Và không nằm ngồi xu hướng đó, kết quả thu ngân sách hộ KDCT cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận khi 5 năm liền thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra, đặc biệt, năm 2018 thực hiện vượt kế hoạch 16,36%. Hàng tháng, căn cứ vào giấy nộp tiền và kết quả đối chiếu số liệu thu nộp giữa Chi cục Thuế và Kho bạc Nhà nước huyện, đội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)