Nội dung quản lý dịch vụ cho vay đối với KHCN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý dịch vụ cho vay KHCN tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh sơn la (Trang 25 - 30)

7. Kết cấu của đề tài

1.2. Quản lý dịch vụ cho vay đối với KHCN tại NHTM

1.2.3. Nội dung quản lý dịch vụ cho vay đối với KHCN

1.2.3.1. Hoạch định chiến lược cho vay đối với KHCN, chính sách cho vay nội bộ, xây dựng các quy trình

Chiến lược cho vay KHCN là “hoạch định phát triển trong một khoảng thời gian xác định của ngân hàng (thông thường 05 - 10 năm). Chiến lược hoạt động cho vay KHCN phản ánh thái độ sẵn sàng chấp nhận với rủi ro, khoảng rủi ro chấp thuận. Thông qua chiến lược cho vay KHCN, các chính sách quy trình tín dụng được đặt ra nhằm đảm bảo họat động cho vay KHCN đạt được những kết quả khả quan như chiến lược đã đề ra.”

Hàng năm, các NHTM xây dựng chiến lược cho vay ngắn hạn và dài hạn. Chiến lược cho vay KHCN của ngân hàng bao gồm mục tiêu và biện pháp thực hiện. Các cán bộ tín dụng, phịng ban của ngân hàng cơ sở phải xây dựng và bảo vệ các chỉ tiêu kế hoạch cho vay KHCN theo từng địa bàn. Trên cơ sở đó, các chi nhánh NHTM bảo vệ kế hoạch cho vay với các ngân hàng cấp trên.

Căc cứ để xây dựng chỉ tiêu kế hoạch gồm: kết quả thực hiện cho vay KHCN của năm trước, điều tra khảo sát nhu cầu vay của KHCN, mục tiêu vay của KHCN, định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - XH của khu vực, địa bàn hoạt động; định hướng của Ngân hàng cấp trên; và nguồn nhân lực thực hiện.

Các chỉ tiêu kế hoạch cho vay KHCN cần xây dựng bao gồm: (1) chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ;

(2) phát triển khách hàng; (3) định hướng ngành hàng;

(4) chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN; (5) chỉ tiêu thu nợ đã xử lý rủi ro.

Xây dựng kế hoạch cho vay KHCN phải phù hợp với thực tế hoạt động của đơn vị, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương, và đảm bảo yêu cầu của ngân hàng cấp trên, cũng như tính khả thi.

* Xây dựng chính sách cho vay KHCN

Chính sách cho vay KHCN là “tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động cho vay KHCN nhằm đưa ra định hướng và mục tiêu của hoạt động cho vay của ngân hàng”.

(1) chính sách về sản phẩm;

(2) chính sách về giá cả (lãi suất, phí); (3) chính sách phân phối.

Mỗi NHTM xây dựng chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, đem lại hiệu quả cho ngân hàng, cần đảm bảo:

(1) phải có tính khả thi,

(2) phải cạnh tranh lành mạnh và hợp tác phát triển giữa các NHTM, (3) phải phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội của đất nước,

(4) chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nội lực của chính ngân hàng,

(5) phù hợp với quy định của pháp luật, và (6) phù hợp với thông lệ quốc tế.

* Xây dựng quy trình cho vay

Quy trình cho vay là “tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cho một KHCN vay vốn, bao gồm các cơng việc theo trình tự nhất định kể từ khi bắt đầu cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng”.

Việc hình thành một quy trình cho vay và khơng ngừng hồn thiện quy trình đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong QLHĐCV của NHTM. Quy trình tín dụng có hợp lý thí NHTM mới có thể nâng cao chất lượng các khoản vay, giảm thiểu rủi ro các khoản nợ xấu.

Quy trình cho vay là cơ sở giúp xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cho các bộ phận trong quản lý hoạt động cho vay KHCN. Quy trình cho vay cịn là cơ sở để kiểm sốt tiến trình cấp tín dụng phù hợp với thực tiễn.

Các bước thực hiện quy trình cho vay được tiến hành như sau:

Bước 1 – “Lập hồ sơ vay vốn”. NHTM thực hiện khi nhận được đề nghị vay vốn của KHCN.

Bước 2 – “Phân tích tín dụng”. Mục đích làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. Quá trình này, ngân hàng phải tính tốn khả năng trả nợ trong hiện tại và

tương lai của KHCN (dựa trên thông tin thu thập được của KHCN) trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay.

Bước 3 – “Ra quyết định tín dụng”. KHCN được chấp thuận hay từ chối cho vay đối từ phía ngân hàng.

Bước 4 – “Giải ngân cho khách hàng”. Theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.

Bước 5 – “Giám sát tín dụng”. Ngân hàng thơng qua các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra thực tế sử dụng vốn vay của KHCN; tiến hành kiểm tra hiện trạng trên thực tế tài sản bảo đảm ( khơng dựa hồn tồn vào hồ sơ pháp lý), kiểm tra tình hình tài chính của KHCN (mức thu nhập hàng tháng có ổn định để đảm bảo khả năng thu nợ).

Bước 6 – “Thanh lý hợp đồng”. Ngân hàng và KHCN tiến hành các thủ tục để hoàn tất hợp đồng vay giữa hai bên.

1.2.3.2. Tổ chức thực hiện quy định, chính sách cho vay

Hoạt động cho vay KHCN của NHTM thực hiện thông qua cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Ngân hàng sử dụng các nguồn tài nguyên hiện có của để thực hiện kế hoạch đề ra. Nguồn tài ngun hiện có của NHTM thơng thường là: con người, chính là bộ máy lãnh đạo quản lý, nhân viên của các bộ phận, phòng ban; Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị như trụ sở ngân hàng, các phòng giao dịch để giao dịch với khách hàng; hệ thống công nghệ thông tin, ngân hàng điện tử, hệ thống thanh toán liên ngân hàng của các NHTM; Cơ cấu tổ chức bao gồm ban giám đốc, các phòng ban có nghiệp vụ tín dụng, các phịng ban thực hiện các nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động tín dụng như phịng kế tóan giao dịch, phịng tổ chức hành chính nhân sự, phịng tiền tệ kho quỹ, và phòng tổng hợp…. Dựa vào nguồn tài nguyên hiện có, ngân hàng cần tổ chức bố trí nguồn nhân lực, phân cơng cơng việc cho từng phịng ban nghiệp vụ, nhân viên thực hiện theo chiến lược kinh doanh đã đề ra.

NHTM áp dụng các chính sách, chiến lược, quy trình quy chế của ngân hàng cấp trên, các quy định hướng dẫn, các quyết định của NHNN ban hành đối với các đối tượng khách hàng khác nhau.

Căn cứ theo định hướng, chiến lược cho vay KHCN của ngân hàng, theo địa bàn hoạt động, đặc điểm tình hình kinh tế của địa phương hàng năm các ngân hàng sẽ xây dựng chính sách cho vay cụ thể bao gồm: chính sách về lãi suất (cố định, linh hoạt), lãi suất cho vay ưu đãi cho từng đối tượng khách hàng; ban hành các chính sách về sản phẩm/ dịch vụ tín dụng; ban hành các quy trình thực hiện đối với từng loại sản phẩm, từng đối tượng khách hàng.

Dựa trên kế hoạch cho vay KHCN, giám đốc chi nhánh sẽ giao lại các chỉ tiêu kế hoạch chi tiết cho các phòng ban nghiệp vụ thực hiện chức năng, nghiệp vụ tín dụng. Các phịng ban nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định, quy trình, quy chế của ngân hàng ban hành.

1.2.3.3.Kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay

Giám sát, đánh giá quá trình hoạt động theo kế hoạch, chiến lược đã đặt ra. Đánh giá việc thực hiện công tác cho vay KHCN phải đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy trình quy chế đã đề ra; Tăng trưởng hoạt động tín dụng KHCN song vẫn phải đảm bảo cho vay vốn an toàn và hiệu quả.

Kiểm tra, kiểm sốt rủi ro tín dụng là “việc theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của khách hàng và việc thực hiện các điều khoản đã ký trong hợp đồng tín dụng nhằm phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn qua đó có thể hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra.”

Ngân hàng thường giám sát khách hàng thông qua các tài khoản ngân hàng. Ngân hàng giải ngân cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng tại ngân hàng hoặc thông qua tài khoản của người bán cho khách hàng. Kiểm soát bằng việc sử dụng tài khoản ngân hàng sẽ giúp nhà quản trị nắm bắt được: mục đích KHCN sử dụng vốn vay, xác định thời điểm có nguồn thu.

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại ngân hàng liên quan đến việc thực hiện quy trình tín dụng, có thể giúp ngân hàng xác định những khâu, những công việc cần điều chỉnh cũng như hướng đào tạo trong tương lai nhằm hạn chế rủi ro trong việc ra quyết định cho vay. Kiểm tra kiểm sốt tiến trình thực hiện quy trình tín dụng để

kịp thời phát hiện ra những thủ tục khơng cịn phù hợp với chính sách cho vay từ đó có những thay đổi để tăng cường giám sát hoạt cho vay KHCN của ngân hàng.

Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng phải được chú trọng ngay trong quá trình giao dịch (từ khi bắt đầu nhận đề nghị tới khi thanh lý hợp đồng) của ngân hàng đối với KHCN; việc kiểm tra tiến hành hàng ngày và định kỳ theo tháng, quý, năm hoặc đột xuất nhằm phát hiện những sai sót, những yếu tố có thể gây rủi ro như rủi ro về tác nghiệp, rủi ro thị trường, và đặc biệt là rủi ro liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng, sự trụng thực của KHCN.

Khi có nợ xấu, ngân hàng phải tập trung xử lý. Trong trường hợp xác định được là KHCN khơng cịn khả năng trả nợ, ngân hàng phải thực hiện ngay các quy trình nghiệp vụ để khoanh nợ, thu hồi tài sản….

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý dịch vụ cho vay KHCN tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh sơn la (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)